Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4. Tăng cường các giải pháp xã hội hóa trong công tác quản lý rác thải sinh

4.4.3. Một số giải pháp cụ thể

Thực tế cho thấy, công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt chỉ đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành phần kinh tế và quan trọng là sự tham gia rộng rãi của người dân. Để công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung có được thành công ở huyện Quế Võ thì rất cần đến sự hợp thành của tổng hòa những giải pháp như sau:

4.4.3.1 Giải pháp về tăng cường cơ chế, chính sách

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý RTSH; coi nhiệm vụ BVMT, quản lý RTSH xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế- xã hội.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Quế Võ phải xác định rõ trách nhiệm BVMT, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý RTSH là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, của mọi người dân. Khi xây dựng kế hoạch phát kinh tế- xã hội phải gắn với BVMT quản lý RTSH; cần xây dựng đồng bộ các công cụ pháp lý- kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ vận động, tự phát sang tự nguyện, tự giác. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh cần thay đổi quy định mức thu phí VSMT đây là yếu tố quan trọng nhất hiện nay; thay đổi mức thu phí làm giúp giảm chi ngân sách nhà nước, huy động trách nhiệm tham gia của người dân và toàn xã hội; HĐND tỉnh Bắc Ninh cần nâng mức phí cao hơn so với hiện nay để phù hợp cho chi phí quản lý RTSH.

HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh cần có chính sách cụ thể, thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có đủnăng lực, điều kiện đầu tư tham gia vào công tác BVMT, quản lý RTSH trên phạm vi toàn tỉnh; hạn chế thấp nhất dùng ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH nhằm tiết kiệm ngân sách đầu tư cho môi trường, để các doanh nghiệp cùng với trách nhiệm của người dân chung tay bảo vệmôi trường, hạn chế độc quyền trong vận chuyển và xửlý RTSH như hiện nay không khuyến khích được công tác XHH quản lý RTSH. Cần quy định bắt buộc hàng năm cấp tỉnh và huyện, xã phải bố trí dành một phần ngân sách nhất định tỷ lệ phần trăm cụ thể chi cho công tác BVMT, bố trí kinh phí BVMT, quản lý RTSH tương ứng với phát triển kinh tế; cần quy định cụ thể bắt buộc việc phân loại rác thải tại nguồn đối với người dân, doanh nghiệp, công sở; quy định BVMT, phân loại RTSH là tiêu chí để đánh giá công nhận gia đình, làng văn hóa, công nhận tổ chức đảng trong sạch đạt trong sạch vững mạnh hằng năm,đánh giá, xếp loại cán bộ công chức, viên chức; tiêu chí xét địa phương đạt chuẩn nông thôn mới.

Cần xây dựng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉ đạo các cơ quan chức năng chỉ đạo chặt chẽ UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác quản rác thải sinh hoạt; có biện pháp cụ thể yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan; tất cả các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh rác thải phải có trách nhiệm đến cùng về RTSH do mình sả ra trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Cần có hình thức cụ thể trong xử phạt các vi phạm về BVMT, thiết lập khung hình phạt phù hợp, tùy theo mức độ vi phạm nặng nhẹđể tiến hành xử phạt nghiêm minh, lấy đó làm bài học để người dân tránh tái phạm. Đồng thời cần nêu rõ văn bản quy định về các hành vi nào là hành vi làm hại môi trường, mức phạt và hình thức phạt tương ứng với các vi phạm đó.

Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường các cấp, nhất là đối với cơ sở. Từ tỉnh đến huyện và xã cần phải bố trí ngay bộ máy, CBCC làm công tác BVMT phù hợp về số lượng, có trình độ chuyên môn am hiểu BVMT tận tâm, tận lực với công việc vì hiện nay CBCC, quản lý môi trường của huyện và cơ sở đang thiếu và yếu chủ yếu công tác quản lý môi trường kiêm nhiệm, cán bộ không có chuyên môn nghiệp vụ, cấp xã không có cán bộ chuyên môn phụtrách môi trường đang là vấn

đề hết sức cần thiết đây là việc tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ phải làm ngay không nên chậm trễ.

Các cấp chính quyền địa phương trong huyện Quế Võ cấn phải tăng cường và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp Luật bảo vệ bảo vệ môi trường, hằng năm phải xây dựng kế hoạch cụ thể công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc thực sựđưa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hằng năm của mỗi địa phương, đơn vị. Đồng thời, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm Luật bảo vệmôi trường. Ngành Tài nguyên môi trường và lực lượng công an các ngành liên quan phải chủ động phối hợp phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường theo quy định của pháp luật.

