Ý thức của người dân là một yếu tố quan trọng nhằm cải thiện công tác quản lý RTSH, nó quyết định hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài của vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, gia đình và mỗi người dân, người dân là nhân tố quyết định đảm bảo sức khỏe và cuộc sống trong lành của chính mình; nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng là một trong những vấn đề mấu chốt, có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả triển khai các mô hình xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt.
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ
Đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)
Hài lòng 49 54,4
Không hài lòng 27 30
Không ý kiến 14 15,5
Tổng 90 100
Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra (2017) Qua kết quảđiều tra, phỏng vấn trực tiếp số hộ 68% rất lo ngại, 32,2% hộ lo ngại nếu rác thải sinh hoạt không được quản lý xử lý một cách kịp thời nó sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường đất, nước và không khí làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân, đặc biệt ở quanh các khu vực dân cư có chứa rác thải họ đều lo ngại trước những diễn biến ngày càng xấu do ô nhiễm môi trường gây ra. Tại xã Phù Lãng nơi đặt nhà máy xử lý rác thải của tỉnh Bắc Ninh 100% hộđược hỏi đều rất lo ngại chất lượng cuộc sống trước mắt cũng như
lâu dài người dân địa phương vì vậy tại nơi đây tình trạng người dân đã bắt đầu di cư đến các địa phương ít ô nhiễm môi trường hơn để sinh sống, cư trú lâu dài.
Theo kết quả điều tra bảng 4.18 cho thấy công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ mới chỉ ở mức trung bình với 54,4% hộ hài lòng, có tới 30% hộ không hài lòng. Nguyên nhân khiến người dân có đánh giá như vậy là do: Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình quản lý RTSH, nó không chỉ dễ dàng cho khâu xử lý, không gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), tiết kiệm chi phí mà còn tái chế dễ dàng, mặc dù nhận thức được lợi ích của việc phân loại RTSH tại nguồn tuy nhiên huyện Quế Võ hiện nay vẫn chưa có quy định người dân phải phân loại rác tại nguồn trước khi thu gom, nếu có phân loại cũng chỉ do người dân tự phát chủ yếu theo tiêu chí: thức ăn thừa để riêng còn tất cả cho vào một chỗ hay những thứ bán được và không bán được, các vật liệu như kim loại, chai, lọ thủy tinh,... người dân tích lại sau đó đem bán cho những người thu mua phế liệu. Nguyên nhân hạn chế trên là do không sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền yêu cầu phải phân loại trước khi xử lý mà chỉ dừng lại ở tuyên truyền vận động còn thực hiện hay không là tùy thuộc người dân; mặt khác cũng là do người dân không có thói quen phân loại RTSH. Bên cạnh đó tình trạng rác bị ứ đọng trong thời gian dài tại hộ, hoặc để ngoài vỉa hè, dệđường làm mất mỹ quan thôn, xóm, tình trạng đổ rác không đúng nơi quy định, khu dân cư tập trung đông người nguyên nhân là do huyện Quế Võ và các địa phương không bố trí thùng rác nơi công cộng gây nên tình trạng bỏ rác không đúng nơi quy định, rác rơi vãi nhiều làm cho công tác thu gom gặp nhiều khó khăn; mặt khác phương tiện thu gom hầu hết được tiến hành bằng phương pháp thủcông nên nguy cơ bị nhiễm các bệnh có nguồn gốc từ rác thải là rất cao, đây là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết triệt để. Qua điều tra hầu hết người dân được hỏi đều cho rằng xã hội hóa trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt là hết sức cần thiết, đó là trách nhiệm của cộng đồng và sự quản lý của nhà nước.
Bảng 4.19. Ý kiến của người dân về tham gia xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt
Ý kiến tham gia Số hộ Tỷ lệ (%) Có 86 95,5 Không Không ý kiến 03 01 3,33 1,2 Tổng 90 100 ồ ổ ợ ế ả ếu điề
Theo kết quả điều tra bảng 4.19 cho thấy có tới 95,5% hộ dân đồng ý nếu