Khái quát nguồn thải, thành phần, khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 50)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Khái quát tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ,

4.1.1. Khái quát nguồn thải, thành phần, khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa

địa bàn huyện Quế Võ

4.1.1.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện

Là một huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi về giao thông, khí hậu, đất đai cùng với sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp trong những năm gần đây đời sống của người dân huyện Quế Võ không ngừng được nâng lên. Đây cũng là lý do mà số lượng người lao động từcác địa phương trong cả nước, đặc biệt từ các tỉnh Miền trung và các tỉnh Miền núi phía bắc đến lao động, kinh doanh trên địa bàn huyện Quế Võ không ngừng tăng lên. Việc gia tăng dân số tự nhiên và dân số cơ học đã làm cho lượng rác thải ra môi trường tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Quế Võ thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của huyện Quế Võ năm 2016 khoảng 102,5 tấn/ngày (bảng 4.1).

Bảng 4.1.Nguồn thải và khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võnăm 2016

STT Nguồn thải Khối lượng (kg/ngày)

Tỷ lệ (%)

1 Nhà dân, khu dân cư 77.490 75,6

2 Cơ quan, công sở 2.665 3

3 Nơi vui chơi, giải trí 82 0,08

4 Bệnh viện, cơ sở y tế 2.152,5 2,1

5 Công ty, doanh nghiệp 1.588,75 1,55

6 Giao thông, xây dựng 125 0,12

7 Chợ, khu thương mại 18.396,75 17,55

Tổng cộng 102.500 100

Nguồn: Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Quế Võ (2016 ) Số liệu trong bảng 4.1 cho thấy nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của huyện Quế Võ tập trung nhiều nhất ở khu vực dân cư. Hàng ngày khu vực này thải ra một lượng RTSH rất lớn (77.490 kg) chiếm tới 75,6% tổng lượng RTSH phát sinh toàn huyện Quế Võ. Tiếp đến là nguồn rác thải phát sinh từ chợ, khu thương mại (17,55%). Tùy thuộc vào khu vực và mức sống của người dân các địa phương trong huyện mà lượng rác thải tăng hay giảm về trọng lượng và thành phần.

4.1.1.2 .Thành phần rác thải sinh hoạt

Thực tiễn cho thấy kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao thì ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm tiện dụng, hiện đại, phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Kéo theo đó lượng rác thải cũng tăng lên và thành phần cũng phức tạp hơn. Mặt khác thành phần rác thải lại phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ công nghệ, khảnăng tái chế, tái sử dụng, nhu cầu dân cư, tập quán sinh hoạt,... Khi mức sống của người dân được nâng cao thì sốlượng và thành phần rác thải sẽ tăng theo tỷ lệ thuận cùng với đó có nhiều loại rác thải có thể tái sinh, tái sử dụng. Việc thu thập và phân tích thành phần RTSH có ý nghĩa rất lớn đối với việc áp dụng các biện pháp xử lý rác thải, giúp địa phương lựa chọn công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý có hiệu quả.

Bảng 4.2. Thành phần RTSH trên địa bàn huyệnQuế Võ năm 2016STT Nguồn phát Nguồn phát sinh RTSH Thành phần STT Nguồn phát Nguồn phát sinh RTSH Thành phần

1

Từ hoạt động sinh hoạt

Hộgia đình, khu dân cư Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (giấy, gỗ, rơm, rạ, lá cây, carton, thùng xốp, plastic, kim loại, thủy tinh,...), đồdùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa,…), chất thải độc hại như: chất tẩy rửa, bột giặt, thuốc trừ cỏ,… cao su, gỗ.

2

Từ chợ, khu thương mại

Nhà kho, nhà hàng ăn uống, chợ, siêu thị, văn phòng, cửa hàng in, photo, trạm phục vụ, nơi sửa chữa ô tô, xe máy.

Giấy, bìa carton, nhựa, gỗ, CTR thực phẩm đồ ăn thải bỏ, thuỷ tinh, kim loại, CTR nguy hại (dầu thải, mực in thải, pin hỏng,…)

3 Từcơ quan, công sở Trường học, nhà trẻ, các cơ quan hành chính của Đảng, chính quyền,… của địa phương,...

Giấy, nhựa, thực phẩm, bã chè, lá, cành cây, cỏ, sành sứ, thủy tinh, kim loại, vật liệu xây dựng thừa,…

4

Các hoạt động dịch vụ công cộng

Quét dọn đường khu vực thôn, xóm, khu phố, các công trình công cộng khác và các khu vui chơi giải trí, công viên.

