Tình hình phân loại RTSH của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Quế Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 79)

Xã Phương Liễu Xã Phượng Mao Xã Việt Hùng Tổng

1. Phân loại RT tại nguồn (%)

Có 36,6 16,7 10,0 21,1

Không 63,3 83,3 90,0 78,86

2. Sự cần thiết phân loại (%)

Cần thiết 100,0 90,0 80,0 90,0

Không cần thiết 0,0 10,0 20,0 10,0

3. Nếu được yêu cầu phân loại (%)

Có tham gia 100,0 86,7 83,3 90,0

Không tham gia 0,0 13,3 16,7 10,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Mặc dù chưa triển khai nhưng việc thí điểm việc phân loại rác thải tại nguồn hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ đang được thực hiện thí điểm ở một số địa phương thôn, xóm do các tổ chức chính trị- xã hội phát động điển hình như Hội phụ nữ huyện chỉ đạo hội phụ nữ xã Châu Phong lấy chi hội phụ nữthôn Phúc Lộc làm điểm với phong trào làng 3 sạch (sạch nhà, sạch ngõ, sạch làng) phong trào được thực hiện từ năm 2015 đến nay đang phát huy tác dụng tích cực, tại thôn có quy định bắt buộc các hộ dân do phải phân loại RTSH tại nguồn bằng việc ký cam kết đến các hộ do phụ nữ đảm nhận, việc phân loại RTSH tại nguồn được đưa vào tiêu chí đánh giá xếp loại gia đình văn hóa hằng năm, mỗi ngõ xóm đều đặt các thùng rác sơn các mầu khác nhau hướng dẫn cụ thể đựng rác vô cơ, hữu cơ hằng ngày người dân trong thôn sau khi phân loại rác thải tại gia đình sau đó mang rác bỏ vào các thùng riêng theo quy định, từng loại, những thứ rác có thể tận dụng được hằng ngày, hằng tuần chi hội phụ nữ gom lại tập trung và tiến hành phân loại bán, (tiền) kinh phí thu được bổ sung vào quỹ hoạt động của chi hội, những hộ thực hiện tốt thường xuyên được động viên, biểu dương trên hệ thống truyền thanh thôn, xóm và qua hội họp MTTQ và các đoàn thể, đồng thời phê bình nhắc nhở hộ thực hiện chưa tốt; kết qủa thôn Phúc Lộc từ chỗ là thôn ô nhiễm môi trường do RTSH gây ra rất lớn, thì nay đường làng ngõ xóm luôn sáng, xanh, sạch đẹp người dân tự giác tham gia rất nhiệt tình, việc quản lý RTSH ở đây thực sự đã phát huy

tác dụng.Hạn chế mô hình tuy là mô hình điểm nhưng Hội phụ nữ huyện Quế Võ mặc dù đã triển khai từ 2015 đã thực sự hiệu quả nhưng đến nay chưanhân diện rộng trong phạm vi toàn huyện vẫn chỉ có một thôn làm điểm.

Qua điểm trên có thể thấy việc phân loại RTSH tại nguồn là một công việc không khó khăn phức tạp, không tố kém kinh phí và thời gian mọi người dân từ già đến trẻ không cần phải có trìnhđộ chuyên môn, hay văn hóa, sức khỏe,… ai cũng có thể tham gia nếu được cấp chính quyền triển khai, phát động và khi trở thành quy định bắt buộc khi nó sẽ trở nên cấp thiết và là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân. Rác thải nếu được phân loại tại nguồn sẽ đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội góp phần tiết kiệm tài nguyên tái chế phục vụ đời sống nhân dân, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý, đảm bảo môi trường bền vững, người dân thấy trách nhiệm của mình với bảo vệ môi trường hôm nay và mai sau; Tuy nhiên huyện Quế Võ việc phân loại rác thải tại nguồn hiện nay chưa được triển khai nguyên nhân chính là do tỉnh Bắc Ninh không chỉ đạo bắt buộc các cấp chính quyền các địa phương,huyện Quế Võ chưa quan tâm vì chưathấy được lợi ích của việc phânloại RTSH tại nguồn,tại nhà máy xử lý RTSH của huyện cũng không có dây chuyền xử lý riêng từng loại RTSH; việc phân loại RTSH tại nguồn chủ yếu do các đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân phát động chỉ mang tính chất truyên truyền vận động, tự phát nên một số ít người dân có thức phân loại RTSH tại nguồn thì người thu gom RTSH cũng không thu gom riêng RTSH theo từng loại do đó không phát huy tác dụng vì khi thu gom nhân công đều đổ chung vào xe, không tiến hành phân loại vì không bắt buộc, mặt khác một số người dân các địa phương Quế Võđã có ý thức phân loại nhưng không có cấp chính quyền, đoàn thể nào động viên, biểu dương gương người tốt việc tốt,…nên việc vận động người dân phân loại RTSH tại nguồn huyện Quế Võchưa hiệu quả.

