Đánh giá thực trạng xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Đánh giá thực trạng xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa

THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ

4.2.1. Đánh giá tình hình ban hành các văn bản chính sáchxã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt

Trước yêu cầu công tác quản lý RTSH đảm bảo MT gắn với phát triển kinh tế theo hướng bền vững, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Những năm qua từ 2012-2016 tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ đã ban hành nhiều văn bản của Đảng, chính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đảm bảo công tác quản lý RTSH theo hướng XHH cụ thể; HĐND tỉnh Bắc Ninhban hành Nghị quyết số 71/2012/HĐND quy định mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 8/11/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường; Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Võban hành Nghị quyết số 46-NQ/HU ngày 21/02/2014 về tăng

cường sự lãnh đạo công tác quản lý, bảo vệ và sử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2020; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 8/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường.

Bảng 4.5. Tổng hợp văn bản, chính sách về xã hội hoá công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ

Năm ban hành

văn bản Số văn bản Nội dung văn bản

Hội đồng nhân

dân tỉnh Bắc Ninh Nghị quyết số 71/2012/HĐND Quy định mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh Ban Thường vụ

Tỉnh ủy Bắc Ninh

Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 8/11/2016

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường

Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Võ

Nghị quyết số 46-NQ/HU ngày 21/02/2014

Tăng cường sự lãnh đạo công tác quản lý, bảo vệ và sử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2020

Ban Thường vụ Huyện ủy Quế Võ

Chương trình hành động số 36-CTTr/HU ngày

01/06/2017

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 8/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácbảo vệ moi trường UBND tỉnh

Bắc Ninh Quyết định số: 105/QĐ - UBND ngày 31/3/2014

Về việc ban hành Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

UBND tỉnh

Bắc Ninh Số

: 1940/UBND-XDCB ngày 19/10/2010

Về việc đầu tư xây dựng các điểm tập kết và trung chuyển rác thải nông thôn

UBND tỉnh

Bắc Ninh Số: 2073/UBND

-XDCB ngày 05/10/2012

Về tăng cường công tácquản lý thu gom vận chuyển, tập kết rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh

Bắc Ninh Số:328/KH

-UBND ngày 18/10/2017

Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh Bắc Ninh

Quyết định số:

40/2017/QĐ-UBND ngày 27/12/2017

Về việc quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đến điểm tập kết trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

UBND huyện

Quế Võ Số:161/KH

-UBND ngày 25/02/2013

Thu gom, vận chuyển rác thải nông thôn về khu xử lý rác thải tập trung của tỉnh

UBND huyện

Quế Võ Số:89/UBND

-TNMT ngày 24/02/2014

Về việc tăng cường công tác quản lý thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn

UBND huyện

Quế Võ Số:430/UBND

-TNMT ngày 17/5/2016

Về việc tăng cường quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn

Huyện uỷ Quế Võ

Số 416- CV/HU ngày 12/2/2018

Về việc thực hiện đảm bảo môi trường trong xây dựng nông thôn mới năm 2018

Các văn bản của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quế Võđã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác BVMT, đã tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân có điều kiện tham gia vào công tác quản lý rác thải sinh hoạt, hiện tại trên địa bàn tỉnh và các huyện tất cả các địa phương đều có các doanh nghiệp tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH, tại huyện Quế Võđã có 04 doanh nghiệp (HTXVSMT thị trấn Phố Mới, công ty Hà Ngọc, công ty Sao Sáng, công ty Hùng Hưng môi trường xanh) trực tiếp tham gia công tác quản lý RTSH chủ yếu ở khâu vận chuyển và xử lý RTSH theo hướng XHH đã bước đầu đã phát hiệu quả; RTSH cơ bản được quản lý thu gom sạch xẽ và xử lý, môi trường đã được cải thiện hơn, người dân đã có ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ môi trường, tự nguyện tham gia đóng phí môi trường hằng tháng theo quy định, việc thu gom, vận chuyển đã nền nếp, RTSH từng bước xử lý có hiệu quả, môi trường đang được cải thiện góp phần phần triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên công tác quản lý RTSH, công tác XHH quản lý RTSH huyện Quế Võ còn nhiều hạn chế nguyên nhân: do các văn bản của tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ ban hành còn ít, chưa đủ mạnhNghị quyết, Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Nghị quyết, Chương trình hành động của Huyện ủy, UBND huyện về công tác đảm bảo môi trường chỉ mới tập trung coi trọng công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục người dân mà chưa có chế tài để xử lý hành vi vi phạm, kế hoạch thực hiện thiếu cụ thể, công tác kiểm tra, giám sát chưa coi trọng, chưa có quy định cụ thể đối với tổ chức Đảng, đảng viên, người đứng đầu chính quyềncác cấp nếu địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt BVMT và quản lý RTSH; MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội từ tỉnh đến huyện chưa có văn bản cụ thể nhằm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Chương trình hành động của Huyện ủytriển khai đếnđoàn viên, hội viên (các tổ chứcchính trị - xã hội: Thanh niên, Hội PN, Hội CCB, Hội ND, LĐLĐ,...) chưa tích cực tham gia, UBND huyện Quế Võ là cấp chính quyền có trách nhiệm chỉ đạo phạm vi toàn huyện nhưng UBND huyện chưa có văn bản chỉ đạo cụ thể mà chủ yếu chỉ cụ thể thực hiện các văn bản của tỉnh chỉ tập trung ở công tác thu gon RTSH, còn khâu vận chuyển và xử lý trách nhiệm của UBND tỉnh Bắc Ninh;các cấp chính quyền địa phương trong huyện Quế Võ chưa quan tâm đến công tác BVMT, quản lý RTSH coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường và quản RTSH là của chính quyền tỉnh Bắc Ninh; Nghị quyết số 71/2012/HĐND của HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy

định mức thu phí VSMT trên địa bàn được ban hành từ năm 2012 mức đến nay phí thấp khôngphù hợp vời điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương và mức thu nhập người dân, cũng như lượng rác do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xả thải ra môi trường,... HĐND tỉnh chậm thay đổi cho phù hợp với thực tế nên không khuyến khích được các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác quản lý RTSH, không khuyến khích nhân công thu gom RTSH. Do điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh trực tiếp thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp (ngân sách nhà nước đảm bảo 100%) công tác vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn nên đã hạn chế rất lớn công tác XHH, việc cạnh tranh bình đẳng những tổ chức, cá nhân có điều kiện tham gia công tác quản lý RTSH nên không khuyến khích doanh nghiệp thay đổi công nghệ xử lý RTSH đã hạn chế lớn đến quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH theo hướng XHH.

4.2.2. Đánh giá công tác tuyên truyền về xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt sinh hoạt

4.2.2.1. Kết quả công tác tuyên truyền xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt

Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ môi trường, tác hại RTSH huyện Quế Võ đã có một số biện pháp tuyên tuyền nhằm XHH trong công tác quản lý RTSH cụ thể; Huyện đã ban hành chương trình hành động và kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷvề việc lãnh đạo đảm bảo VSMT trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 triển khai đến 50 chi, đảng bộ, 200 chi bộ trực thuộc đảng bộ, trên6000 đảng viên, hàng chục nghìn đoàn viên hội viên; hằng năm nhân các ngày như: hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, hưởng ứng ngày Nước thế giới 23/3,…huyện đều tổ chức mít tinh, diễu hành cổ động nhằm tuyên truyền góp phần nâng cao nhân thức cho người dân về công tác BVMT, cùng với đó các tổ chức chính trị- xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,…đã gắn nội dung truyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt CLB, hội họp chi đoàn, chi hội, các cơ sở, các thôn, xóm một tại số địa phương đã có bảng, khẩu hiệu tuyên truyền ở trung tâm thôn, khu phố nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của người dân, các trường học trên địa bàn huyện đã có nhiều hình thức tuyên truyền đến học sinh,…các hoạt động trên đã góp phần từng bước đưa công tác BVMT trên địa bàn huyện thu đượckếtquả. Cùng vớihoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc chấp hành các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường và công tác

quản lý rác thải sinh hoạt thông qua như đài phát thanh huyện và cơ sở, thông qua MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội, băng zôn, khẩu hiệu được quan tâm thực hiện,... tiêu biểu như xã Phương Liễu là xã đông dân cư và người lao động và cũng là một điểm nghiên cứu của đề tài qua điều tra, tìm hiểu và báo cáo của địa phương cho thấy địa phương đã tổ chức khá tốt công việc này, các hoạt động như: treo băng rôn, pano, áp phích khẩu hiệu, bảng tuyên truyền về bảo vệ môi trường đã được bố trí ở nơi công cộng, tại các tuyến đường chính của thôn, xóm; địa phương còn tích cực tổ chức các hoạt động thiết thực như tổ chức hội thi, giao lưu văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường, phát động, vận động người dân phong trào “Nói không với túi nylon”, “Phụ nữ đi chợ bằng làn”, “Trồng cây xanh tạo cảnh quan”,... nhằm nhắc nhở người dân trên địa bàn xã hành động bảo vệ môi trường. Đài truyền thanh của xã cũng đã tích cực tăng thời lượng phát thanh về pháp luật bảo vệ môi trường, nêu gương những cá nhân làm tốt, phê bình những cá nhân, tổ chức thực hiện không tốt. Các buổi họp ở các khu dân cư thôn, xóm được tổ chức thường xuyên để phản ánh về thực trạng môi trường đang diễn ra trên địa bàn thôn và cùng nhau đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục các khó khăn đang gặp phải nên tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây từng bước được khắc phục, chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên huyện Quế Võ hầu hết các xã trong huyện công tác tuyên truyền về BVMT đặc biệt là RTSHchưa được coi trọng và cònnhiều hạn chế. Cụ thể tại khu trung tâm hành chính huyện và các xã, thị trấn, khu đông dân cư, đường quốc lộ 18, tỉnh lộ 279, các trường THPT, THCS, TH, nơi họp chợ, bến xe, khu trung tâm thương mại Giang Nam, siêu thị DABACO, bến xe khách Hải An, chợ trung tâm thị trấn Phố Mới nơi thường xuyên thu hút đông người nhưng chưa có biển tuyên truyền về BVMT, tác hại RTSH nhằm nâng cao nhận thức, ý thức người dân về BVMT, tác hại RTSH gây ra,… Kết quả điều tra ở 02 xã Phượng Mao và Việt Hùng cho thấy hằng năm 02 xã này có tổ chức tuyên truyền nhưng hiệu quả còn rất hạn chế, các hoạt động chủ yếu là hằng tuần, tháng tổ chức huy động người dân tham ra dọn vệ sinh đườnglàng ngõ xóm, tham gia vớt bèo, khơi thông dòng chảy, rác thải ứ đọng ở kênh mương nhưng số lần tổ chức trong năm, mức độ tham gia của người dân rất ít do không có kinh phí và lực lượng tham gia; các buổi họp thôn, xóm tuy có đông người tham dự nhưng tuyên truyền không có tài liệu trực quan minh họa, chủ yếu tuyên truyền miệng mang tính vận động, thuyết phục nên hiệu quả không cao. Ý thức người dân trong việc

