Nội dung Người dân
(90 người) Cán bộ (20 người) 1. Về hình thức tuyên truyền (%) - Đa dạng 28,89 35,0 - Chưa đa dạng 53,33 65,0 - Không đánh giá 17,78 0,0 2. Về tần suất tuyên truyền (%) - Rất thường xuyên 26,67 30,0
- Tương đối thường xuyên 56,67 70,0
- Hiếm khi 16,67 0,0
4.2.3. Đánh giá công tác huy động nguồn lực xã hội phục vụ quản lý rác thải sinh hoạt sinh hoạt
Chi tiêu cho môi trường là một trong những cơ chế đảm bảo nguồn lực thiết yếu trong công tác quản lý nhà nước vềmôi trường. Ở Việt Nam, nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường đã được quan tâm. Từ năm 2006 đến nay, chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được duy trì ở mức không dưới 1% tổng chi ngân sách Nhà nước và tăng dần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó bao gồm cả ngân sách chi cho công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên việc phân bổ ngân sách còn dàn trải, chưa đúng mục đích và hiệu quả, tỷ lệđầu tư trở lại cho bảo vệmôi trường từ các nguồn thu liên quan đến môi trường còn thấp. Huyện Quế Võ trong những năm gần đây là huyện kinh tế phát triển nhanh dẫn đến sự gia tăng vềlượng rác thải sinh hoạt, đã làm cho công tác quản lý rác thải ngày càng trở nên khó khăn. Ngân sách của huyện thu không đủ chi, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ nên ngân sách huyện thường tập trung chi ưu tiên để phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng do đó đầu tư ngân sách công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng rất ít, trong khi đó sự đóng góp (phí VSMT) của người dân còn rất thấp không đủ chi cho công tác quản lý RTSH. Phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là công ty TNHH vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, các doanh nghiệp không chú ý quan tâm xử lý rác thải sinh hoạt từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình chưa có trách nhiệm tự nguyện trích lợi nhuận (đóng góp kinh phí) chia sẻ cùng với nhà nước tham gia công tác BVMT, không thực hiện đầu tư hệ thống xử lý rác thải theo quy định của pháp luật. Mặt khác quy định xử lý vi phạm, cơ chế để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia quản lý RTSH còn thiếu và chưa đồng bộ nên tỷ lệ tham gia của các tổ chức, cá nhân có khảnăng, điều kiện đảm nhận các khâu XHH quản lý RTSH trên địa bàn huyện rất thấp ảnh hưởng lớn việc xã hội hóa trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện.
Qua bảng 4.8 cho thấy mức thu phí vệ sinh môi trường HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành từ năm 2012 đến nay không còn phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của huyện và khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày thải ra môi trường của hộ gia đình, bởi vì lượng rác thải sinh hoạt luôn tăng hàng năm năm sau cao hơn năm trước; kinh tế- xã hội càng phát triển thì đời sống người dân nâng lên,
tiêu dùng nhiều lên thì lượng rác thải tăng theo; Qua điều tra và báo cáo của UBND huyện, báo cáo của các địa phương hiện nay trên địa bàn huyện ngoài mức thu phí do HĐND tỉnh Bắc Ninh quy định 100% các địa phương không thu thêm người dân cũng không phải trả, đóng bất kỳ một khoản phí nào khác nên phí vệ sinh môi trường không đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý rác thải sinh hoạt, hàng năm ngân sách Nhà nước cấp tỉnh, huyện phải chi một lượng ngân sách rất lớn để quản lý rác thải sinh hoạt (vận chuyển và xử lý), đã ảnh hưởng công tác xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt.
