Hiệu quả hoạt động của các mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 57)

4.2.1. Hiệu quả kinh tế

4.2.1.1. Doanh thu

Qua điều tra cho thấy doanh thu của từng mô hình trong 3 năm 2013 – 2015. Mô hình đồ gỗ mỹ nghệ có mức tăng doanh thu 14% năm 2014 và 7%, năm 2015 đạt doanh thu trung bình 998 triệu đồng/mô hình/năm. Mô hình sắt thép cũng có mức tăng trưởng khá cao 6% năm 2014 và tăng đến 13% doanh thu năm 2015 đạt trung bình 5028 triệu đồng/mô hình/năm. Đối với mô hình dệt may sự sụt giảm doanh thu khoảng qua 2 năm 2014 và 2015 với doanh thu trung bình năm 2015 là 1.329 triệu đồng/năm/mô hình. Sự chênh lệch giữa mức doanh thu

của mỗi mô hình với mô hình dệt may là rất lớn, mô hình lớn nhất có mức doanh thu 10 tỷ đồng/ năm và nhỏ nhất chỉ 225 triệu đồng/năm.

Đối với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ và sắt thép, có thể thấy rõ mức tăng doanh thu đều đặn ổn định qua từng năm, sự chênh lệch giữa các mô hình cũng không nhiều như trong các mô hình dệt may.

Ở chỉ tiêu này, mô hình sắt thép đã thể hiện hiệu quả doanh thu cao nhất trong ba mô hình, thể hiện cả ở mức doanh thu vượt trội cũng như duy trì sự tăng trưởng ổn định qua từng năm.

Bảng 4.3. Doanh thu trung bình của các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Doanh thu trung bình 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Dệt may 1430 1395 1329 -35 -2,45 -66 -4,73 -50,5 -3,53 Đồ gỗ 824 936 998 112 13,59 62 6,62 87 10,56 Sắt thép 4208 4457 5028 249 5,92 571 12,81 410 9,74 Nguồn: Số liệu điều tra

4.2.1.2. Chi phí

Bảng 4.4: Chi phí sản xuất trung bình của các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chi phí sản xuất trung bình 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Dệt may 1164 1133,4 1096 -30,6 -2,63 -37,4 -3,30 -34,0 -2,92 Đồ gỗ 651,6 708,6 714,7 57 8,75 6,1 0,86 31,55 4,84 Sắt thép 3566,5 3836,5 4280,7 270 7,57 444,2 11,58 357,1 10,01 Nguồn: Số liệu điều tra

Bảng trên cho thấy sự khác biệt rõ rệt về chi phí sản xuất trung bình mỗi mô hình. Đối với dệt may, sự sụt giảm về chi phí qua từng năm cho thấy quy mô sản xuất của mô hình này đang chuyển đổi tuy không lớn. Trung bình mỗi năm khoảng trên một tỷ đồng. Đối với đồ gỗ mỹ nghệ, chi phí trung bình tăng qua từng năm, năm 2013 là 651,6 triệu đồng/ mô hình, đến năm 2015 đã tăng khoảng 10% lên 714 triệu đông/mô hình, chủ yếu do sự biến động của giá gỗ nguyên liệu đầu vào. Đối với mô hình sắt thép, chi phí cao hơn rất nhiều so với hai mô hình còn lại, đồng thời duy trì mức tăng đều qua từng năm, năm 2013 là 3566,5 triệu đồng đến năm 2015 tăng lên 4280,7 triệu đồng/ mô hình, trung bình khoảng 10%/ 01 năm.

Trong chỉ tiêu này, mô hình sắt thép cũng thể hiện mức chi phí lớn nhất, vượt trội so với hai mô hình còn lại, duy trì mức tăng chi phí đều đặn qua từng năm. Tuy vậy, do đặc thù mỗi mô hình khác nhau quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đặc tính sản phẩm là khác nhau nên chưa thể đánh giá hiệu quả của mô hình nào cao hơn qua chỉ qua chỉ tiêu chi phí hoạt động trung bình của mỗi mô hình.