4.2.5. Đánh giá công tác xây dựng các mô hình thu gom rác thải theo hướng xã hội hóa xã hội hóa

Công tác xây dựng mô hình thu gom RTSH theo hướng XHH đã và đang được triển khai rộng khắp trên các thôn xóm của huyện. Cán bộ và người dân trong các xã đều nhận thức rõ tác hại do RTSH gây ra và quản lý RTSH đang là vấn đề nóng bỏng địa phương nên đã tích cực đóng góp xây dựng mô hình thu gom RTSH. Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ đang tồn tại hai mô hình thu gom rác thải sinh hoạt đó là mô hình HTX vệ sinh môi trường ở thị trấn Phố mới và mô hình tổ đội thu gom rác thải ở các thôn xóm.

4.2.5.1. Mô hình HTX vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới

HTX vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới là đơn vị doanh nghiệp (ngoài quốc doanh) duy nhất hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác thải trên địa bàn huyện Quế Võ. HTX chịu trách nhiệm trong việc thu gom RTSH và đảm bảo vệ sinh môi trường cho toàn thị trấn Phố Mới. HTX là một đơn vị hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nộp thuế theo quy định. Hàng năm HTX lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch tài chính dựa trên khối lượng công việc tính toán và đơn giá theo Nghị quyết số 71/2012/NQ-HĐND tỉnh Bắc Ninh quy định về mức phí VSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. HTX chịu trách nhiệm thu gom rác thải cho toàn bộ các hộgia đình thị trấn Phố Mới, đồng thời ký hợp đồng quét dọn VSMT, chăm sóc cây xanh vỉa hè, thu gom rác thải cho các cơ quan hành chính tại trung tâm của huyện nằm trên địa bàn thị trấn. Đối với rác thải độc hại, rác thải nguy hại (rác thải y tế bệnh viện đa khoa Quế Võ), rác thải công nghiệp của một số doanh nhiệp trên địa bàn thị trấn Phố Mới thì HTX chưa thực hiện thu gom mà do các đơn vị này tự thu gom và tự xử lý. HTX vệsinh môi trường thị trấn Phố Mới có 19 cán bộ, công nhân trong đó có 15 công nhân trực tiếp tham gia công tác thu gom rác thải sinh hoạt, 04 người lao động gián tiếp (02 cán bộ quản lý, 01 kế toán, 01 thủ quỹ). Trang thiết bị Hợp tác xã VSMT thị trấn Phố Mới hiện có 35 xe đẩy tay 0,6m (trong đó có 13 chiếc mới, 22 chiếc đã cũ), công nhân HTX được chia làm 02 đội: đội thu gom và đội cây xanh (đội thu gom gồm 08 công nhân, đội cây xanh 06 công nhân). Đội thu gom RTSH tại khu trung tâm các cơ quan hành chính thuộc Huyện ủy, UBND huyện công nhân được chia làm 04 tổ, phụ trách 4 tuyến đường khác nhau trên toàn thị trấn Phố Mới. Thời gian làm việc: Mùa hè sáng 5h đến 7h, chiều từ 14h-19h; mùa đông sáng 5h-8h, chiều 13h-18h đảm bảo thu gom hết không còn tồn đọng rác trong ngày. HTX đang tổ chức thực hiện quét, thu gom rác các tại hộgia đình dọc tuyến đường 18 khu vực trung tâm huyện thị trấn Phố Mới và 6 khu, 03 thôn với tổng chiều dài quét thu gom gần 40 km, tổng sốđiểm tập kết rác thải bằng xe gom đẩy tay của bộ phận quét thu gom là 8 điểm. Công tác thu gom rác thải được thực hiện 02 ca/ngày. (Buổi sáng: từ 5h đến 8h; buổi chiều: từ 14h đến 17h), tùy từng khu phố có 03 khu dân cư ít chỉ thực hiện thu gom 01 lần/ngày; Sau khi rác thu gom được đưa về các điểm tập kết tạm thời bằng xe thủ công sau đó tại các điểm tập kết rác tạm thời có xe chuyên dụng của Công ty môi trường đô thị Bắc Ninh đơn vị nhận vận chuyển RTSH sẽ vận chuyển rác thải về Nhà máy xử lý RTSH Phù Lãng để