Bảng 4.8. Mức thu phí quản lý và sử dụng phí vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt ở huyện Quế Võ
STT Đối tượng thu phí Mức thu phí
I Hộgia đình không xản xuất kinh doanh
1 Tại các phường 15.000 đồng/hộ/tháng
2 Tại các xã 10.000 đồng/hộ/tháng
II Hộgia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ
1 Tại các phường 80.000 đồng/hộ/tháng
2 Tại các xã 50.000 đồng/hộ/tháng
III Trường học, trụ sở doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, ký túc xá 1 Tại các phường 100.000 đồng/hộ/tháng 2 Tại các xã 80.000 đồng/hộ/tháng IV Bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh, chợ, nhà ga, bến tầu, bến xe 1 Tại các phường 160.000 đồng/m3 2 Tại các xã 150.000 đồng/m3 V Cửa hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng kinh doanh dịch vụăn uống
1 Tại các phường 160.000 đồng/m3
2 Tại các xã 150.000 đồng/m3
VI Các công trình xây dựng 160.000 đồng/m3 hoặc 0,05% giá trị xây lắp công trình
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh (2012) Tại HTX vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới kinh phí hoạt động bao gồm ngoài khoản thu phí từ các hộ dân đóng góp hằng năm ngân sách nhà nước cấp huyện còn phải hỗ trợ từ 100-200 triệu đồng/năm để mua xe vận chuyển rác thải, hỗ trợ đóng BHXH, BHYT, trả lương cho công nhân; các xã còn lại (20 xã) do thôn xóm tự trảlương và chếđộ cho người thu gom rác từ nguồn kinh phí do hộ
dân đóng góp; doanh nghiệp đảm nhận thu gom RTSH hỗ trợ xe thu gom RTSH (xe đẩy tay); mức phí VSMT của người dân đóng góp theo quy định của HĐND, UBND tỉnh, riêng kinh phí vận chuyển RTSH từ bãi tập kết tạm thời của thôn, xóm đến khu xử lý tập trung của huyện do ngân sách tỉnh đảm nhiệm. Tuy nhiên hiện nay nguồn thu phí vệ sinh MT của người dân trong huyện Quế Võ chưa đáp ứng được chi phí cho công tác thu gom RTSH, do quy định mức thu phí HĐND tỉnh quy định áp dụng hiện nay thấp, người dân ngoài đóng phí theo quy định hằng tháng không phải đóng bất kỳ khoản thu nào khác nên việc quản lý RTSH trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn, trên địa bàn huyện có một số tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện và khảnăng đảm nhận việc thu gom, vận chuyển, xử lý RTSH nhưng do nguồn kinh phí không đáp ứng yêu cầu nên không muốn tham gia; nhiều thôn, xóm do chếđộ thấp, điều kiện lao động không đảm bảo nên không có nhân công đảm nhận thu gom, có thôn xóm chỉ có 01-02 người thu gom từ 300-500 hộ nên quá tải; người thu gom chủ yếu là lao động nữ yếu thế hết tuổi lao động trong khu công nghiệp (sức khỏe yếu, không có trình độ chuyên môn), công việc độc hại, lại thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân nên thu gom RTSH họ không quan tâm đến chất lượng phục vụ (nay làm mai nghỉ) sẵn sàng bỏ hợp đồng không có lý do bất cứ lúc nào bởi không có quy định pháp lý ràng buộc (hợp đồng do thôn, xóm tự ký) chỉ mang tính chất động viên, tình trạng tại các thôn, xóm RTSH tồn đọng thường xuyên sảy ra rất nhiều.
