Thực trạng kiểm soát chi đtxdcb qua kbnn văn giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng nông thôn qua kho bạc nhà nước văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 62)

4.1.1. Công tác phân bổ Ngân sách cho phát triển hạ tầng huyện Văn giang

Việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN hàng năm cho đầu tư phát triển phải có đủ các điều kiện như: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền và phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch.

Đối với vốn đầu tư do địa phương quản lý do UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn khi đã đủ các điều kiện quy định.

Sở Tài chính và Phòng Tài chính Kế hoạch huyện có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thực hiện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp thẩm quyền quyết định.

Việc phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển cho từng dự án theo mã dự án thực hiện theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 192/2014/TT-BTC ngày12/12/2014; Thông tư 56/2016/TT-BTC ngày 25/03/2016 của Bộ Tài chính.

Sơ đồ 4.1. Quy trình thông báo kế hoạch vốn ĐT xây dựng cơ bản hàng năm

BỘ CHỦ

QUẢN CHÍNH TÀI BỘ TÀI CHÍNH KBNN TW UBND TỈNH SỞ TC KBNN TỈNH UBND HUYỆN, XÃ PHÒNG TC HUYỆN KBNN KH vốn DA TW TB KH vốn DA TW KH vốn DA Tỉnh TBKHV DA Tỉnh KH vốn DA Huyện, Xã TBKHV DA Huyện, Xã

Việc phân bổ vốn cho các dự án đầu tư xây dựng CSHTNT còn căn cứ vào thực trạng kinh tế xã hội, khả năng nguồn vốn của từng địa phương và khả năng nguồn Ngân sách cấp trên phân bổ trong năm kế hoạch. Sau khi vốn được phân bổ, UBND huyện gửi kế hoạch vốn đầu tư về Sở Tài chính, đồng gửi Phòng Tài chính Kế hoạch và KBNN (huyện) để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

4.1.2. Tình hình thanh toán ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN cho phát triển hạ tầng nông thôn tại Văn Giang tầng nông thôn tại Văn Giang

Trên quan điểm tạo mọi điều kiện để giải ngân cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ, những năm qua chính quyền các cấp của Văn Giang luôn chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan liên quan tập trung làm tốt các công việc liên quan đến các công trình xây dựng hạ tầng nông thôn, đặc biệt là các công trình liên quan đến xây dựng nông thôn mới.

Nhờ có sự chỉ đạo trên, những năm qua tình hình thanh toán vốn ĐTXDCB trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế của vùng.

Trong giai đoạn 2015 - 2017 tổng số dự án cho phát triển hạ tầng nông thôn được giải ngân qua KBNN Văn Giang là 184 dự án với tổng giá trị 299.151 triệu đồng, số vốn được giải ngân năm sau lớn hơn năm trước. Trong năm 2016, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tăng lớn nhất (năm 2016 tăng 125.00% so với năm 2015), sau đó là vốn đền bù giải phóng mặt bằng (năm 2016 tăng 120.07% so với năm 2015), vốn thực hiện đầu tư tăng 111.32% so với năm 2015, sau đó mới đến vốn thuộc nhiều nguồn vốn tăng 106.47% và vốn chuẩn bị đầu tư là 78.45%. Năm 2017, tỉ lệ tăng lớn nhất là vốn đền bù giải phóng mặt bằng (năm 2017 tăng 159.94% so với năm 2016), sau đó là vốn chuẩn bị đầu tư tăng 120.94%, vốn thuộc nhiều nguồn vốn tăng 115.81%, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tăng 110.27%, vốn thực hiện đầu tư tăng 103.88%. Vốn đền bù, giải phóng mặt bằng có tỉ lệ tăng lớn nhất do các dự án đền bù, hỗ trợ và tái định cư ít nhưng tổng mức đầu tư lớn, năm 2017 tăng 2.313 triệu đồng tương ứng tăng 159.94% so với năm 2016 nhưng số dự án chỉ tăng 01 dự án.