xử lý. Việc thu gom rác của Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Bắc Ninh tại thị trấn Phố Mới được thực hiện 01 lần/ngày (từ 6h00 - 9h00). Hạn chế do lượng rác nhiều công nhân ít lại đảm bảo cảchăm sóc cây xanh, địa bàn rộng nên tại thị trấn Phố Mới việc tồn đọng RTSH tại các điểm tập kết diễn ra thường xuyên, do điểm tập kết không được quy hoạch nên ảnh hưởng mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường,...rác thải chỉ được thu gom từ các hộ gia đình còn rác từ các trục đường chính, kênh mương thoát nước chính của thị trấn Phố Mới do một số người dân thiếu ý thức tự do vứt rác xuống không bị nhắc nhở hay chính quyền xử phạt,…không ai quản lý nên nhiều tuyến đường, nhiều đoạn mương tưới, tiêu của thị trấn Phố Mới thường xuyên xuất hiện tình trạng tồn tại hàng đống RTSH có đủ chủng loại chiều dài hàng trăm mét, lên tới hàng trăm m3 không được thu gom, tại đây rác thải sinh hoạt ngập tràn lưu cữu từ tháng này qua tháng khác không được thu gom, không đơn vị nào nhận trách nhiệm thường xuyên bốc mùi hôi thối nồng nặc, chỉ khi nhân dân ý kiến quá nhiều huyện Quế Võ lại bỏ kinh phí thuê lao động thu gom nhưng sau 1-2 tháng đâu lại vào đó rác lại tồn đọng như cũ đây là vấn đề huyện Quế Võ và thị trấn Phố Mới chưa có giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng trên.

RTTH các hộgia đình, chợ, công sở

Công nhân thu gom rác

Điểm tập kết RTSH tạm thời Công ty vận chuyển RTSH chuyên dụng Nhà máy xử lý RTSH Phù Lãng

Sơ đồ 4.2. Mô hình thực hiện thu gom rác thải của HTX vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới

+ Ưu điểm mô hình này là có sự quản lý thống nhất chặt chẽ tạo ra sự đồng bộ giữa các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Quy trình thu gom, vận chuyển và chất lượng dịch vụ hiệu quả:

Các bước quản lý mô hình thu gom RTSH (doanh nghiệp ngoài quốc doanh) - Công đoạn 1: Rác thải từ các hộ gia đình, cơ quan, khu công cộng, chợ được công nhân HTX vệ sinh thugom bằng xe thô sơ, xe đẩy tay. Việc thu gom rác được tiến hành thường xuyên, hằng ngày 02 lần/ngày buổi sáng từ 5 đến 8 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ.

- Công đoạn 2: Sau khi RTSH đã được thu gom sẽ được đưa về các điểm tập kết rác (không cố định)tại những điểm tập kết tạm thời các thôn, khu phố.

- Công đoạn 3: Rác được tập kết tại các điểm tạm thời hàng ngày Công ty vận chuyển rác thải cho xe chuyên dùng đến các điểm của các thôn, khu phố theo hợp đồng bốc rác và vận chuyển về nhà máy xử lý rác thải của tỉnh. Tần suất thu gom tại thị trấn Phố Mới mỗi ngày 01 lần, xã còn lại (20 xã) 2 ngày/lần do Công ty vận chuyển rác thải thống nhất với các địa phương và có lịch cụ thể ngày, giờ tới từng thôn, xóm. Những ngày lễ, tết hoặc thời tiết sấu số lượng RTSH phát sinh nhiều công ty vận chuyển RTSH đều bố trí tăng chuyến nên trên địa bàn thị trấn Phố Mới tình trạng RTSH tồn đọng đã hạn chế rất nhiều.

Công nhân HTX VSMT Phố Mới thu gom RTSH chung rác vô cơ và hữu cơ (thị trấn Phố Mới chưa triển khai phân loại RTSH tại nguồn), việc vận chuyển RTSH về nhà máy xử lý của tỉnh được thực hiện bằng xe chuyên dùng hợp vệ sinh do đơn vị đảm nhận vận chuyển chuyên nghiệp. Theo báo cáo của HTX môi trường Phố Mới và qua điều tra cho thấy 98% số hộ ở thị trấn Phố Mới đã thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định. Ở mô hình này HTX đảm nhận việc thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn thị trấn. Với mô hình này thì việc thu gom và vận chuyển mang tính chuyên nghiệp hiệu quả cao nên các trục đường khu phố, khu vực trung tâm thị trấn Phố Mớisạch sẽ. Tuy nhiên, RTSH chưa được tập kết tại các điểm cố định và quản lý chặt chẽ nên gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến các hộ dânsống gần điểm tập kết tạm thời, việc thu gom còn ở phạm vi hạn hẹp.