Bảng 4.9. Kinh phí thực hiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ
(ĐVT: Tỷ đồng)
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổngkinh phí chi cho công tác quản lý RTSH 13,34 15,91 18,99
- Từ ngân sách Nhà nước 9,527 12,022 15,025
- Từ thu phí vệ sinh môi trường 3,814 3,888 3,967
Nguồn: UBND huyện Quế Võ (2016)
Qua điều tra và phỏng vấn người dân tại huyện Quế Võ cho thấy kết quả số hộ có ý kiến mức thu phí VSMT do HĐND tỉnh Bắc Ninh quy định hiện đang được áp dụng mức thu cao là rất thấp 5,5%, số hộ có ý kiến thu thấp 35,5%, hộ có ý kiến mức thu là phù hợp là 58,9%, 100% người dân các xã cho biết ngoài khoản thu hằng tháng người dân không phải đóng góp thêm bất kỳ khoản thu nào và khi được hỏi nếu có chính sách hỗ trợ thêm cho công tác vệsinh môi trường
thì ông(bà), hộcó đồng ý đóng góp không?; kết quả 95,5% chủ hộ sẵn sàng đóng góp thêm và nhất trí sẵn sàng đóng phí cao hơn mức quy định hiện tại của HĐND tỉnh điều đó có thể khẳng định nhận thức, và ý thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường, tác hại của RTSH được nâng cao, vì người dân cần một môi trường sống trong lành, nếu phải chi một khoản tiền nhất định tương xứng với rác thải hằng ngày sả ra người dân sẵn sàng thực hiện để công tác VSMT được đảm bảo để cuộc sống của người dân được tốt hơn. Những hộ đồng ý tham gia đóng góp thêm khoản thu phí do nhà nước quy định không chỉ là những hộ CBCC, VC, người làm khu công nghiệp có thu nhập cao, ổn định mà còn có cả người dân thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Bảng 4.10. Ý kiến các hộ điều tra về mức thu phí VSMT theo Nghị quyết HĐND tỉnh Bắc Ninh
STT Đơn vị Số hộ Cao Thấp Phù hợp
1 Phương Liễu 30 3 18 9
2 Phượng Mao 30 2 9 19
3 Việt Hùng 30 0 5 25
4 Tổng 90 5 32 53
Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra (2017)
Tuy nhiên vẫn còn một số hộngười dân chưa sẵn sàng chấp nhận đóng phí VSMT do nhận thức hạn chế, chưa tự nguyện, tự giác số người dân này cho rằng nếu không đóng phí thì việc thu gom, vận chuyển, xử lý RTSH chính quyền (nhà nước) vẫn thực hiện, việc bố trí ngân sách quản lý RTSH là trách nhiệm của chính quyền các địa phương, và nếu không đóng phí VSMT cũng không làm sao, không vi phạm pháp luật, không có tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nào nhắc nhở, xử lý,…đây đang là vấn đề tỉnh Bắc Ninh, huyện Quế Võ cần phải có giải pháp nâng cao nhận thức và tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tự giác thực hiện cùng chính quyền quản lý RTSH.
Qua bảng 4.11ta thấy hộ được hỏi có 62% số hộ có ý kiến hình thức huy động kinh phí thu gom RTSH hiện nay do HĐND tỉnh quy định là phù hợp, không phù hợp 22,2% điều đó chứng tỏ người dân Quế Võ đa số đều không muốn nâng mức phí VSMT vì người dân vẫn nhận thức BVMT hay quản lý RTSH là nhiệm vụ của Nhà nước người dân không phải trả phí hoặc nếu có thì đóng góp thấp vì thực tế tỉnh Bắc Ninhđang là tỉnh có số thu ngân sách lớn (năm 2017 khoảng 23 nghìn tỷ) lại đangbao cấp ngân sách cho công tác vận chuyển,
xử lý RTSH. Việc làm trên tích cực là khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng với tỉnh quản lý RTSH, nhưng hạn chế nếu dùng ngân sách nhà nước hỗ trợ quá lâu sẽ hạn chế XHH quản lý RTSH, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước hạn chế đầu tư phát triển, làm cho người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, huyện Quế Võ quên đi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với công tác BVMT, rác thải sinh hoạt do mình xả ra, công tác bảo vệ MT nhất định trong tương lai gần sẽ gặp khó khăn. Về nguồn nhân lực có 95,5% hộ được hỏi sẽ tiến hành tham gia công tác quản lý rác thải sinh hoạt nếu được yêu cầu với việc làm phù hợp, qua đây có thể thấy hầu hết người dân trong huyện đã hiểu được lợi ích của côngtác vệ sinh môi trường đem lại,tuy nhiên vẫn còn một số ít 3,33% số hộ trả lời sẽ không tham gia số hộ dân này tập trung ở xã Phượng Mao, Việt Hùng, nguyên nhân là do trình độ dân trí 2 xã này còn chưa cao, họ cho rằng công tác vệ sinh môi trường không ảnh hưởng gì đến họ, đó là việc của chính quyền địa phương chứ không phải của họ. Vì vậy đây là khó khăn của chính quyền địa phương.