Bảng 4.1. Tình hình thanh toán ĐTXDCB phát triển hạ tầng nông thôn tại KBNN Văn Giang

STT Loại vốn kiểm soát

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh(%)

Số công trình Tổng giá trị (tr.đ) Số công trình Tổng giá trị (tr.đ) Số công Trình Tổng giá trị (tr.đ) Công trình Giá trị 2016/ 2015 2017/ 2016 2016/ 2015 2017/ 2016

1 Vốn chuẩn bị đầu tư 10 5.425 08 4.256 10 5.147 80,00 125,00 78,45 120,94 3 Vốn thực hiện đầu tư 45 73.994 46 82.371 44 85.564 102,22 95,65 111,32 103.88 4 Vốn đền bù, giải phóng mặt bằng 01 3.214 01 3.859 02 6.172 100,00 200,00 120,07 159.94 5 Vốn thuộc nhiều nguồn vốn 03 4.159 02 4.428 02 5.128 66,67 100,00 106,47 115.81

6 Vốn sự nghiệp có tính chất

đầu tư 01 4.237 04 5.325 05 5.872 400,00 125,00 125,68 110.27

Tổng 60 91.029 61 100.239 63 107.883 748,89 645,65 541,99 610,83

Nguồn: KBNN Văn Giang

Vốn thực hiện đầu tư tuy tỉ lệ tăng không lớn so với các dự án thuộc nguồn vốn khác song vốn thực hiện đầu tư được giải ngân qua KBNN Văn Giang luôn chiếm tỉ trọng lớn (năm 2015 chiếm 81.28%, năm 2016 chiếm 82.17%, năm 2017 chiếm 79.31% tổng số vốn được giải ngân qua KBNN Văn Giang). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại huyện Văn Giang. Các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ khi nào có nguồn vốn mới thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo dự án đã khởi công sẽ có nguồn để trả, không để công nợ của dự án kéo dài.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, tỉ lệ giải ngân ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN cho phát triển hạ tầng nông thôn qua KBNN Văn Giang luôn lớn. Điều này được thể hiện qua bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2. Tỉ lệ giải ngân vốn ĐTXDCB phát triển hạ tầng nông thôn qua KBNN Văn Giang

STT Loại vốn kiểm soát

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Kế hoạch vốn (tr.đ) Tỉ lệ giải ngân (%) Kế hoạch vốn (tr.đ) Tỉ lệ giải ngân (%) Kế hoạch vốn (tr.đ) Tỉ lệ giải ngân (%)

1 Vốn chuẩn bị đầu tư 7.100 76,41 5.100 83,45 5.700 90,3 3 Vốn thực hiện đầu tư 80.256 92,2 86.145 95,62 88.748 96,41 4 Vốn đền bù, giải

phóng mặt bằng 4.258 75,48 5.123 75,33 4.902 81,54 5 Vốn từ nhiều nguồn vốn 4.789 86,84 4.902 90,33 5.623 91,19 6 Vốn sự nghiệp có

tính chất đầu tư 5.269 80,41 5.941 88,11 6.472 90,73 Nguồn: KBNN Văn Giang

Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Văn Giang tương đối cao và tăng qua các năm:

- Tỉ lệ giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư tăng từ 76.41% năm 2015 lên 83.45% năm 2016 và 90.3% năm 2017.

- Tỉ lệ giải ngân vốn thực hiện đầu tư tăng từ 92.2% năm 2015 lên 95.62% năm 2016 và 96.41% năm 2017.

- Tỉ lệ giải ngân vốn đền bù, giải phóng mặt bằng tăng từ 75.33% năm 2016 lên 81.54% năm 2017.

- Tỉ lệ giải ngân vốn thuộc nhiều nguồn vốn tăng từ 86.84% năm 2015 lên 90.33% năm 2016 và 91.19% năm 2017.

- Tỉ lệ giải ngân vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tăng từ 80.41% năm 2015 lên 88.11 năm 2016 và 90.73% năm 2017.

Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư tăng lên qua các năm 2015 - 2017 thể hiện đúng chủ trương của Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang khi chỉ đạo các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trên địa bàn huyện khi lập kế hoạch vốn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp và trình cơ quan cấp trên phải đảm bảo được nguồn thu (nếu nguồn thu từ bán đất phải đảm bảo tỉ lệ đất bán được bao nhiêu, nếu thu từ đất dôi dư phải đảm bảo số đất dôi dư bao nhiêu, số tiền ngân sách thu được trong năm bao nhiêu...) để đảm bảo dự án đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn để xây dựng.