Chú trọng đến sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội như MTTQ, TN, PN, CCB, HND, LĐLĐ trong công tác bảo vệ môi trường, vì MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội có vai trò quan trọng trong việc tập hợp và tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua do các cấp phát động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Quế Võ cần chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội xây dựng và ký kết giao ước thi đua, các chương trình phối hợp hành động bảo vệ môi trường, chỉ đạo các khu dân cư thường xuyên bổ sung và đưa vào quy ước làng, khu phốvăn hóa cần có quy định cụ thể vềđảm bảo vệsinh môi trường đưa tiêu chuẩn BVMT, phân loại RTSH,… là tiêu chí cứng để xét công nhận gia đình văn hóa, làng, khu phố, công sở văn hóa hằng năm; các khu dân cư cần giao hoặc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức chính trị- xã hội như thanh niên đảm bảo vệ sinh đồng ruộng với “phong trào cánh đồng không vỏ, chai thuốc trừ sâu”, Hội phụ với nữ “đoạn đường xanh sạch đẹp, đường hoa”; Hội nông dân với “đường cây nông dân”, Hội người cao tuổi với công việc cụ thể phù hợp,… đẩy mạnh phong trào do MTTQ phát động “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thịvăn minh”. Việc cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường là rất quan trọng, do vậy cần xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách xã hội hóa để khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trong việc quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện nhằm nâng cao ý thức của mọi

người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đưa công tác xã hội hóa bảo vệmôi trường đi vào thực tế.

4.4.3.2. Giải pháp về tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người dân. Thông thường chúng ta vẫn thường xuyên tiếp cận với các thông tin vềmôi trường nói riêng và các thông tin khác nói chung qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình,... cùng các phương tiện khác. Mặt khác rác thải sinh hoạt là một vấn đề xã hội hoàn toàn bắt nguồn từ các hoạt động sống của con người, mà cụ thể hơn vấn đề này hoàn toàn quyết định bởi ý thức của mỗi người dân. Vì vậy, công tác quản lý rác thải sinh hoạt nói chung và công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng có hiệu quả thì bằng cách nào đó cần phải thay đổi nhận thức của mỗi người và dần thay đổi đến hành vi của họ. Mà biện pháp hiệu quả hơn cả để nâng cao nhận thức của cộng đồng đó là công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân là then chốt. Nội dung thông tin truyền thông không chỉ xoay quanh việc giải thích các chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hóa công tác này, mà quan trọng hơn là cần thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy hoạch, kế hoạch, dự án xã hội hóa các dịch vụcông, để các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực điều kiện tiếp cận thuận lợi, đầy đủ, từ đó hình thành các quyết định đầu tư cần thiết, đúng định hướng, những việc Nhà nước giao tư nhận đảm nhận hiệu quả nên giao cho tư nhân thực hiện.

Từ thực tế cho thấy, chương trình truyền thông được thiết kế, thực hiện phải phù hợp cho các nhóm đối tượng, nghĩa là phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Muốn vậy phải sử dụng kiểu tiếp cận đa diện, lồng ghép, bao gồm truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng sâu rộng như: báo, đài, panô, áp phích, khẩu hiệu hưởng ứng,...để nâng cao nhận thức của người dân, người dân phải có ý thức bảo vệmôi trường cho mình và cho tương lai và thế hệ mai sau bằng những việc nhỏ hằng ngày như: ý thức sử dụng vật liệu tự hủy, không vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải tại nguồn,... chú ý nêu gương những người thực hiện tốt cũng như phê bình những người thực hiện chưa tốt về vấn đề BVMT. Tổ chức các cuộc phát động làm sạch VSMT trong các ngày như: mỗi tuần một lần, nhân ngày môi trường thế giới, ngày nước sạch thế giới, ngày dân

số thế giới, giờ trái đất,... bao gồm các công việc như quét dọn thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh,...thông qua các buổi họp khu dân cư, đẩy mạnh các phong trào giữgìn môi trường xanh - sạch - đẹp; mặt khác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm chỉnh quy định mức đóng góp phí VSMT đúng và đủ theo quy định.

