Dân sốvà môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệđến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân sốcó tác động tích cực hay tiêu cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt. Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế xã hội ở cảnước nói chung và huyện Quế Võ nói riêng như hiện nay, sự gia tăng dân số tạo ra nhiều nguồn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường với số lượng lớn làm ô nhiễm ngày càng trầm trọng bao gồm cảmôi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất. Vì là huyện công nghiệp, kinh tế phát triển nhanh nên người dân ở khắp nơi có xu hướng di cư về Quế Võ sinh sống, lập nghiệp tạo nên một cộng đồng dân cư đa dạng, chủ yếu là lực lượng lao động từ các vùng nông thôn nghèo các tỉnh chuyển đến, đa số đều trong độ tuổi sinh đẻ điều này góp phần làm tăng quy mô dân số huyện và kéo theo các vấn đề xã hội có liên quan; cùng với đó, quá trình đô thị hóa nhanh đã phân hóa ngày càng rõ rệt sự phân bố dân cư của huyện, nông thôn tốc độ đô thị hóa nhanh, mức thu nhập của người dân trong huyện tăng cao cũng ảnh hưởng lớn tới sựgia tăng thành phần và khối lượng rác thải, khi tăng thu nhập sẽtác động tới hai khía cạnh là sựgia tăng khối lượng rác thải, do tiêu dùng của con người tăng lên phục vụ nhu cầu cao hơn và sựthay đổi
thành phần rác thải; thu nhập thấp, trình độ xã hội thấp thì rác thải hữu cơ tăng, thu nhập cao, trình độ xã hội cao thì rác thải vô cơ và chất bền vững tăng. Hiện nay huyện Quế Võ đang có xu hướng gia tăng đáng kể rác thải bền vững như các hộp nhựa và túi nylon đã gia tăng nhiều lần so với trước đây, cùng với sự gia tăng dân số và mức thu nhập đi lên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Do nguồn rác thải sinh hoạt tăng nhanh, trong khi đó công tác thu gom và vận chuyển rác thải chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tồn đọng rác thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân. Trên thực tếđã có nhiều ý kiến của người dân về thực trạng nêu trên, nguyên nhân chính là do còn thiếu nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị phục vụ công thu gom và vận chuyển không được trang bị đầy đủ. Chính vấn đề gia tăng dân số và mức thu nhập, RTSH tăng hằng ngày đặt ra cho chính quyền nơi đây cần phải tăng cường XHH trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
4.3.8. Đánh giá chung về công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Quế Võ
Trong những năm gần đây huyện Quế Võ đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường đặc biệt quản lý rác thải sinh hoạt, luôn coi trọng yếu tố dựa vào cộng đồng theo phương châm người dân trực tiếp tham gia vào các bước trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt, được chủ động đưa ra các đề xuất, được giám sát quá trình thực hiệnvà là những người trực tiếp hưởng lợi thành quả, góp phầntích cực tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý môi trường. Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sự đồng thuận của nhân dân đối với các quyết định của chính quyền, tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương và tăng cường tính dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến rác thải. Tuy đã có chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có xã hội hóa công tác quản lý RTSH, nhưng thực tế Quế Võ còn thiếu nhiều văn bản vàcơ chế để cụ thể hóa chủ trương này, nhất là việc ban hành cơ chế, hướng dẫn ở cấp địa phương. Đặc biệt là chưa có chế tài phù hợp đối với công tác xã hội hóa, tư nhân hóa đối với hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH. Chính điều này đã khiến cho các tổ chức chức, cá nhân ở địa phương không muốn tham gia xã hội hóa công tác quản lý RTSH (bảo vệ môi trường) theo hướng tư nhân hóa, mà chỉ muốn duy trì hình thức bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của Nhà nước. Nhận thức và trách nhiệmcủa cộng đồng chưa đảm bảo để thực hiện quyền
lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý RTSH nói riêng, người dân vẫn còn tư tưởng “ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải là trách nhiệm của các nhà quản lý, cấp chính quyền”, ý thức của người dân đối với công tác quản lý RTSH, giữ gìn vệ sinh công cộng còn rất thấp. Về phía các nhà quản lý, còn thiếu các văn bản quy định phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của các đoàn thể, quần chúng và toàn xã hội, chưa triển khai nhiều các chương trình huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rác thải sinh hoạt.
