Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt huyện Quế Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Khái quát tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ,

4.1.3. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt huyện Quế Võ

Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình thải ra một lượng rác đáng kể, trong đó rác hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn. Nếu mỗi gia đình có ý thức phân loại tại nguồn và biết cách xử lý rác hữu cơ ngay tại nhà thì không những tiết kiệm về kinh tế mà còn góp phần giảm thiểu được một lượng rác rất lớn phải chuyển ra bãi rác mỗi ngày, giảm diện tích chôn lấp, đốt rác góp phần bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Tuy nhiên huyện Quế Võ do chưa được quan tâm cũng như chưa được hướng dẫn hay tuyên truyền một cách hiệu quả nên việc xử lý rác hữu cơ của người dân đúng cách còn rất hạn chế. Hầu hết các hộ dân còn chưa tận dụng được triệt để tài nguyên rác. Nguyên nhân do nhận thức và việc làmchưa có mô hình hiệu quả tại địa phương; điều kiện kinh tế, thu nhập người dân do khu công nghiệp mang lại cao, việc xử lý RTSH do Nhà nước đảm nhận,…nên người dân Quế Võ chưa có ý thức tự xử lý RTSH, trên địa bàn huyện chỉ có một số rất ít người dân tự xử lý bằng việc đem chônlấp hoặc đốt tại nhàviệc tự xử lý của người dân chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Việc xử lý RTSH trên địa bàn Quế Võ hiện nay do UBND tỉnh Bắc Ninhđảmnhiệm người dânkhông phải trả phí, nên ý thức người dânỷ lại vào chính quyền mà quên đi trách nhiệm của mình phải có trách nhiệm tham gia cùng Nhà nước quản lý RTSH. Do đó việc xử lý RTSH ở Quế Võ mỗi năm ngân sách tỉnh Bắc Ninh, huyện Quế Võ phải bỏ ra hàng trăm tỷ để chi cho công tác này đã làm tăng thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước ảnh

hưởng đến ngân sách cho đầu tưphát triểnkinh tế xã hội. Tại huyện Quế Võ nhà máy xử lý RTSH Phù Lãng được tỉnh Bắc Ninh đầu tư xây dựng từ năm 2009 đến nay sau gần 10 hoạt động nhà máy công nghệ đã lạc hậu; nhà máy có trách nhiệm xử lý RTSH cho thành phố Bắc Ninhvà huyện Quế Võvới hai hình thức là chôn lấp và đốt 100% xong do lượng RTSH tăng nhanh hiện nhà máy đang trong tình trạng quá tải; bãi chôn lấp rác của nhà máy đã hết diện tích không còn khả năng tiếp nhận, việc đốt rác theo thiết kế nhà máy xử lý ngày/đêm khoảng 200 tấn nhưng hiện tại đã lên đến hơn 200 tấnngày/đêm nhà máy đang hoạt động quá tải, cùng với đó do đầu tư đã lâu công nghệ xử lý đã lạc hậu nhà máy rác thải Phù Lãng đang ảnh hưởng trực tiếp đến người dân các xã xung quanh do nhà máy đặt quá gần khu tập trung dân cưthuộc các thôn nhưĐồng Sài, Phù Lãng, Thủ Công, Đoàn Kết, An Trạch, trường THCS, TH, MN, chợ truyền thống xã Phù Lãng khoảng 1000m. Do mùi hôi thối của RTSH, khói nhà máy, nước thải từ nhà máy xả ra môi trường,…nên tại xã Phù Lãng nhiều diện tích đất canh tác một số hộ dân đã bỏ đất không sản xuất, nhiều hộ đã rời đi cư trú các địa phương khácchủ yếu lên thị trấn Phố Mớido không chịu nổi ô nhiễm môi trường do nhà màyxử lý rác thải Phù Lãng gây ra mặc dùtỉnh Bắc Ninh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên nhưng đến nay chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả thiết thực, chính người dân Phù Lãng và các xã xung quanh đang hàng ngày, hành giờ phải trực tiếp gánh chịu hậu quả, người dân ở đây cho biết một số đã bắt đầu phát các chứng bệnh lạ mà từ trước ở địa phương chưa bao giờ có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 58)