Đánh giá thực trạng xã hội hóa trong thanh tra, giám sát quản lý rác thả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 80)

thải sinh hoạt

Công tác thanh tra, giám sát quản lý rác thải sinh hoạt huyện Quế Võ hằng năm đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở quan tâm thông qua thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các địa phương, qua ý kiến cử tri,…thông qua kiểm tra, giám sát đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác BVMT, quản lý RTSH trên địa bàn huyện, công tác BVMT, quản lý RTSH đã từng bước được khắc phục, các địa phương đã từng bước quan tâm hơn đến BVMT nhưng nhìn chung công tác thanh tra, giám hiệu quả còn hạn chế; nguyên nhân do không có lực lượng chuyên môn từ huyện đến cơ sở, không có cán bộ chuyên trách đảm nhận công tác môi trường, công tác kiểm tra, giám sát môi trường luôn bị xem nhẹ, các cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo, chế tài sau kiểm tra, giám sát thực hiện thiếu đồng bộ, chưa kiên quyết đã hạn chế lớn đến công tác bảo vệ môi trường, quản lý RTSH trên địa bàn huyện.

Bảng 4.17. Xã hội hóa trong công tác kiểm tra và giám sát tại các địa phương Đơn vị Thị trấn Phố Mới Phương Liễu Việt Hùng Phượng Mao

Sự tham gia

Cơ quan ban ngành, tổ trưởng các tổ đội vê sinh, tổ trưởng tổ dân phố, cộng đồng dân cư

Cơ quan ban ngành,tổ trưởng các tổ đội vệ sinh, cộng đồng dân cư

Cơ quan ban ngành,tổtrưởng các tổ đội vê sinh, cộng đồng dân cư

Cơ quan ban ngành,tổ trưởng các tổ đội vê sinh, cộng đồng dân cư Vai trò Phát hiện, tố giác

những sai phạm về BVMT. Đề xuất thưởng phạt đối với các cá nhân, tổ chức Phát hiện, tố giác những sai phạm về BVMT Phát hiện, tố giác những sai phạm về BVMT Phát hiện, tố giác những sai phạm về BVMT Hương ước, quy ước Đã có hương ước cộng đồng, có các hình thức khen phạt hợp lý dựa trên ý kiến đông đảo của cộng đồng dân cư

Đã có hương ước cộng đồng Đãcó hương ước cộng đồng Đãcó hương ước cộng đồng Cơ chế tham gia

Trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp và gián tiếp

Trực tiếp và gián tiếp

Trực tiếp và gián tiếp Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra (2017)

Theo báo cáo từ năm 2014 đến 2016 Phòng TNMT huyện Quế Võ tham mưu UBND huyện chỉ tổ chức được 02 cuộc kiểm tra ở 02 xã về công tác quản lý RTSH, nội dung kiểm tra chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động, mức thu phí, sử dụng phí VSMT theo quy định, số lượng kiểm tra này là quá ít so với tổng đơn vị hành chính của huyện (21 xã, 111 thôn, khu phố); nguyên nhân vì không có cán bộ chuyên trách, hằng năm huyện không phân bổ kinh phí cụ thể và giao ngân sách cho các địa phương chi nội dung này, trong khi đó BVMT và quản lý RTSH đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm, việc tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường đang là yêu cầu cấp thiết để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về môi trường. Hoạt động giám sát, BVMT cần được cụ thể hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều giải pháp khác nhau, với sự tham gia của nhiều bên liên quan, trong đó người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng, cần được khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Với lực lượng đông đảo các tổ chức chính trị- xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và tố giác những sai phạm, huyện Quế Võ nhiều thôn, khu phố trên địa bàn huyện đã làm tốt vai trò như phát hiện, tố giác các trường hợp đổ rác bừa bãi (đổ rác trộm),…Vai trò này đã được quy định tại các quy chế phối hợp giữa các tổ chức, giao ước thi đua, hương ước khu dân cư trên địa bàn huyện, việc thực hiện đã góp phần đưa công tác quản lý RTSH trên địa bàn huyện đang dần có nền nếp, hiệu quả tuy nhiên một số địa phương thực hiện chưa mang lại hiệu quả thiết thực nguyên nhân chủ yếu các đoàn thể chính trị- xã hội hoạt động một số địa phương hành chính hóa, không quan tâm đúng mức chiều sâu, nặng về phong trào, thi đua không gắn với hiệu quả, xa thực tế, quá trình thực hiện không kiểm tra, đôn đốc, việc đánh giá sơ kết, tổng kết, xếp loại hằng năm chưa coi trọng đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý RTSH, XHH (RTSH) tại địa phương. Chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng dân cư nói chung, các tổ chức xã hội và tổ chức tự quản VSMT nói riêng trong việc kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ BVMT.

