Định hướng và mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 85 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong

4.4.1. Định hướng và mục tiêu

4.4.1.1. Căn cứ đề xuất định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất trồng trọt

Diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp do chuyển mục đích sang phát triển công nghiệp và phát triển đô thị, do vậy phải phát triển nông nghiệp theo quan điểm hàng hoá, đẩy mạnh thâm canh, tăng cường ứng dụng TBKT vào sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh phù hợp với cơ chế thị trường, tăng giá trị 1ha canh tác và đảm bảo an ninh lương thực. Thực hiện Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/3/2013 của HĐND thành phố về “chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung giai đoạn 2014 – 2020”, Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, hỗ trợ một số mô hình điểm như cánh đồng mẫu lớn, lúa hàng hóa chất lượng cao, gạo hữu cơ, măng tây xanh, rau trái vụ, cây hoa bằng công nghệ nhà lưới, cây ăn quả đặc sản, vùng chăn nuôi tập trung.

Vì vậy, các ngành, các cấp chính quyền cần chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp từ nay đến 2020 và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân, xây dựng huyện Phú Xuyên phát triển nhanh, bền vững trong tiến trình đổi mới đất nước.

Áp dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất trồng trọt nói riêng là đòi hỏi tất yếu của xu thế phát triển. TBKT sẽ làm tăng sản lượng cây trồng đảm bảo an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng của người tiêu dùng. Trước bối cảnh nhiều rủi ro của ngành nông nghiệp, đối phó với biến đổi khí hậu và sự thay

đổi, rủi ro thị trường. Sản xuất nông nghiệp phải ưu tiên phát triển bền vững. Vì vậy, áp dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp là điều kiện cần và đủ trong phát triển bền vững.

4.4.1.2. Định hướng và mục tiêu tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện

Tập trung nghiên cứu cơ bản có định hướng phục vụ cho công tác chọn tạo giống, nhân giống và thâm canh giống cây trồng, ứng dụng công nghệ sinh học. Nghiên cứu, chọn tạo và phát triển giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất lợi, thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các loại cây trồng kinh tế. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu quản lý cây trồng tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật và giảm chi phí lao động và giá thành sản xuất, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng đối với mỗi cây trồng, bảo đảm phát triển sản xuất bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu thực hành nông nghiệp tốt, tập trung chủ yếu cây ăn quả và cây rau tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cho toàn xã hội. Nghiên cứu sử dụng thiên địch, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học, thuốc có nguồn gốc thảo mộc; phối hợp nghiên cứu giảm tổn thất sau thu hoạch, công nghệ bảo quản nhất là với rau và quả; công nghệ tưới tiết kiệm và công nghệ giữ ẩm. Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, cơ khí hoá, tự động hóa trong nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các vùng rau - quả an toàn. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế hộ, trang trại; nhằm phát triển nền kinh tế hàng hóa tại các vùng nông thôn, khai thác có hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, đồng thời với việc nâng cao mức sống, trình độ dân trí và văn hóa, xã hội vùng nông thôn. Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ sau thu hoạch và chế biến phù hợp với điều kiện thực tế của nông thôn Phú Xuyên.

Công tác thuỷ lợi: Phát triển nông nghiệp trên cơ sở tăng cường các điều kiện về kết cấu hạ tầng: hệ thống thủy lợi, giao thông, cung cấp điện và dịch vụ nông nghiệp. Hàng năm, thực hiện nhiệm vụ làm thuỷ lợi cải tạo đất, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy phục vụ cho công tác tưới tiêu, phòng chống lụt bão. Tập trung nguồn lực tu sửa, đầu tư các công trình thuỷ lợi nội đồng, bờ vùng, bờ thửa phục vụ sản xuất.

dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng những mô hình trình diễn về các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn theo hướng đa dạng hoá sản phẩm nâng cao hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích. Phấn đấu hàng năm tập huấn được 60 - 70 lớp, với 10.000 lượt người tham gia.