4.2.1.3. Lợi nhuận

Bảng 4.5: Lợi nhuận trung bình của các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Lợi nhuận trung bình 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 +/- % +/- % Dệt may 206 236,3 233,6 30,3 14,71 -2,7 -1,14 Đồ gỗ 169,9 227,1 283,1 57,2 33,67 56 24,66 Sắt thép 641 620 747,3 -21 -3,28 127,3 20,53 Trung bình 339 361,1 421,3 22,1 6,52 60,2 16,67

Một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của một mô hình là lợi nhuận. Đối với mô hình dệt may, lợi nhuận trung bình năm 2014 đã có sự tăng trưởng khá cao 14,71% nhưng lại chững lại ở năm 2015 với sự sụt giảm 2,7% còn 233,6 triệu đồng/năm. Đối với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ, sự tăng trưởng lợi nhuận duy trì ở mức cao, 33,67% năm 2014 và 24,66% năm 2015 đạt 283,1 triệu đồng/ mô hình. Các mô hình sắt thép sự sụt giảm trong năm 2014 do suy thoái của ngành xây dựng nhưng đã khởi sắc trong năm 2015 với mức tăng trưởng 20,53% đạt 747,3 triệu đồng/mô hình. Lợi nhuận trung bình của cả ba mô hình thanh niên phát triển kinh tế ở thị xã Từ Sơn đã đạt mức tăng trưởng khá cao, 6,52% năm 2014 và 16,67% năm 2015.

Trong chỉ tiêu lợi nhuận, mô hình sắt thép vẫn đạt được mức lợi nhuận cao nhất so với hai mô hình còn lại.

4.2.1.4. Hiệu quả sử dụng lao động

Tỷ suất lợi nhuận lao động là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh . Con số này thể hiện hiệu quả sử dụng lao động của mỗi mô hình: Trung bình mỗi lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho mô hình trong một năm. Bảng điều tra trên đã cho thấy hiệu quả của cả ba mô hình trong việc sử dụng lao động tăng theo từng năm. Đối với các cơ sở dệt may, trong những năm gần đây đã chuyển đổi dần từ sản xuất các sản phẩm thô sơ như vải nguyên liệu, gạc băng y tế… sang may mặc thời trang phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời việc đưa máy móc hiện đại vào trong các khâu sản xuất cũng đã làm tăng hiệu quả sử dụng lao động . Đối với các cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ, một số những công đoạn trước kia phải làm thủ công như chạm trổ, đục các chi tiết đơn giản nay đã có máy móc đảm nhận. Việc chuyên môn hóa cũng ngày càng nâng cao, mỗi thợ chỉ làm một số công đoạn, hoặc chi tiết của sản phẩm tùy theo tay nghề dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động cũng cải thiện lớn. Ở mô hình sắt thép tái chế về cơ bản không có sự thay đổi lớn, Tuy nhiên các cơ sở cũng đang đổi mới công nghệ cũng như chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng hiệu quả sử dụng lao động.

Ở chỉ tiêu này, mô hình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đã thể hiện sự cải thiện rõ ràng về hiệu quả sử dụng lao động, dẫn đầu cả về mức tăng qua từng năm và dẫn đầu về chỉ số hiệu quả sử dụng lao động.

Bảng 4.6: Lợi nhuận trung bình trên số lao động của các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Lợi nhuận/ số lao động 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Dệt may 27,8 34,8 37,7 7 25,18 2,9 8,33 4,95 17,81 Đồ gỗ 43,6 58,2 61,5 14,6 33,49 3,3 5,67 8,95 20,53 Sắt thép 58,3 56,4 61,3 -1,9 -3,26 4,9 8,69 1,5 2,57 Trung bình 43,2 49,8 53,5 6,6 15,28 3,7 7,43 5,15 11,92 Nguồn: Số liệu điều tra

4.2.1.5. Hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng trên cho thấy hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất của mỗi mô hình qua từng năm. Đối với các cơ sở dệt may, cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra thu được 0,177 đồng lợi nhuận năm 2013, tỷ suất này đã tăng đến 18% năm 2014 đạt 0,209 và đến năm 2015 tăng nhẹ lên 0,213. Ở mô hình sắt thép, tỉ suất này có sự sụt giảm trong năm 2014 nhưng đã phục hồi lại vào năm 2015, trung bình một đồng chi phí tạo ra 0,175 đồng lợi nhuận. Đạt hiệu quả cao nhất là các cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ. Với mức tăng cao, duy trì khoảng 24% qua mỗi năm, năm 2013 ở mức 0,261 đến năm 2015 đã đạt 0,396 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1 đồng chi phí.

