Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu có sẵn, đã qua xử lý và được công bố thông qua sách báo hoặc các báo cáo định kỳ. Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Các báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của UBND huyện Quế Võđã công bố trong 3 năm 2014, 2015, 2016.

- Báo cáo về kết quả hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại địa phương năm 2014, 2015, 2016 của UBND huyện Quế Võ và HTX vệ sinh môi trường thị trấn Phố Mới.

- Các văn bản, chính sách do Nhà nước ban hành và quyết định về quyền chất thải, rác thải; số lượng và chất lượng rác thải; phân loại rác thải, phương pháp thu gom và xử lý rác thải.

- Những tài liệu thu thập được từ thư viện Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các báo cáo tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ kinh tế những năm trước, tài liệu trên Internet và sách báo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Về đối tượng điều tra: Các hộ dân và cán bộ quản lý trên địa bàn nghiên cứu. Về phương pháp chọn điều tra:

- Đối với hộ dân: Chọn các hộ đại diện điều tra dựa theo 2 tiêu chí: hộ kinh doanh và không kinh doanh.

- Đối với cán bộ: Chọn các cán bộ đều là những người làm việc liên quan đến công tác xã hội hóa trong quản lý RTSH, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực VSMT.

* Về số lượng điều tra:

xã Việt Hùng 30 hộ. Tổng số chọn ra 90 hộ trong toàn huyện để điều tra thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.

- Các cán bộ: Phỏng vấn trực tiếp 20 cán bộ quản lý môi trường cấp xã/thị trấn, Hợp tác xã VSMT thị trấn Phố Mới, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ và một số cơ quan có liên quan khác.

Cụ thể như sau:

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ điều tra 02 người (01 lãnh đạo + 01 nhân viên).

+ Hợp tác xã VSMTthị trấn Phố Mới điều tra 12 người (01 lãnh đạo + 01 cán bộ phụ trách + 10 công nhân làm việc trực tiếp).

+ Mỗi xã/thị trấn điều tra 02 người (01 lãnh đạo + 01 nhân viên). * Về nội dung điều tra:

+ Các hộ dân: Thông tin cơ bản của hộ; sự hiểu biết về các chính sách bảo vệ môi trường; quá trình chấp hành và thực hiện chính sách, mức độ tham gia của hộ gia đình vào công tác xã hội hóa tại địa phương (đóng tiền thu gom rác thải, tham gia vận động nhân dân thực hiện công tác bảo vệ môi trường, trực tiếp tham gia vào các hoạt động do chính quyền địa phương phát động,...); ý kiến đánh giá của hộ về việc triển khai và thực hiện chính sách xã hội hóa đó.

+ Các cán bộ quản lý môi trường: Thông tin cơ bản của cán bộ quản lý, số địa bàn và số người tham gia trực tiếp vào xã hội hóa, những ảnh hưởng cũng như khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện xã hội hóa (về cơ chế chính sách, sự nhận thức và ủng hộ của nhân dân, sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp,...), định hướng của địa phương về vấn đề xã hội hóa trong tương lai, những kiến nghị đề xuất giải pháp để tương cường hiệu quả xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 47)