4.4. TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA TRONG QUẢN LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ
4.4.1. Giải pháp chung
Cùng với tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng phát triển mạnh mẽnhư hiện nay thì vấn đề bảo vệ môi trường huyện Quế Võ cần được đặc biệt quan tâm và coi trọng, coi bảo vệmôi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải đưa BVMT ngang với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Bởi vì vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra đang là một mối nguy hiểm cho con người nếu không được chú ý quan tâm đúng mức khi còn chưa muộn, còn nếu quá muộn thì hậu quả khôn lường. Để XHH công tác quản lý RTSH ngoài sự quan tâm của Nhà nước, cần phải huy động được mọi nguồn lực của xã hội tham gia nhằm giảm bớt kinh phí, nhân lực quản lý của Nhà nước; khuyến khích các công ty ngoài quốc doanh tham gia đấu thầu và ký hợp đồng với các xã, thị trấn thực hiện dịch vụ, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt từ thôn, xóm đến nhà máy xửlý đểtăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp từđó giảm chi phí, giảm giá thành cũng như nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh môi trường. Chủ trương xã hội hóa trong bảo vệmôi trường đã được cụ thể hóa, khẳng định rằng BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân; Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực thu gom, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường; phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệmôi trường; tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin vềmôi trường; giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ; giám định thiệt hại vềmôi trường và các dịch vụ khác về bảo vệmôi trường.
4.4.2. Căn cứ đề xuất giải pháp
Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường và các chủ trương chính sách của Đảng và chính quyền các cấp về công tác bảo vệmôi trường.
Căn cứ vào thực trạng xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ trong thời gian qua.
Căn cứ vào Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Bắc Ninh, Huyện uỷ Quế Võ vềđảm bảo môi trường giai đoạn 2016-2020.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, điều kiện khả năng xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt ở địa phương huyện Quế Võ trong thời gian tới.
4.4.3. Một số giải pháp cụ thể
Thực tế cho thấy, công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt chỉ đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành phần kinh tế và quan trọng là sự tham gia rộng rãi của người dân. Để công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung có được thành công ở huyện Quế Võ thì rất cần đến sự hợp thành của tổng hòa những giải pháp như sau:
4.4.3.1 Giải pháp về tăng cường cơ chế, chính sách
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý RTSH; coi nhiệm vụ BVMT, quản lý RTSH xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế- xã hội.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Quế Võ phải xác định rõ trách nhiệm BVMT, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý RTSH là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, của mọi người dân. Khi xây dựng kế hoạch phát kinh tế- xã hội phải gắn với BVMT quản lý RTSH; cần xây dựng đồng bộ các công cụ pháp lý- kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ vận động, tự phát sang tự nguyện, tự giác. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh cần thay đổi quy định mức thu phí VSMT đây là yếu tố quan trọng nhất hiện nay; thay đổi mức thu phí làm giúp giảm chi ngân sách nhà nước, huy động trách nhiệm tham gia của người dân và toàn xã hội; HĐND tỉnh Bắc Ninh cần nâng mức phí cao hơn so với hiện nay để phù hợp cho chi phí quản lý RTSH.
HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh cần có chính sách cụ thể, thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có đủnăng lực, điều kiện đầu tư tham gia vào công tác BVMT, quản lý RTSH trên phạm vi toàn tỉnh; hạn chế thấp nhất dùng ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH nhằm tiết kiệm ngân sách đầu tư cho môi trường, để các doanh nghiệp cùng với trách nhiệm của người dân chung tay bảo vệmôi trường, hạn chế độc quyền trong vận chuyển và xửlý RTSH như hiện nay không khuyến khích được công tác XHH quản lý RTSH. Cần quy định bắt buộc hàng năm cấp tỉnh và huyện, xã phải bố trí dành một phần ngân sách nhất định tỷ lệ phần trăm cụ thể chi cho công tác BVMT, bố trí kinh phí BVMT, quản lý RTSH tương ứng với phát triển kinh tế; cần quy định cụ thể bắt buộc việc phân loại rác thải tại nguồn đối với người dân, doanh nghiệp, công sở; quy định BVMT, phân loại RTSH là tiêu chí để đánh giá công nhận gia đình, làng văn hóa, công nhận tổ chức đảng trong sạch đạt trong sạch vững mạnh hằng năm,đánh giá, xếp loại cán bộ công chức, viên chức; tiêu chí xét địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.
Cần xây dựng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉ đạo các cơ quan chức năng chỉ đạo chặt chẽ UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác quản rác thải sinh hoạt; có biện pháp cụ thể yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan; tất cả các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh rác thải phải có trách nhiệm đến cùng về RTSH do mình sả ra trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Cần có hình thức cụ thể trong xử phạt các vi phạm về BVMT, thiết lập khung hình phạt phù hợp, tùy theo mức độ vi phạm nặng nhẹđể tiến hành xử phạt nghiêm minh, lấy đó làm bài học để người dân tránh tái phạm. Đồng thời cần nêu rõ văn bản quy định về các hành vi nào là hành vi làm hại môi trường, mức phạt và hình thức phạt tương ứng với các vi phạm đó.
Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường các cấp, nhất là đối với cơ sở. Từ tỉnh đến huyện và xã cần phải bố trí ngay bộ máy, CBCC làm công tác BVMT phù hợp về số lượng, có trình độ chuyên môn am hiểu BVMT tận tâm, tận lực với công việc vì hiện nay CBCC, quản lý môi trường của huyện và cơ sở đang thiếu và yếu chủ yếu công tác quản lý môi trường kiêm nhiệm, cán bộ không có chuyên môn nghiệp vụ, cấp xã không có cán bộ chuyên môn phụtrách môi trường đang là vấn
đề hết sức cần thiết đây là việc tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ phải làm ngay không nên chậm trễ.
Các cấp chính quyền địa phương trong huyện Quế Võ cấn phải tăng cường và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp Luật bảo vệ bảo vệ môi trường, hằng năm phải xây dựng kế hoạch cụ thể công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc thực sựđưa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hằng năm của mỗi địa phương, đơn vị. Đồng thời, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm Luật bảo vệmôi trường. Ngành Tài nguyên môi trường và lực lượng công an các ngành liên quan phải chủ động phối hợp phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường theo quy định của pháp luật.
Chú trọng đến sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội như MTTQ, TN, PN, CCB, HND, LĐLĐ trong công tác bảo vệ môi trường, vì MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội có vai trò quan trọng trong việc tập hợp và tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua do các cấp phát động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Quế Võ cần chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội xây dựng và ký kết giao ước thi đua, các chương trình phối hợp hành động bảo vệ môi trường, chỉ đạo các khu dân cư thường xuyên bổ sung và đưa vào quy ước làng, khu phốvăn hóa cần có quy định cụ thể vềđảm bảo vệsinh môi trường đưa tiêu chuẩn BVMT, phân loại RTSH,… là tiêu chí cứng để xét công nhận gia đình văn hóa, làng, khu phố, công sở văn hóa hằng năm; các khu dân cư cần giao hoặc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức chính trị- xã hội như thanh niên đảm bảo vệ sinh đồng ruộng với “phong trào cánh đồng không vỏ, chai thuốc trừ sâu”, Hội phụ với nữ “đoạn đường xanh sạch đẹp, đường hoa”; Hội nông dân với “đường cây nông dân”, Hội người cao tuổi với công việc cụ thể phù hợp,… đẩy mạnh phong trào do MTTQ phát động “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thịvăn minh”. Việc cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường là rất quan trọng, do vậy cần xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách xã hội hóa để khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trong việc quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nhằm nâng cao ý thức của mọi