Có thể thấy trong chỉ tiêu này, mô hình đồ gỗ mỹ nghệ đã thể hiện sự vượt trội về khả năng sinh lời cao, duy trì mức tăng đều đặn, liên tục qua từng năm.

Bảng 4.7: Lợi nhuận trên chi phí trung bình của các cơ sở qua các năm 2013 - 2015 (Đơn vị: đồng) Lợi nhuận trên chi phí 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Dệt may 0,177 0,209 0,213 0,03 18 0,00 2 0,02 10,17 Đồ gỗ 0,261 0,32 0,396 0,06 23 0,08 24 0,07 25,86 Sắt thép 0,18 0,162 0,175 -0,02 -10 0,01 8 -0,01 -1,39 Tổng 0,189 0,191 0,207 0,00 1 0,02 8 0,01 4,76 Nguồn: Số liệu điều tra

4.2.1.6. Hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 4.8: Vốn của các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015

(Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Vốn lưu động Dệt may 431,8 391,2 335,9 -40,6 -9 -55,3 -14 -47,9 -11,1 Đồ gỗ 172,5 175,2 185,9 2,70 2 10,7 6 6,7 3,88 Sắt thép 1393,8 1393,8 1450 0 0 56,2 4 28,1 2,02 Vốn tự có trung bình Dệt may 312,5 336,4 358,4 23,9 8 22 7 22,95 7,34 Đồ gỗ 291,8 373,6 382,6 81,8 28 9, 2 45,4 15,56 Sắt thép 2455 2855 3475 400 16 620 22 510 20,77

Vốn đi vay trung bình

Dệt may 459,1 371,8 281,4 -87,3 -19 -90,4 -24 -88,85 -19,35

Đồ gỗ 288,3 284,7 297 -3,60 -1 12,3 4 4,35 1,51

Sắt thép 1364,7 1364,7 1476,5 111,8 8 55,9 4,10 Nguồn: Số liệu điều tra

Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, vì vậy nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Đối với các mô hình dệt may, vốn lưu động có sự suy giảm qua từng năm, đến năm 2015 chỉ còn 335,9 triệu đồng/ cơ sở, giảm 22% với năm 2013. Đối với mô hình sắt thép và đồ gỗ mỹ nghệ vốn lưu động có mức tăng nhẹ lần lượt là 8% và 4% của năm 2015 so với năm 2013. Mô hình sắt thép cũng là mô hình có vốn lưu động cao nhất, duy trì ở mức khoảng 1400 triệu đồng/ cơ sở/ năm.

Vốn tự có của mỗi cơ sở ở cả ba mô hình đều tăng qua từng năm. Mô hình dệt may có mức tăng thấp nhất 15% của năm 2015 so với năm 2013 đạt trung bình 358,4 triệu đồng/cơ sở. Tiếp theo là đồ gỗ mỹ nghệ với mức tăng 31% của năm 2015 so với năm 2013 đạt 382,6 triệu đồng. Cao nhất là trong mô hình sắt thép với mực tăng đến 42% của năm 2015 so với năm 2013 đạt 1405,3 triệu đồng/ cơ sở.

dệt may, năm 2015 trung bình mỗi cơ sở vay 281,4 triệu đồng giảm đến 39% so với năm 2013. Các cơ sở thuộc mô hình đồ gỗ mỹ nghệ gần như giữ nguyên mức vốn vay với 3% tăng thêm năm 2015 so với năm 2013 đạt 297 triệu động. Mức tăng vốn vay cũng như số tiền vay cao nhất là ở mô hình sắt thép với mức tăng 8% của năm 2015 so với năm 2013 đạt 1476,5 tỷ đồng.