4.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐTXDCB CHO PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG NÔNG THÔN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĂN GIANG TẦNG NÔNG THÔN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĂN GIANG

4.2.1. Quy trình kiểm soát chi ĐTXDCB tại KBNN Văn Giang

KBNN Văn Giang thực hiện quy trình kiểm soát chi ĐTXDCB nói chung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư qua hệ thống KBNN theo quyết định số 282/QĐ-KBNN kèm theo quy trình ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Tổng giám đốc KBNN và Quyết định 5657 kèm theo quy trình thay thế QĐ 282, ngày 28/12/2016 (có hiệu lực từ năm 2017).

Quy trình kiểm soát chi ĐTXDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư qua KBNN Văn Giang có thể khái quát như sau:

3

Sơ đồ 4.2. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc

Ghi chú:

: Hướng đi của hồ sơ, chứng từ Kiểm soát chi

1 9 8 2 7 3 6 5 4 Chủ đầu tư (BQLDA) Bộ phận kiểm soát chi NSNN Lãnh đạo phụ trách KSC ĐTXDCB Bộ phận kế toán NSNN Đơn vị thụ hưởng Bộ phận giao dịch một cửa

Cùng với đó, đồng thời thực hiện theo Quyết định số 1116/QĐ - KBNN ngày 24/8/2007 của Tổng giám đốc KBNN về ban hành quy chế thực hiện “một cửa” trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Bước 1: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ của Chủ đầu tư. Bước 2: Cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận hồ sơ của Chủ đàu tư từ bộ phận giao dịch một cửa và tiến hành kiểm soát các loại hồ sơ, ký các chứng từ thanh toán, trình lãnh đạo phòng ký duyệt.

Bước 3: Bộ phận KSC chuyển toàn bộ chứng từ cho phòng Kế toán. Bước 4: Bộ phận kế toán kiểm tra, ký chứng từ, trình toàn bộ hồ sơ và chứng từ cho Lãnh đạo.

Bước 5: Lãnh đạo xem xét hồ sơ và ký vào các tài liệu liên quan và chuyển trả lại Phòng Kế toán.

Bước 6: Bộ phận kế toán thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thu hưởng.

Bước 7: Phòng kế toán lưu 1 liên các loại chứng từ liên quan và chuyển trả lại toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho bộ phận Kiểm soát chi.

Bước 8: Bộ phận Kiểm soát chi thực hiện lưu hồ sơ theo quy định và thực hiện trả chứng từ cho Chủ đầu tư (BQLDA) qua bộ phận giao dịch một cửa.

Bước 9: Chủ đầu tư nhận lại chứng từ qua bộ phận giao dịch một cửa. Có thể thấy rằng quy trình kiểm soát chi theo cơ chế “một cửa” này tương đối phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước, có tác dụng đơn giản tối đa các thủ tục hành chính, công khai minh bạch, đặc biệt là tách bạch người tiếp nhận hồ sơ với người xử lý hồ sơ nên sẽ hạn chế được các rủi ro trong quá trình kiểm soát.

4.2.2.Thực trạng kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN cho phát triển hạ tầng nông thôn qua KBNN Văn Giang

4.2.2.1. Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư

Nội dung chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm: Chi phí khảo sát, điều tra thu thập tài liệu, phân tích, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, lựa chọn phương án xây dựng, địa điểm xây dựng, thiết kế…

Trong giai đoạn trước năm 2015, vốn chuẩn bị đầu tư trên địa bàn huyện Văn Giang thường dàn trải, chưa phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền. Do vậy, tình trạng một số dự án sau khi tạm

ứng vốn chi phí chuẩn bị đầu tư lại có sự điều chỉnh về quy hoạch nên dự án phải tạm dừng triển khai nên không có khối lượng để nghiệm thu, thanh toán, số dư tạm ứng chưa có khối lượng để thu hồi tạm ứng nên cơ quan KBNN phải theo dõi số dư ứng này và chưa quyết toán được với ngân sách.