Cành cây, lá cây, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai, xác động vật chết, sành sứ, đất đá, gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao,...

Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Quế Võ và HTX vệsinh môi trường thị trấn Phố Mới và qua điều tra các hộ dân trên địa bàn cho thấy thành phần rác thải trên địa bàn huyện Quế Võ khá đa dạng, thay đổi theo thời gian và điều kiện, mức sống sinh hoạt của các hộ dân cư. Thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất hơn (80%), thành phần rác vô cơ là khoảng 20% trong tổng lượng rác thải sinh hoạt; thành phần rác có thể tái sử dụng là nhựa, túi lynon chiếm tỷ lệ khoảng 10%.

4.1.1.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt

Theo thống kê của Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Quế Võ, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của huyện Quế Võ từ năm 2014 đến năm 2016 tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chính khiến khối lượng RTSH phát sinh tăng như vậy là do những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của huyện Quế Võ luôn ở mức cao, lượng tiêu dùng hàng hóa do vậy cũng liên tục tăng lên. Mặt khác Quế Võ có các khu công nghiệp lớn là nơi tập trung nhiều lao động nên có lượng RTSH bình quân đầu người cao 0,6 kg/người/ngày. Như vậy với tổng dân số của huyện hơn 160.000 người (năm 2016) và gần 17 nghìn lao động đang tạm trú tại địa phương thì lượng RTSH phát sinh từ cá`c xã, thị trấn trên địa bàn huyện năm 2016 ước đạt khoảng 102,5 tấn/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế ngoài khối lượng RTSH phát sinh từ các hộ gia đình còn có thêm rác thải từ các cơ quan công sở, công ty, nơi công cộng trên địa bàn huyện.

Bảng 4.3. Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Quế Võ

STT Nội dung 2014 2015 2016

1 Tổng lượng RTSH trong huyện (tấn) 32.485 34.894 37.412 2 Lượng RTSH 01 ngày của huyện (tấn) 89 95,6 102,5 3 Lượng rác BQ trong 01 ngày/người (kg) 0,56 0,59 0,6 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ (2016) Số liệu trong bảng 4.3 cho thấy nhìn chung tổng lượng rác thải sinh hoạt tại huyện là rất lớn năm 2015 là 34.894 tấn, năm 2016 là 37.412 tấn. Trung bình mỗi ngày lượng RTSH trên địa bàn huyện khoảng từ 95-100 tấn, nguồn rác phát sinh chủ yếu là chợ và hộgia đình.

Qua bảng số liệu 4.4 có thể thấy, các hộ gia đình có lượng rác thải từ 2- 4kg/ngày chiếm tỷ lệ lớn nhất. Rác trong các hộ gia đình hầu hết đều được đổ, bỏ đi dẫn đến lượng rác thải ngày càng tăng.

Bảng 4.4. Khối lượng rác thải của các hộ gia đình được điều traKhối lượng rác thải/ngày Số hộ Tỷ lệ% Khối lượng rác thải/ngày Số hộ Tỷ lệ%

< 1 kg 16 17,7 1-2 kg 22 24,4 2-4 kg 29 32,2 4-6 kg 12 13,3 > 6kg Tổng 11 90 12,2 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Huyện Quế Võ có 01 thị trấn và 20 xã, trên địa bàn huyện có 07 chợ truyền thống họp theo các phiên quy định từ 2-3 phiên một tuần, mỗi phiên chợ thường có từ 1000-2000 lượt người tham gia các hoạt động mua và bán các sản phẩn mang tính chất tự cung, tự cấp chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày của người dân, kết thúc các phiên chợ truyền thống thường để lại một lượng rác thải rất lớn không được thu gom. Do nhu cầu mức sống của người dân luôn tăng cao, ngoài các chợ truyền thống trên địa bàn huyện 20/20 xã tại 111 thôn, khu phố, có 71 thôn (88%) có chợ nhỏ (chợ cóc tự phát) hoạt động với quy mô từ 10-30 quầy hàng thường xuyên phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của các khu dân cư cũng góp phần thải ra môi trường lượng RTSH rất lớn. Tại trung tâm huyện có 01 chợ trung tâm thị trấn Phố Mới với hơn 200 gian hàng phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân trong huyện nên lượng rác thải chiếm một tỷ lệ lớn chiếm (hơn 30%) rác thải thị trấn Phố Mới, RTSH nhiều nhất là ở khu vực bán rau, hoa quả và các khu vực giết mổ gia cầm, khu vực ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ bị hư hỏng như rau, củ, quả, nội tạng gia cầm, thức ăn thừa,…lượng bao bì, túi nilong.