Qua ba chỉ tiêu trên có thể thấy ở mô hình dệt may, sự thay đổi sản phẩm sản xuất dẫn đến giảm chu kỳ sản suất, vốn lưu động và vốn đi vay của mỗi cơ sở cũng giảm phù hợp với chủng loại sản phẩm sản xuất. Đồng thời các cơ sở dệt may cũng có xu hướng duy trì hoặc mở rộng sản xuất đối thể hiện qua việc tăng vốn tự có. Đối với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ, mức vốn lưu động và vốn đi vay vẫn duy trì tăng qua từng năm, đặc biệt vốn tự có tăng đến 31% thể hiện mức tăng trưởng tốt của các cơ sở trong mô hình này. Với mô hình sắt thép, Các cơ sở có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh qua mức tăng vốn đi vay và vốn tự có đạt mức tăng trưởng cao nhất trong ba mô hình, 42% tăng thêm của năm 2015 so với năm 2013.

Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình điều tra Qua ba năm 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Lợi nhuận/Vốn lưu động trung bình

Dệt may 0,48 0,60 0,70 0,13 27 0,09 15 0,109 22,89

Đồ gỗ 0,98 1,30 1,52 0,31 32 0,23 17 0,269 27,31

Sắt thép 0,46 0,44 0,52 -0,02 -3 0,07 16 0,028 6,03

Lợi nhuận/Vốn tự có trung bình

Dệt may 0,66 0,70 0,65 0,04 7 -0,05 -7 -0,004 -0,56

Đồ gỗ 0,58 0,61 0,74 0,03 4 0,13 22 0,079 13,54

Sắt thép 0,26 0,22 0,22 -0,04 -17 0,00 -1 -0,023 -8,82

Lợi nhuận/Vốn đi vay trung bình

Dệt may 0,45 0,64 0,83 0,19 42 0,19 31 0,191 42,51

Đồ gỗ 0,59 0,80 0,95 0,21 35 0,16 20 0,182 30,88

Sắt thép 0,47 0,45 0,51 -0,02 -3 0,05 11 0,018 3,87 Nguồn: Số liệu điều tra

Bảng trên đây đã làm rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của mỗi cơ sở. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động ở mô hình dệt may có mức tăng khá cao qua từng năm, trung bình năm 2013 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0,48 đồng lợi nhuận, đến năm 2015 tỉ suất này đã tăng lên 1/0,7 đồng. Ở các cơ sở sắt thép. Tỉ suất này không có sự biến động lớn, duy trì ở mức 1/0,52 đồng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao nhất là ở mô hình đồ gỗ mỹ nghệ, mức tăng cao qua từng năm, từ 1/0,98 đồng năm 2013 đã tăng lên đến 1/1,52 đồng năm 2015.

Ở chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn tự có thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn tự có của cơ sở. Ở chỉ tiêu này, mô hình dệt may duy trì ở mức 1/0,65 đồng. Đối với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ vẫn duy trì mức tăng khá cao, 1 đồng vốn tự có tạo ra 0,74 đồng lợi nhuận. Thấp nhất là ở mô hình sắt thép với mức lợi nhuận trên vốn tự có thấp nhất đạt 1/0,22.

Cuối cùng là chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đi vay. Mô hình dệt may đã thể hiện sự hiệu quả cao trong sử dụng tốt nguồn vốn đi vay trong sản xuất kinh doanh, năm 2013 đạt 1/0,45 đồng, năm 2015 đã tăng lên 1/0,83 đồng, mức tăng cao nhất trong các mô hình. Ở các cơ sở đồ gỗ, sự hiệu quả trong sử dụng vốn đi vay cũng là khá tốt. Tuy vốn đi vay trung bình của các cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ không tăng nhiều qua các năm nhưng với mức lợi nhuận tăng trưởng cao qua các năm, tỷ suất này cũng tăng từ 1/0,59 đồng năm 2013 tăng lên 1/0,95 đồng năm 2015. Với mô hình sắt thép tỷ suất này duy trì ổn định ở mức 1/0,51 đồng.

Qua ba chỉ tiêu đánh giá trên, có thể thấy mô hình đồ gỗ mỹ nghệ thể hiện sự vượt trội về hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh, sự ổn định và duy trì mức tăng trưởng cao qua các năm. Mô hình dệt may cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong mỗi cơ sở, đặc biệt đối với vốn đi vay. Với mô hình sắt thép với đặc trưng điều kiện sản xuất kinh doanh yêu cầu nguồn vốn lớn cho máy móc, công cụ cũng như các điều kiện khác, hiệu quả sử dụng vốn của các cơ sở sắt thép là thấp hơn so với hai mô hình trên tuy vẫn duy trì được sự ổn định qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)