Kết quả khảo sát, đánh giá trong kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng nông thôn qua kho bạc nhà nước văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 86 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng kiểm soát chi ĐTXDCB cho phát triển hạ tầng nông thôn qua

4.2.3. Kết quả khảo sát, đánh giá trong kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn

vốn NSNN cho phát triển hạ tầng nông thôn qua KBNN Văn Giang

4.2.3.1. Tình hình sai phạm của Chủ đầu tư

Ngoài các đối tượng quản lý liên quan, năng lực quản lý của chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng hồ sơ và chất lượng hồ sơ thanh toán, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, ảnh hưởng đến tiến độ dự án nói chung. Theo quy định hiện hành, việc phân cấp quản lý các công trình xây dựng hạ tầng nông thôn, tùy theo quy mô, tính chất dự án mà có thể giao cho cấp xã, hoặc cấp huyện làm chủ đầu tư từng công trình cụ thể.

Qua thực tế, các chủ đầu tư cấp huyện thường có chuyên môn và năng lực quản lý tốt hơn, ngược lại chủ đầu tư cấp xã có nhiều hạn chế nên các sai sót về hồ sơ thanh toán thường nhiều hơn.

Số liệu thống kê qua nhiều năm cho thấy, tỷ lệ số hồ sơ có sai sót thuộc chủ đầu tư là cấp xã có năm là 60%, trong khi đó tỷ lệ số hồ sơ có sai sót đối với dự án có chủ đầu tư cấp huyện chỉ là 20%. Cụ thể kết quả được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tỷ lệ hồ sơ sai sót theo cấp chủ đầu tư

ĐVT: %

Chủ đầu tư 2015 2016 2017

Tỷ lệ hồ sơ chung có sai sót 22,5 20,4 18,5 Trong đó:

- Chủ đầu tư cấp xã 13,5 9,4 9,5

- Chủ đầu tư cấp huyện 5 6 4

- Cấp khác 4 5 5

Nguồn: KBNN Văn Giang

Qua số liệu trên có thể khẳng định do năng lực quản lý của chủ đẩu tư là cấp xã yếu hơn nên tỷ lệ hồ sơ sai phạm cao hơn so với các hồ sơ dự án có chủ đầu tư là cấp huyện. Cụ thể năm 2015 tỷ lệ hồ sơ sai sót là 13,5% trong tổng số hồ sơ của năm và cao nhất so với các năm 2016 và 2017 Từ thực tế trên đặt ra vấn đề cần phải có sự phân cấp chủ đầu tư các dự án hợp lý, đồng thời phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý dự án của cán bộ cấp xã, cũng như nhân viên kế toán để hạn chế các sai sót trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ liên quan đến thanh toán vốn của các dự án ĐTXDCB.

4.2.3.2. Ý kiến đánh giá liên quan đến kiểm soát chi ĐTXDCB

Lấy ý kiến đánh giá của các đối tượng liên quan đến KSC ĐTXDCB không chỉ có ý nghĩa trong việc hoàn thiện quản lý NSNN, mà còn giúp các cơ quan quản lý đề xuất để bổ sung, hoàn thiện các quy định trong quản lý NSNN nói chung và kiểm soát các khoản chi từ nguồn NSNN cho ĐTXDCB nói riêng. Thông qua các ý kiến đánh giá còn giúp cac cơ quan quản lý đưa ra các giải pháp hợp lý, giúp cho việc quản lý NSNN có hiệu quả nhất.

Kết quả điều tra các đối tượng của chủ đầu tư, kế toán chủ đầu tư, nhà thầu về công tác KSC ĐTXDCB tại Kho bạc được thể hiện qua bảng 4.8

Bảng 4.8. Ý kiến của Chủ đầu tư, nhà thầu qua kiểm soát chi tại KBNN Văn Giang Văn Giang

Nội dung % Ghi chú

1. Về thủ tục kiểm soát chi:

- Đơn giản 26.67

- Phức tạp 40

- Rất phức tạp 33.33

2. Về thời gian giải ngân:

- Chưa kịp thời 16.67 - Kịp thời 83.33 - Ý kiến khác 0 3. Thủ tục quyết toán vốn: - Đơn giản 50,00 - Phức tạp 31.40 - Rất phức tạp 18.60

4. Tính chuyên nghiệp của Cán bộ kiểm soát chi:

- Rất chuyên nghiệp 16.67

- Chuyên nghiệp 50,00

- Chưa chuyên nghiệp 33,33

Từ bảng ý kiến đánh giá trên cho thấy những hạn chế trong kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN cho phát triển hạ tầng nông thôn tại KBNN Văn Giang, cụ thể:

- Đánh giá về thủ tục kiểm soát chi, đã có tới 40% đối tượng được hỏi cho là phức tạp, 33.33% cho là rất phức tạp, và chỉ có 26.67% ý kiến đánh giá cho là đơn giản.

- Về thời gian giải ngân, vẫn có đến 16,67% còn cho rằng chưa kịp thời, có ảnh hưởng đến tiến độ thi công của nhà thầu.

- Liên quan đến thủ tục quyết toán vốn đầu tư, có 50,0% ý kiến cho rằng đơn giản, nhưng vẫn còn trên 18% ý kiến cho rằng là rất phức tạp.

- Đánh giá về tính chuyên nghiệp của cán bộ Kho bạc thực hiện kiểm soát, điều đáng chú ý là có đến 33,33% cho rằng chưa chuyên nghiệp.

Qua tổng hợp các ý kiến trên cho thấy, Kho bạc cần đổi mới một số nội dung liên quan đến các thủ tục kiểm soát từ hoạt động chi đến khâu kiểm soát quyết toán ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN cho phát triển hạ tầng nông thôn, nhằm hỗ trợ kịp thời vốn cho nhà thầu triển khai xây dựng đúng tiến độ và nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.

Trên thực tế, với 02 cán bộ làm công tác kiểm soát chi tại KBNN Văn Giang, trong đó có một người lớn tuổi còn có hạn chế vè sử dụng công nghệ, còn lại cán bộ trẻ tuổi thì còn thiếu kinh nghiệm, nhất là khi tiếp xúc với đại diện chủ đầu tư trong quá trình làm thủ tục thanh toán. Mặt khác, trình độ của các chủ đầu tư (nhất là khối xã) còn thấp và chưa đồng đều nên khi các chủ đầu tư đến giao dịch tại KBNN Văn Giang, cán bộ kiểm soát chi rất vất vả để hướng dẫn các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán tại KBNN. Do đó, có hồ sơ chủ đầu tư phải đi lại nhiều lần mới có thể thanh toán tại KBNN. Điều này dẫn đến tình trạng có một số chủ đầu tư có quan điểm cán bộ KBNN sách nhiễu, hách dịch.

Như vậy, về cơ bản, cán bộ kiểm soát chi KBNN Văn Giang đã đáp ứng được yêu cầu công việc, tuy nhiên cần phải nang cao về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, Kho bạc cũng cần thực hiện việc luân chuyển cán bộ làm công tác kiểm soát chi, thực hiện “một người có thể làm được nhiều việc” nhưng không để ảnh hưởng tới chất lượng kiểm soát, ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân và tiến độ của các dự án nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng nông thôn qua kho bạc nhà nước văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 86 - 89)