Công tác bảo vệ thực vật: Tập trung làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh kịp thời có hiệu quả hạn chế thấp nhất những thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục triển khai tốt chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, chương trình 3 giảm 3 tăng và nhân rộng chương trình đến hộ nông dân. Tăng cường quản lý chất lượng thuốc BVTV trên địa bàn huyện.

Quy hoạch phát triển sản xuất

- Qui hoạch sản xuất lúa: Xây dựng các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao tại các xã: Phú Túc, Tri Trung, Hoàng Long, Chuyên Mỹ, Vân Từ, Phú Yên, Văn Hoàng, Tân Dân, Châu Can, Hồng Minh, Nam Triều, Đại Thắng với diện tích 4.500ha. Xây dựng 4 – 5 mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại các xã có diện tích vùng sản xuất lúa ổn định.

- Qui hoạch vùng sản xuất rau an toàn: Đến năm 2020, tổng diện tích sản xuất rau an toàn khoảng 450ha, duy trì ổn định diện tích canh tác cây rau tại các vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tại các xã: Minh Tân, Tri Thủy, Quang Lãng, Khai Thái. Phấn đấu 100% diện tích gieo trồng rau tại các vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng 03 – 05 mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả: Tập trung tại các xã Tri Thủy, Bạch Hạ, Hồng Thái, chủ yếu chuyển từ đất lúa, cây màu, quy mô đến năm 2020 đạt diện tích 350ha.

- Quy hoạch vùng sản xuất hoa, cây cảnh: Duy trì và phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh tại các xã, thị trấn có truyền thống: Thị trấn Phú Xuyên, Hồng Thái, Quang Trung, Thụy Phú. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích trồng hoa, cây cảnh khoảng 200ha.

4.4.1.3. Nhu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt của người dân huyện Phú Xuyên

địa bàn huyện Phú Xuyên đều có nhu cầu cao trong ứng dụng TBKT trong sản xuất. Người nông dân có nhu cầu ứng dụng giống mới chiếm khoảng 80% trong tổng số 90 hộ điều tra tại 3 xã Nam Triều, Hồng Thái và Đại Thắng huyện Phú Xuyên. Điều này cho thấy với nhu cầu nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên 1 diện tích đất thì giống là nhân tố quan trọng, ngoài giống mới có năng suất cao, người dân còn có nhu cầu ứng dụng giống đặc sản vào trong sản xuất, gieo trồng. Bên cạnh đó, 100% hộ dân có nhu cầu được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, 96% số lượng hộ muốn được thuê các phương tiện cơ giới từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Do phương tiện lao động truyền thống như sức người, sức kéo đã giảm dần về số lượng, người dân ngày càng có nhu cầu ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

Bảng 4.18. Nhu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt của người dân huyện Phú Xuyên

Nội dung

Hộ có nhu cầu Hộ không có nhu cầu Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Hộ) Tỷ lệ (%) 1. Ứng dụng giống mới 76 84,44 14 15,56

2. Mua phương tiện cơ giới 15 16,67 75 83,33

3. Thuê phương tiện cơ giới 86 95,56 4 4,44

4. Hướng dẫn kỹ thuật làm đất 58 64,44 32 35,56

5. Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc 90 100,00 0 0,00

6. Kỹ thuật, phương pháp mới trong thu hoạch, bảo quản sản phẩm

82 91,11 8 8,89

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra huyện Phú Xuyên (2016) Các kỹ thuật liên quan như chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chế biến sau thu hoạch đều thu hút người dân muốn được ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên, còn một bộ phận nông dân khó khăn về kinh tế, diện tích đất nông nghiệp nhỏ hoặc đã tự túc được các phương tiện cơ giới trong sản xuất nên không có nhu cầu mua hoặc thuê trong hoạt động sản xuất cũng như trong việc ứng dụng những TBKT ở các khâu khác nhau trong trồng trọt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 85 - 89)