Thêm vào đó là rác thải từ các hoạt động dịch vụ, nhà hàng và các quán ăn, thị trấn Phố Mới dọc hai bên Quốc lộ 18 và tỉnh lộ 279 nơi đây rập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện, nơi tập trung đông công nhân lao động khu công nghiệp Quế Võ1, 2 việc kinh doanh buôn bán rất thuận lợi và phát triển đặc biệt là các cửa hàng thương mại, dịch vụ từ mua sắm đến ăn uống, giải trí,… Vì vậy, lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kể. Rác thải từ các cơ quan, trường học chiếm tỷ lệ nhỏ, lượng rác thải từ các cơ quan công sở, trường học hầu hết là giấy loại được đưa đi bán đồngnát hoặc số ít thu gom rồi

đốt, hầu hết lượng rác phát sinh trên địa bàn huyện đều là từ các hộ dâncư.

4.1.2. Tình hình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạttạihuyện Quế Võ

Trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay có một HTX vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới là đơn vị doanh nghiệp duy nhất ngoài quốc doanh hoạt động trong việc thu gom RTSH, nhưng chỉ hoạt động trên địa bàn thị trấn Phố Mới. Còn lại rác thải của 20 xã tại các thôn, xóm là do các tổ, đội thu gom rác thải tại địa phương đảm nhận. Mặc dù đãthu được một số kết quả nhưng hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ vẫn chưa đápứng yêu cầuhiện nay.

Thông thường mỗi thôn sẽ có từ 01- 05 tổ, đội thu gom tùy thuộc vào số hộ trong thôn (từ 180-200 hộ thành lập 01 tổ, đội)đảm nhận thu gomvận chuyển rác của thôn ra điểm tập kết tạm thời. Năm 2011 tỉnh Bắc Ninhhỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh để đầu tư mỗi thôn xây dựng 01 bãi tập trung rác thải (200m2), toàn huyện có 102 điểm tập trung rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên sau khi đi vào sử dụng các bãi tập trung RTSH các thôn đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do tình trạng ô nhiễm môi trường từ bãi rác thải này nên các địa phương đều đặt bãi rác thải xa trung tâm thôn, đường đi vào bãi rác không thuận lợi cho việc đưa xe chuyên dụng vào lấy RTSH để vận chuyển về nhà máy xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác do lượng RTSH luôn tăng nên các bãi RTSH luôn trong tình trạng quá tải. Do đó từ năm 2014 đến nay các bãi này đã không phát huy được tác dụng nên UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định các thôn không tập trung RTSH về bãi tạm thời mà thay thế bằng việc tập kết trực tiếp trên xe thu gom thô sơ (xe goòng do Nhà nước và doanh nghiệp vận chuyển RTSH hỗ trợ 100%). Tùy theo số hộ và dân số thôn mỗi thôn có từ 10-60 xe thu gom thủ công (xe goòng)/thôn nên công nhân thu gom chỉ thu gom và đẩy xe RTSH đến điểm tập kết sau đó Công ty vận chuyển RTSH sẽ theo lịch thống nhất các địa phương quy định hàng ngày/tuần đến bốc và vận chuyển RTSH đến nhà máy xử lý rác thải tập trung của tỉnh (Nhà máy xử lý RTSH Phù Lãng) nên các xã không còn tình trạng đổ rác tới bãi rác của thôn, tình trạng bãi rác quá tải không diễn ra. Tuy nhiên hạn chế tại các điểmtập kết rác thải sinh hoạt tạm thời các thôn, xóm đó là do không có sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, 100% điểm tập kết RTSH tạm thời đều không có quy hoạch và mang tính tự phát, cùng với đó là sự tùy tiện của nhân công thu gom (tiện, gầnđâu đổđó) nên đã gây mất mỹ quan và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường hộ xung quanh (không khí, nước thảitừ RTSH), khu vực tập kết là nơi dễ phát sinh mầm bệnhảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