Mở các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụđối với các tổ, đội, người làm công tác vệ sinh môi trường thu gom RTSH của mỗi thôn, xóm để nâng cao nhận thức và kỹ thuật thu gom, xử lý rác thải. Khóa học phải do các nhân viên kỹ thuật của cơ quan chuyên môn về môi trường đảm nhận dưới sự chỉ đạo, giám sát của tỉnh, huyện về chuyên môn và hỗ trợ kinh phí. Bên cạnh đó cần đưa ngay vào các cấp học với đối tượng học sinh phù hợp (bắt buộc) giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường tác hại của RTSH,…Cụ thể trong chương trình học cần thiết phải có quy định nhà trường nên dành thời gian một số giờ ngoại khóa thực tế để giáo dục nội dung này như tổ chức cho học sinh trồng cây, tổ chức lao động tập thể làm sạch môi trường, khơi thông cống rãnh thoát nước, tổ chức hội thi, hội diễn, tìm hiểu về bảo vệmôi trường.

Huyện Quế Võ tại trung tâm huyện, xã, thị trấn, nơi đông người như họp chợ, trung tâm thương mại, bến xe khách Hải An, bệnh viện đa khoa, các trường THPT, THCS, TH, trung tâm văn hóa thôn, xóm, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã,…cần đặt bốtrí đặt để các bảng tuyên truyền về BVMT, tác hại RTSH với kích cỡ phù hợp, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện nhằm tác động mạnh mẽ nhận thức và ý thức của người dân và cộng đồng quan tâm quản lý RTSH nhằm tăng cường công tác XHH huy động mọi thành phần trong xã hội tham gia.

4.4.3.3. Giải pháp về tăng cường đầu tư, kêu gọi hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường

Trong những năm qua, kinh phí cho sự nghiệp môi trường luôn là một yếu tố quan trọng giúp cho công tác bảo vệ môi trường có những cải thiện tích cực nhưng việc phân bổ ngân sách còn dàn trải, phân tán là những đánh giá được các chuyên gia và nhà quản lý thống nhất cao khi nói về hiệu quả sử dụng 1% ngân sách môi trường. Làm thếnào để khoản tiền này thực sự tạo ra năng lực mới đối với công tác bảo vệmôi trường, đây thực sự là vấn đề nan giải. Chính vì vậy cần hình thành cơ chế để huy động nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí đầu tư và chi trả, coi đây là giải pháp đột phá

khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực tài chính, giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Phần lớn phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường hiện nay đều không đạt yêu cầu vệ sinh, an toàn giao thông, mỹ quan và thuộc loại phương tiện phải thay thế theo quy định. Do vậy cần có chính sách, cơ chế thông thoáng để kêu gọi đầu tư hỗ trợ của các tổ chức (trong nước và ngoài nước) để làm tốt công tác thu gom, vận chuyển và xử lý trong thời gian tới như: vay hỗ trợ vốn ưu đãi lãi xuất thấp, thời gian dài, thùng rác có chứa ngăn phân loại, đặc biệt là phương tiện thu gom sau khi phân loại, xây dựng các cơ sở xử lý rác thải theo đặc điểm thành phần rác thải khác nhau,... Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân, các thành phần kinh tếcùng tham gia vào dưới các hình thức hỗ trợ về trang thiết bị, cho vay với mức lãi suất ưu đãi thấp.

Nhà nước nên hạn chế và tiến tới chấm dứt các doanh nghiệp sản xuất túi nilon, hỗ trợ doanh nghiệp này thay đổi công nghệ sản xuất phù hợp với BVMT bền vững bằng các chính sách, cơ chế phù hợp như vay vốn lãi xuất thấp, chính sách thuế, đất đai,... Cùng với đó, cần hỗ trợ (trợ giá) cho người dân mua và sử dụng các thùng, túi đựng rác sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy để đựng và thu gom RTSH, tiến tới thu phí nếu người dân sử dụng túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có vậy sẽ giảm và tiến tới người dân không dùng sảm phẩm túi nilon trong thói quen sinh hoạt. Tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ cần có quy định và chỉđạo tiến hành ngay người dân, doanh nghiệp tiến hành phân loại rác thải tại nguồn vì người dân và doanh nhiệp hiện tại đã sẵn sàng nhưng do chính quyền chưa triển khai; triển khai phải quyết liệt đồng bộ từ thu gom, vận chuyển và xử lý tránh tình trạng triển khai rầm rộ sau đó đâu lại vào đó (đánh trống bỏ dùi). Do người dân trong huyện chưa có thói quen phân loại RTSH tại nguồn nên trước mắt huyện cần chỉ đạo mỗi xã lấy một thôn, mỗi thôn lấy một xóm, mỗi xóm chọn từ 20-30 hộ (tùy theo tính chất thôn) để làm điểm làm trước và tiến hành rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng toàn huyện và đặc biệt cần công khai quy định cụ thể theo lộ trình trên phạm vi toàn tỉnh tất cả các địa phương hằng năm phải phấn đấu đạt được nhất định tỷ lệ thôn, xóm tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)