Nhìn chung, những năm qua mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế nhưng tại Quế Võ tình hình bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn huyện tại các xã, thị trấn có thể nhận thấy ý thức người dân về VSMT (RTSH) có một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại trên địa bàn huyện chếtài đối với các hành vi vi phạm nhìn chung vẫn chưa đủ sức răn đe, chủ yếu tập trung vào các hành vi như: xả rác tự do vào môi trường, xả nước thải, khí thải

thiết bị, phương tiện cần thiết và chưa quan tâm bốtrí kinh phí tương xứng để hoạt động công tác bảo vệmôi trường, quản lý RTSH, các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưađược các địa phương quan tâm và xử lý kịp thời, thỏa đáng.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI HÓA TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ

4.3.1. Cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt

Trong những năm gần đây, công tác bảo vệmôi trường đang trở thành vấn đề mang tính chất cấp bách không chỉ ở đô thị mà cả vùng nông thôn. Tại huyện Quế Võ hiện nay vẫn chưa xây dựng được khung pháp lý hoàn thiện và chưa có cơ chế, chính sách trong công tác bảo vệmôi trường nói chung và công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào công tác xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt. Kết quảđiều tra cho thấy khó khăn của các tổ chức, cá nhân đó là: Hệ thống chính sách pháp luật bảo vệmôi trường của Nhà nước nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội, còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; một số nội dung về bảo vệ môi trường chưa được quy định và điều chỉnh kịp thời, trong đó có nội dung về phạm tội môi trường; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền một số địa phương trong tổ chức thực hiện công tác đảm bảo bảo vệmôi trường, quản lý RTSH chưa thực sựđược coi trọng; chưa xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ bảo vệmôi trường nhất là trong tình hình hiện nay bảo vệmôi trường đang là vấn đề liên quan tới toàn cầu, phải tập trung giải quyết, phát triển kinh tế- xã hội phải đi liền với BVMT là quyết tâm, nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vềmôi trường cấp tỉnh, huyện và xã chưa được coi trọng thiếu và yếu. Tại huyện Quế Võ Phòng Tài nguyên- môi trường và 21 xã không có cán bộ chuyên trách phụ trách công tác bảo vệmôi trường, cán bộ từ huyện đến xã được phân công phụ trách công tác BVMT 100% đều kiêm nhiệm, không qua đào tạo, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao, nên khi thực hiện nhiệm vụ hạn chế, lúng túng trong chủđộng tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền lãnh đạo hoặc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, xửlý vướng mắc ởđịa phương. Một số phòng, ban, ngành của huyện có chức năng, nhiệm vụ liên quan BVMT nhưng chưa thực hiện nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao; sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệmôi trường giữa các cấp, các ngành huyện Quế Võ

còn hạn chế; cho đến nay quy định về mức thu phí vệsinh môi trường do HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành chưa thực sự phù hợp với các địa phương, giữa thành thị và nông thôn, các thành phần kinh tế, công bằng giữa mức thu phí và khối lượng xả thải; hiện tại với mức phí vệ sinh này không đáp ứng đủ các khoản cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt như chi trả tiền công nhân thu gom, trang bịcơ sở vật chất, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho người lao động thu gom, ngân sách nhà nước bao cấp lớn cho vận chuyển và xử lý rác thải,... chính là những hạn chế trong việc kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia xã hội hóa quản lý RTSH dẫn đến hằng năm ngân sách tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ phải chi một khoản không nhỏ cho quản lý RTSH ảnh hưởng đến chi cho đầu tư và phát triển các địa phương.

4.3.2. Nhận thức của người dân về xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt

Ý thức của người dân là một yếu tố quan trọng nhằm cải thiện công tác quản lý RTSH, nó quyết định hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài của vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, gia đình và mỗi người dân, người dân là nhân tố quyết định đảm bảo sức khỏe và cuộc sống trong lành của chính mình; nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng là một trong những vấn đề mấu chốt, có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả triển khai các mô hình xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt.

Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ

Đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)

Hài lòng 49 54,4

Không hài lòng 27 30

Không ý kiến 14 15,5

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra (2017) Qua kết quảđiều tra, phỏng vấn trực tiếp số hộ 68% rất lo ngại, 32,2% hộ lo ngại nếu rác thải sinh hoạt không được quản lý xử lý một cách kịp thời nó sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường đất, nước và không khí làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân, đặc biệt ở quanh các khu vực dân cư có chứa rác thải họ đều lo ngại trước những diễn biến ngày càng xấu do ô nhiễm môi trường gây ra. Tại xã Phù Lãng nơi đặt nhà máy xử lý rác thải của tỉnh Bắc Ninh 100% hộđược hỏi đều rất lo ngại chất lượng cuộc sống trước mắt cũng như

lâu dài người dân địa phương vì vậy tại nơi đây tình trạng người dân đã bắt đầu di cư đến các địa phương ít ô nhiễm môi trường hơn để sinh sống, cư trú lâu dài.