UBND tỉnh Bắc Ninh

UBND huyện, thị xã, thành phố

Công ty môi trường đô thị Bắc Ninh

UBND xã, phường, thị trấn Doanh nghiệp vận chuyển rác thải

Thôn, xóm (đội, tổ VSMT)

Thu gom RTSH

Điểm tập kết tạm thời thôn, xóm

Nhà máy xử lý rác thải Phù Lãng

Sơ đồ 4.1. Thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn huyện Quế Võ

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ (2017) Quá trình thu gom rác trên địa bàn huyện được tiến hành theo 3 công đoạn sau:

- Công đoạn 1: Rác thải từ các hộ gia đình, cơ quan, khu công cộng, hay các khu chợ được nhân công vệ sinh thu gom lại bằng xe thô sơ, xe đẩy tay. Việc thu gom rác được tiến hành thường xuyên 02 lần/ngày tại thị trấn Phố Mới và 02 ngày/lần đối với các thôn còn lại.

- Công đoạn 2: Sau khi đã được thu gom xong thì rác thải sẽ được đưa về các điểm tập kết rác (không cố định), tại các thôn tuy nhiên những điểm thu gom này mang tính tạm thời, chưa được quản lý chặt chẽ nên gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân sống gần chân điểm thu gom đó.

- Công đoạn 3: Rác được tập kết cứ cuối ngày hoặc sáng sớm thì Công ty vận chuyển rác thải cho xe chuyên dùng đến các điểm của các thôn, xóm theo hợp đồng bốc rác và vận chuyển về nhà máy xử lý rác thải của huyện. Tần suất thu gom thị trấn Phố Mới mỗi ngày 01 lần, xã còn lại (20 xã) 2 ngày/lần do Công

ty vận chuyển rác thải thống nhất với các địa phương và có lịch cụ thể ngày, giờ tới từng thôn, xóm. Ví dụ tại xã Cách Bi việc vận chuyển RTSH thôn Từ Phong vào sáng thứ 2, 4, 6; thôn Vân Xá sáng thứ 3, 5, 7,… Những ngày do điều kiện thời tiết sấu hoặc số lượng RTSH phát sinh nhiều các công ty đảm nhận vận chuyển RTSH đều bố trí tăng chuyến nên trên địa bàn huyện các xã đã hạn chế tình trạng RTSH tồn đọng.

Một số khó khăn trong việc thu gom rác thải sinh hoạt tại Quế Võ đó là: tại các thôn, xóm việc thu gom RTSH do các tổ, đội VSMT do thôn tự thành lập nhân công chủ yếu là những người không có khả năng có việc làm tại khu công nghiệp (phụ nữ trung tuổi sức khỏe yếu, trình độ chuyên môn, văn hóa hạn chế, hoàn cảnh gia đình khó khăn,…), việc thu gom rác không triệt để do lượng rác nhiều, số người thu gom thường ít, hay biến độngkhông ổn định. Do chưa có chế độ thỏa đáng vớicông việc thu gom rác, lao động trong môi trường độc hại, chế độ đãi ngộ thấp nên nhiều thôn, xóm không có nhân công đảm nhận. Tại HTX VSMT thị trấn Phố Mới với số lao động là 12 người, là doanh nghiệp ngoài quốc doanh tự hạch toán theo Luật doanh nghiệp nhưng lương của người lao động chỉ đạt 1.900.000 - 2.100.000đ/người/tháng thấp hơn rất nhiều lao động làm việc tại khu công nghiệp từ 6.000.000- 8.000.000đ/người/tháng, các thôn còn lại trong huyện người thu gom rác chỉ đạt 900.000đ- 1.200.000đ người/tháng. Nhân công thu gom rác tại các thôn 100% khôngqua đào tạo, không chuyên nghiệp, không được hỗ trợ BHYT, BHXH, chế độ khám sức khỏe, chăm sóc y tế, bảo hộ lao động,… nên không khuyến khích được được người lao động nêu cao trách nhiệm với công việc của mình. Trách nhiệm của các cấp chính quyền Bắc Ninhmới chủ yếu là hỗ trợ mà chưa xây dựng được qui định cụ thể mang tính chất pháp lý để quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động thu gom rác. Các mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)