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của người dân về công tác huy động nguồn lực trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa huyện Quế Võ
Nội dung Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Về hình thức huy động kinh phí - Phù hợp - Không phù hợp - Không ý kiến Tổng 56 20 14 90 62 22,2 15,5 100 Về mức đóng góp kinh phí - Cao - Vừa phải - Thấp - Không ý kiến Tổng 5 32 45 08 90 5,55 35,5 50 8,8 100 Vềhuy động nhân lực - Tham gia
- Không tham gia - Không ý kiến 86 3 01 95,5 3,33 1,2 Tổng 90 100
4.2.4. Đánh giá việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo hướng xã hội hóa hội hóa
Phân loại RTSH tại nguồn là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình xử lý rác thải, nó không chỉ dễ dàng cho khâu xử lý, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được thời gian và chi phí mà còn phục vụ cho khâu tái chế nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong rác có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Do vậy, việc phân loại rác thải tại nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế, xã hội cũng như môi trường.
Trên địa bàn huyện Quế Võ vẫn chưa triển khai và chưa có quy định phân loại rác thải tại nguồn. Theokết quả điều tra trong bảng 4.12 cho thấy trong tổng số hộ điều tra được hỏi thì chỉ có 17,7 % số hộ tự tiến hành phân loại RTSH tuy nhiên việc phân loại cũng chỉ diễn ra ở mức độ đơn giản chủ yếu theo tiêu chí: thức ăn thừa để riêng còn tất cả cho vào một túi nilon, hay những thứ cóthể bán được và không bán được; các vật liệu như kim loại, nhựa,… người dân tích lại sau đó đem bán cho những người thu mua phế liệu; từ đây có thể thấy người dân đã có sự quan tâm và hiểu biết về lợi ích của việc phân loại tại nguồn cũng như tác dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày; người dân ở 2 xã Phượng Mao và Việt Hùng vẫn chủ yếu làm nghề nông nghiệp nên mức độ quan tâm và nhận thức về lợi ích của việc phân loại rác thải đem lại còn chưa cao, hơn nữa do ở nông thôn tính cộng đồng cao hiện tượng học và làm theo mọi người xung quanh khi thấy mọi người không phân loại thì họ cũng không phân loại; mặt khác do huyện Quế Võ chưa triển khai quy định việc phân loại RTSH nên cán bộ địa phương ở các xã nói chung và 03 xã được điều tra nói riêng không thực sự quan tâm việc chỉ đạo, hướng dân người dânphân loại rác thải tại nguồn. Đây cũng là hạn chế của chính quyền địa phương Quế Võ.
Qua điều tra cho thấy có 95,5% hộ điều tra trả lời nhận thấy sự cần thiết của việc phân loại rác thải tại nguồn, 98% số hộ được hỏi sẽ tiến hành phânloại rác thải nếu được yêu cầuqua đây có thể thấy hầu hết người dân đã hiểu được lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn đem lại. Tuy nhiên vẫn còn một số ít (chiếm 2%) số hộ xã Việt Hùng trả lời sẽ không tham gia, nguyên nhân chính là do một số ít người dân Việt Hùng cho rằng việc phân loại không ảnh hưởng gì đến họ, nên việc phân loại chẳng để làm gì vì đằng nào dù phân loại hay không phân loại cũng không ảnhhưởng đến thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH vìnếu
không phân loạithì người thu gom vẫn thu gom,…đây thực sự là điểm yếu của các cấp chính quyền và người dân Quế Võcần sớm có giải pháp cụ thể.
Bảng 4.12. Tình hình phân loại RTSH của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Quế Võ