Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹthuật trong sản xuất trồng trọt tại huyện

4.1.2. Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt huyện Phú

Xuyên

Đối với sản xuất nông nghiệp thì máy móc, thiết bị cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy năng suất, sản lượng. Ngoài ra nó thay thế công lao động thủ công, giúp người dân phần nào khó khăn trong công tác trồng trọt. Cơ giới hóa trong nông nghiệp là đòi hỏi bắt buộc của phát triển CNH-HĐH Nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, số lượng máy móc được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, quy mô các hộ gia đình và trang trại được mở rộng.

Huyện Phú xuyên cũng là một trong những huyện có nền nông nghiệp lâu đời, những năm gần đây nhờ áp dụng TBKT đưa các máy móc, thiết bị hiện đại vào ngành trồng trọt nên năng suất, sản lượng được nâng cao rõ rệt trong những năm qua. Các HTX của huyện đã đầu tư một số máy móc, công cụ để đưa vào sản xuất như: Máy làm đất, máy phun thốc trừ sâu, máy cấy, máy gặt liên hợp, máy tuốt lúa.... Ứng dụng cơ giới hóa vào phát triển trồng trọt nhằm nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của thị trường. Phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi người nông dân phải tăng cường ứng dụng cơ giới để kiểm soát ô nhiễm, ít sử dụng tài nguyên hóa thạch.

Hiện nay, phương tiện cơ giới đã và đang được sử dụng ở tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt. Phương tiện cơ giới không chỉ làm giảm hao phí lao động sức người, sức của mà còn làm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất. Nhiều cây trồng nông nghiệp khó tính, với những đặc điểm riêng có trong sinh trưởng và phát triển đã được gieo trồng thành cây trồng hàng hóa trên địa bàn huyện. Nhờ có những máy móc, ứng dụng phương tiện cơ giới vào trong từng khâu của quá trình sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch và chế biến.

Bảng 4.3. Số lượng máy móc, công cụ sản xuất ngành trồng trọt huyện Phú Xuyên

ĐVT: Chiếc

Công cụ cơ giới 2015 2016 Tốc độ tăng 2016/2015 (%)

Máy làm đất 455 457 0,44

Máy phun thuốc trừ sâu 165 178 7,88

Máy cấy 146 151 3,42

Máy thái cỏ 102 102 0,00

Máy gặt đập liên hợp 11 14 27,27

Máy tuốt lúa 439 437 -0,46

Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên (2016) Năm 2015, toàn huyện sử dụng chủ yếu là máy làm đất (455 chiếc) và máy tuốt lúa (439 chiếc). Trong đó có 27/28 xã sử dụng máy làm đất, chiếm 96%. Trên thực tế nhiều HTX liên kết, hợp tác với nhau sử dụng máy móc, công cụ để đạt được hiệu quả nhất. Số lượng máy cơ giới còn ít trên quy mô toàn huyện, tuy nhiên có xu hướng tăng để đáp ứng sức sản xuất của toàn dân trên địa bàn huyện. Đây là một xu hướng tích cực trong ứng dụng TBKT trong sản xuất trồng trọt trên phạm vi toàn huyện. Năm 2016, các loại phương tiện cơ giới như máy làm đất, máy phun thuốc, máy cấy có xu hướng tăng ở một số xã.

Năm 2013, thực hiện kế hoạch giao chỉ tiêu của Trung tâm khuyến nông Hà Nội, trạm khuyến nông Phú Xuyên đã triển khai thực hiện mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và mô hình thí điểm Đề án cơ giới hóa thành phố Hà Nội với 04 máy cấy lúa và 03 máy làm đất trên địa bàn các xã Đại Thắng, Khai Thái, Nam Phong, Chuyên Mỹ và Thị trấn Phú Xuyên. Kết quả mô hình đã tiếp tục được khẳng định về hiệu quả kinh tế, xã hội. Năng xuất lúa tăng từ 7 – 10%, giảm chi phí đầu vào sản xuất, tiết kiệm được nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn…

Năm 2014, mô hình máy làm đất trên 20 HP được thực hiện với quy mô 06 máy và có 06 hộ tham gia. Mô hình máy cấy được thực hiện với quy mô 07 máy và có 07 hộ tham gia. Kết quả đã làm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, tranh thủ thời vụ sản xuất và tăng năng suất lúa từ 7-10%. Từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân và góp phần chuyển dịch nguồn lao động làm nông nghiệp

sang hoạt động trong các ngành nghề khác. Năm 2015, toàn huyện có 146 máy cấy; 02 dây truyền sản xuất mạ khay. Huyện Phú Xuyên có tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất là 100%, cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt trên 10%.

Tính đến nay, toàn huyện đã trang bị máy làm đất, máy cấy... ở hầu hết tất cả các xã. Huyện Phú Xuyên có tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cấy là 100%, cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt trên 10%. Tuy nhiên, số lượng máy phục vụ tuốt lúa có xu hướng giảm do người dân chuyển đổi cây trồng trên diện tích đất lúa sang các lĩnh vực sản xuất khác, ứng dụng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn lúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)