Phần 2 .cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan
Với đề tài “Tăng cường kiểm soát chi Ngân sách qua KBNN huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” (Thúy, 2014), tác giả luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi Ngân sách nói chung qua Kho bạc. Trong đề tài này, tác giả tập trung chủ yếu vào nội dung kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN, đồng thời đưa ra một số đánh giá, nhận định thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN tại địa bàn nghiên cứu. Tuy đề tài luận văn chưa đi sâu vào nội dung kiểm soát chi ĐTXDCB nhưng một số nội dung về lý luận, quy trình kiểm soát rất có ý nghĩa cho các nghiên cứu liên quan.
Theo Phạm Công Đức (2017), với đề tài “Kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước qua KBNN Phú Xuyên, TP Hà Nội”, Luận văn đã hệ thống các lý luận cơ bản về kiểm soát chi và làm rõ thực trạng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB từ ngân sách nhà nước tại KBNN Phú Xuyên. Thông qua việc đánh giá những mặt được và những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN đã đề ra được một số giải pháp phù hợp cho việc kiểm soát chi ĐTXDCB của KBNN Phú Xuyên. Một số kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng cho nghiên cứu các đề tài liện quan.
Đề tài luận văn của Bùi Ngọc Mai (2010), đã hệ thống và tập trung làm rõ những lý thuyết cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN và đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN tại tỉnh Điện Biên từ năm 2006 – 2009. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý NSNN nói chung, quản lý chi thường xuyên qua KBNN tỉnh Điện Biên nói riêng trong thời gian tới.
Nghiên cứu của Hà Thị Minh Tuyết (2017) và của Hồ Thị Lộc (2017) lại đề cập sâu vào nội dung về hiệu quả đầu tư công hay kiểm soát thanh toán vốn đầu tư Ngân sách xã, trong đó có các nội dung liên quan đến trách nhiệm của KBNN các cấp. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc theo các nội dung chi khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu cụ thể về kiểm soát chi ĐTXDCB phát triển hạ tầng nông thôn còn chưa nhiều, nhất là trong điều kiện các địa phương đang đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng chính là lý do chính để tác giả chọn nội dung này làm đề tài luận văn nghiên cứu.