phân loại RTSH, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định vẫn còn rất thấp, tình trạng vứt rác bữa bãi ra đường, nơi công cộngdiễn ra thường xuyên mặc dù tại một số địa phương thôn, xóm đã tự đặt các biển tuyên truyền như cấm đổ rác,… Các quy định do thôn, xóm đề ra được quy định trong hương ước, quy ước vẫn chưa được người dân quan tâm, chấp hành nghiêm chỉnh; các xã trong huyện qua báo cáo và tìm hiểu, các địa phương không có đơn vị nào tổ chức tập huấn cho người dân về hậu quả do ô nhiễm môi trường RTSH gây ra, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế xã hội, cách phân loại và xử lý rác thải đúng cách; nguyên nhân là do không có sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,không có kinh phí thực hiện điều này đã làm ảnh hưởng lớn tới nhận thức và ý thức của người dân, nếu người dân chưa nhận biết được tác hại RTSH, phân loại và xử lý rác thải thì họ không thể có hành vi đúng để bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, việc Hội phụ nữ phát động đi chợ bằng làm đã không phát huy tác dụng; những tồn tại trênchính quyền địa phương huyện Quế Võcần phải có giải pháp cụ thể.

Bảng 4.6. Kếtquả công tác tuyên truyền BVMT trên địa bàn huyện Quế Võ (2014 - 2016)

STT Nội dungTuyên truyền Năm 2014 Năm 2015

Năm 2016

1 Thông qua băng rôn, khẩu hiệu - Tổng số xã tổ chức tuyên truyền (xã) - Tỷ lệ xã tự tổ chức tuyên truyền (%) - Số lần/năm/(tập trung quy mô cấp xã)

21 100 0 21 100 0 21 100 0 Tuyên truyền bằng tờ rơi

- Số xã tổ chức phát tờ rơi (xã) - Số tờ rơi được phát (tờ) 0 0 0 0 0 0 3 Tuyên truyền trên hệ thống Đài phát

thanh huyện, cơ sở

- Số xã tự xây dựng chương trình (xã) - Tỷ lệ xã phát thanh theo chỉ đạo của huyện (%) - Số lần phát thanh/tháng (lần) 01 100 1 01 100 1 01 100 1 4 Tỷ lệ xã tổ chức thu gom rác thải hưởng

ứng Ngày môi trường thế giới (%) 100 100 100 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ (2016)

4.2.2.2. Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền

Theo ý kiến đánh giá của đa số người dân và cán bộ trong huyện thì hình thức tuyên truyền về xã hội hóa trong quản lý rác thải trên địa bàn huyện rất hạn chế chưa thực sự đa dạng, hình thức tuyên truyền chủ yếu thông qua hội họp các đoàn thể chính trị, ngoại khóacấp học THCS, THPT hưởng ứng ngày môi trường thế giới,…số đợt thực hiện ít, nội dung tuyên truyền chưa phong phú, hấp dẫn chưa tác động mạnh mẽ đến nhận thức người dân nhằm thay đổi ý thức, hành vi của người dân về BVMT, tác hại RTSH. Công tác tuyên truyền không thường xuyên liên tục, tuyên truyền không gắn với trực quan, toàn huyện tại khu trung tâm huyện và tại các xã, thị trấn, thôn, xóm, khu phố không có các biển, bảng tuyên truyền nhằm tác động mạnh đến nhận thức người dân, trong các buổi tuyên truyền hầu hết không có tài liệu phát miễn phí tới người dân …nguyên nhân chính là do chính quyền huyện Quế Võchưa thực sự quan tâm công tác quản lý RTSH, XHH rác thải sinh hoạt, không bố trí kinh phí thực hiện, cơ quan tham mưu thiếu cụ thể;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)