4.2.5.2. Mô hình thu gom RTSH tổ, đội vệ sinh môi trường XHH thôn, xóm thành lập

Trên địa bàn Quế Võ, 111 thôn, xóm đều thành lập, các tổ, đội thu gom RTSH do chính người dân trong thôn, xóm tham gia dưới hình thức tự đảm nhận

bằng hợp đồng tự thỏa thuận giữa các thôn, xóm và người thu gom, xe chở rác thô sơ do thôn, xóm trang bị được đơn vị nhận vận chuyển RTSH hỗ trợ, còn lại các dụng cụ như cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi quét, xà phòng, nước vệ sinh,…được trích từ phí VSMT do các hộ dân đóng góp. Việc thu phí VSMT tại các hộ dân do thôn trực tiếp thu, việc trả tiền công hàng tháng cho những người thu gom được thực hiện theo thỏa thuận giữa người thu gom và thôn, xóm toàn huyện không có sự thống nhất chung; người thu gom, tổ, đội thu gom theo sự chỉ đạo của trưởng thôn, xóm. Theo điều tra và báo cáo tại 21 xã, thị trấn 111 thôn có tổ, đội thu gon RTSHtrong đó 32 thôn không có tổ, đội thu gom mà chỉ có 01 đến 02 người đảm nhận chủ yếu ở các thôn nhỏ có từ 60-150 hộ; còn lại các thôn, xóm từ 180-200 hộ thành lập 01 tổ, đội thu gom từ 02-03 người đảm nhận. Như tại xã Phương Liễu trên địa bàn xã hiện nay tổng số 04 tổ VSMT các thôn thành lập với 11 lao động tham gia thu gom rác thải trên 04 khu vực thôn với khối lượng rác thải khoảng 3 tấn/ngày. Các thôn, xóm trong huyện việc thu gom RTSH tương tự như xã Phương Liễu; việc thu gom được thực hiện 01 lần/ngày; sau khi thu gom rác tổ đội thu gom RTSH sẽ vận chuyển rác về tại các điểm tập kết tạm thời của thôn, xóm tại các vị trí thuận lợi cho xe lấy rác, thường là các trục đường chính của thôn.

Ưu điểm của mô hình tổ, đội vệ sinh môi trường thôn, xóm tự thành lập được gắn với địa bàn dân cư nên việc thu gom rác tương đối nhanh gọn. Mô hình này cũng góp phần giải quyết việc làm và mạng lại thu nhập cho một bộ phận người dân trên địa bàn. Tuy nhiên hạn chế mô hình này không chuyên nghiệp, chưa có tính bền vững, các trang thiết bị thô sơ nên việc thu gom rác không triệt để, RTSH chỉ chủ yếu được thu gom từ các hộ gia đình tự bỏ vào chỗ không cố định thường là xô, sọt, thùng xốp để ở cổng, hoặc bể rác tập trung một nhóm hộ,…nên vẫn còn lượng rác trong thôn, xóm do người thu gom chỉ đảm nhận thu gom không có trách nhiệm vệ sinh thôn, xóm; nhân công đảm nhận thu gom rác không ổn địnhluôn biến động do thu nhập thấp, chế độ không đảm bảo như nhân công tại HTX vệ sinh môi trương thị trấn Phố Mới, công việc độc hại nên người lao động không gắn bó hay tự ý bỏ, một số thôn khó khăn (đặc biệt các xã khu nằm trong khu công nghiệp)có thôn, xóm không có nhân công đảm nhận, không phải do phụ cấp,chế độ mà do không có lao động.

Bảng 4.13. Tổng hợp số lao động tham gia thu gom RTSH các thôn, xóm trên địa bàn huyện (2014-2016)

ĐVT: người

STT Tổng số xã, thị trấn Tổng số thôn Tổng số lao động

2014 21 111 430

2015 21 111 430

2016 21 111 430

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ (2016)

Quá trình thu gom rác do tổ, đội VSMT thôn, xóm trên địa bàn huyện được tiến hành theo các công đoạn sau:

- Công đoạn 1: Rác thải từ các hộ gia đình, các khu dân cư được nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)