Thông tư số 86/2015/TT-BTC ngày 17/6/2015 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN có hiệu lực từ 15/8/2015 quy định rõ về nguyên tắc phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư, theo đó, các dự án chuẩn bị đầu tư được phân bổ vốn phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền. Do vậy, tình trạng không thu hồi được vốn tạm ứng chuẩn bị đầu tư không còn nữa. Điều này được thể hiện trong biểu đồ 4.1 sau:

7100 5100 5700 5425 4256 5147 5425 4256 5147 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000

N ăm 2015 Năm 2016 N ăm 2017

Vốn qua kiểm soát

G iá trị khối lượ ng hoàn thành đề nghị thanh toán

Biểu đồ 4.1.Kết quả kiểm soát chi chuẩn bị ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN cho phát triển hạ tầng nông thôn qua KBNN Văn Giang

Nguồn: KBNN Văn Giang

Trong giai đoạn 2015 - 2017 tổng số kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư là 17.900 triệu đồng, tổng số giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán là 14.828 triệu đồng, số vốn được giải ngân là 14.828 triệu đồng. Tỉ lệ giải ngân đạt trung bình tương đối cao, đạt mức 83.38% /năm. Tỉ lệ giải ngân năm 2015 thấp nhất đạt 76.4% kế hoạch vốn năm, tỉ lệ giải ngân đạt cao nhất vào năm 2017 đạt 90.29% kế hoạch vốn năm. Công tác lập kế hoạch vốn năm bám sát quy hoạch ngành và lãnh thổ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tỉ lệ giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư năm sau cao hơn năm trước, năm 2016 số kế hoạch vốn giảm 2.000 triệu đồng tương ứng giảm 28% kế hoạch vốn so với năm 2015, số vốn được giải

ngân giảm 1.169 triệu đồng tương ứng giảm 21% kế hoạch vốn; năm 2017 số kế hoạch vốn tăng 600 triệu đồng, tăng 11.76% so với năm 2016, số vốn được giải ngân tăng 891 triệu, tăng 20.93% so với năm 2016.

Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư tại KBNN Văn Giang tương đối cao, luôn bám sát với kế hoạch vốn được giao hàng năm. Tuy nhiên, vào năm 2015, tỷ lệ giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư đạt thấp nhất (76.4% kế hoạch vốn năm), nguyên nhân chủ yếu do chủ đầu tư không đảm bảo được nguồn thu để giải ngân cho dự án đầu tư xây dựng. Dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã Xuân Quan chủ đầu tư là UBND xã Xuân Quan, chủ đầu tư đăng ký kế hoạch vốn 2.200 triệu đồng nhưng chỉ giải ngân được 500 triệu đồng, đạt 22.72% kế hoạch vốn năm, dự án Cống ngầm qua Kênh Đông chủ đầu tư là UBND huyện Văn Giang, kế hoạch vốn 1.000 triệu đồng nhưng chỉ giải ngân được 600 triệu đồng đạt 60% kế hoạch vốn năm...Tuy nhiên, đến năm 2016 và năm 2017, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, công tác lập kế hoạch vốn đã sát với thực tế nguồn thu ngân sách của địa phương, không xảy ra tình trạng lập kế hoạch vốn một cách dàn trải, tỷ lệ giải ngân vốn từ đó cũng tăng lên (năm 2017 tỷ lệ giải ngân đạt 90.29% kế hoạch vốn đầu tư).

4.2.2.2. Kiểm soát chi vốn thực hiện đầu tư

a. Kiểm soát thanh toán tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn thực hiện ĐTXDCB

Hiện nay, việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng từ bên nhận thầu (bảo lãnh tạm ứng phải có giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng). Khi chủ đầu tư gửi hồ sơ tạm ứng vốn đến cơ quan KBNN tạm ứng với mức tối đa có thể (không quá 30% kế hoạch vốn năm), KBNN chỉ có thể thu hồi vốn ứng qua từng lần đề nghị thanh toán khối lượng hoàn thành của chủ đầu tư và khống chế thu hồi hết vốn tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Vì vậy, số dư tạm ứng vào cuối năm ngân sách thường rất lớn.

Mặt khác, do đầu tư dàn trải nên NSNN không bố trí đủ vốn cho dự án theo quy định về phân bổ vốn đầu tư (không quá 5 năm đối với dự án nhóm B, không quá 3 năm đối với dự án nhóm C - Thông tư 86/2015/TT-BTC ngày 17/6/2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng nông thôn qua kho bạc nhà nước văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)