Theo kết quả điều tra bảng 4.18 cho thấy công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ mới chỉ ở mức trung bình với 54,4% hộ hài lòng, có tới 30% hộ không hài lòng. Nguyên nhân khiến người dân có đánh giá như vậy là do: Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình quản lý RTSH, nó không chỉ dễ dàng cho khâu xử lý, không gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), tiết kiệm chi phí mà còn tái chế dễ dàng, mặc dù nhận thức được lợi ích của việc phân loại RTSH tại nguồn tuy nhiên huyện Quế Võ hiện nay vẫn chưa có quy định người dân phải phân loại rác tại nguồn trước khi thu gom, nếu có phân loại cũng chỉ do người dân tự phát chủ yếu theo tiêu chí: thức ăn thừa để riêng còn tất cả cho vào một chỗ hay những thứ bán được và không bán được, các vật liệu như kim loại, chai, lọ thủy tinh,... người dân tích lại sau đó đem bán cho những người thu mua phế liệu. Nguyên nhân hạn chế trên là do không sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền yêu cầu phải phân loại trước khi xử lý mà chỉ dừng lại ở tuyên truyền vận động còn thực hiện hay không là tùy thuộc người dân; mặt khác cũng là do người dân không có thói quen phân loại RTSH. Bên cạnh đó tình trạng rác bị ứ đọng trong thời gian dài tại hộ, hoặc để ngoài vỉa hè, dệđường làm mất mỹ quan thôn, xóm, tình trạng đổ rác không đúng nơi quy định, khu dân cư tập trung đông người nguyên nhân là do huyện Quế Võ và các địa phương không bố trí thùng rác nơi công cộng gây nên tình trạng bỏ rác không đúng nơi quy định, rác rơi vãi nhiều làm cho công tác thu gom gặp nhiều khó khăn; mặt khác phương tiện thu gom hầu hết được tiến hành bằng phương pháp thủcông nên nguy cơ bị nhiễm các bệnh có nguồn gốc từ rác thải là rất cao, đây là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết triệt để. Qua điều tra hầu hết người dân được hỏi đều cho rằng xã hội hóa trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt là hết sức cần thiết, đó là trách nhiệm của cộng đồng và sự quản lý của nhà nước.

Bảng 4.19. Ý kiến của người dân về tham gia xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt

Ý kiến tham gia Số hộ Tỷ lệ (%) Có 86 95,5 Không Không ý kiến 03 01 3,33 1,2 Tổng 90 100 ồ ổ ợ ế ả ếu điề

Theo kết quả điều tra bảng 4.19 cho thấy có tới 95,5% hộ dân đồng ý nếu huyện Quế Võ tăng cường XHH trong quản lý rác thải sinh hoạt thì hộ sẵn sàng tham gia như đóng tiền thu gom, tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương phát động; từ đó cho thấy mọi người dân đều ủng hộ nhiệt tình, chỉ một số ít 3,3% hộ có ý kiến không tham gia là do nhận thức của người dân chưa cao. Như vậy, cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đồng thời tuyên truyên sâu rộng để mọi người dân tích cực tham gia hơn nữa trong công tác bảo vệmôi trường.

4.3.3. Nhận thức của cán bộ quản lý về xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt sinh hoạt

Theo đánh giá của cán bộ quản lý môi trường, muốn xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường cần phải được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân đòi hỏi phải có tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác chỉ đạo bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, cùng vớihệ thống quản lý rác thải sinh hoạt thật phù hợp với điều kiện địa phương cũng như làm thay đổi thói quen xả thải RTSH của người dân hiện nay, đó là một vấn đề quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.

Bảng 4.20. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý trên địa bàn huyệnQuế Võ STT Ý kiến đánh giá Sốlượng Tỷ lệ (%) 1 Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt - Tốt - Bình thường - Không tốt Tổng 5 6 01 12 41,6 50 8,3 100 2 Ý thức chấp hành của người dân

- Tốt - Bình thường - Không tốt - Không ý kiến Tổng 05 02 01 04 12 41,6 16,6 8,3 33,3 100 3 Công tác xã hội hóa trong quản lý rác

thải sinh hoạt - Tốt - Bình thường - Không tốt Tổng 2 9 01 12 16,6 75 8,3 100 Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra (2017)

Qua điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường bảng 4.20 cho thấy công tác quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay huyện Quế Võ đã đạt được một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)