Nâng cao hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 83 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình thanh niên làm kinh tế thị

4.4.3. Nâng cao hiệu quả môi trường

4.4.3.1. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng về môi trường

Thực tế người lao động và người dân làng nghề coi việc bảo vệ môi trường là việc của các cấp chính quyền. Họ luôn trông chờ vào bên ngoài trong việc cải thiện chất lượng môi trường sống của chính họ. Vì vậy, giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, làm cho các thành viên trong cộng đồng nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi người trước hết vì sức khoẻ của chính bản thân những người lao động và nhân dân trong làng nghề. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường, việc nâng cao nhận thức của người dân có thể bằng nhiều hình thức như:

- Tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các ngành của địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ ... tuyên truyền sâu rộng Luật bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường đến cơ sở sản xuất, cụm dân cư, đặc biệt là những làng nghề truyền thống đang bị ô nhiễm như làng nghề sắt thép, mộc mỹ nghệ, nghề dệt.

- Sử dụng các phương tiện truyền thanh của thôn, khu phố để thông háo, nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh chung, tăng cường các khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng, tổ chức cho các hộ sản xuất ký cam kết về bảo vệ môi trường ...

- Mỗi làng nghề truyền thống nên xây dựng quy định về bảo vệ môi trường dựa trên tính chất sản xuất đặc thù của từng địa phương. Những quy định này được đưa vào hương ước của làng và được đưa vào tiêu chí để xét tặng, công nhận gia đình văn hoá và làng văn hoá. Việc thực hiện các quy định này chịu sự giám sát của các cấp chính quyền xã phường.

- Trong những năm qua, chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào môi trường và các chủ cơ sở sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc đổ rác thải. Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng và ngày càng trầm trọng. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện việc thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất. Hàng tháng, mỗi hộ phải nộp số tiền nhất định theo khối lượng chất thải thải ra môi trường, số tiền này được đưa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đền bù cho những người không làm nghề bị thiệt hại do vấn đề môi trường gây ra.

4.4.3.2. Giải pháp quy hoạch

- Phân bố lại địa bàn sản xuất theo hướng tập trung hóa và quy hoạch hợp lý hơn. Đối với ba mô hình phát triển kinh tế theo làng nghề truyền thống tiêu biểu ở thị xã Từ Sơn, việc hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề còn mang ý nghĩa lớn trong việc chỉnh trang đô thị, di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư, làm sạch môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hạn chế được những thiệt hại trong quá trình sản xuất gây ra.

- Quy hoạch tách riêng hệ thống thoát nước mưa khỏi nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Tiếp tục đưa vào xây dựng nâng công suất của nhà máy xử lý nước thải thị xã trong theo đúng tiến độ đề ra.

- Xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý rác thải thị xã Từ Sơn trong thời gian tới. Đồng thời nghiên cứu các giải pháp, công nghệ tiên tiến để hạn chế tối đa lượng rác thải trong quá trình sản xuất, ví dụ như tái chế xỉ sắt đối với các cơ sở sản xuất sắt thép, tái chế gỗ thải loại như mùn cưa thành sản phẩm khác...

- Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị trên toàn thị xã, đảm bảo tỷ lệ lớp phủ thực vật thích hợp : Mục tiêu không chỉ để cải thiện chất lượng môi trường không khí và giảm thiểu xói mòn rửa trôi, mà còn tạo không gian đô thị xanh, sạch, đẹp.

4.4.3.3. Giải pháp quản lý

Cần sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cơ chế chính sách, quy định phù hợp, đầu tư hợp lý cho khâu bảo vệ môi trường ; kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường với đặc thù riêng của địa phương. Mặt khác, cần kiểm soát thường xuyên, thanh tra môi trường, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải nhằm đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích các cơ sở sản xuất tích cực đổi mới thiết bị công nghệ, thay đổi sản phẩm, áp dụng tiêu chuẩn mới, di dời các đơn vị gây ô nhiễm môi trường.

Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo bảo vệ môi trường ở mỗi xã, phường có làng nghề truyền thống, củng cố hệ thống quản lý theo ngành dọc thống nhất để có thể quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, quảng bá công tác bảo vệ môi trường với việc hoàn thiện các chính sách/quy định về sử dụng môi trường và tài nguyên liên quan trực tiếp đến cộng đồng. Gắn lợi ích kinh tế của cộng đồng với các hoạt động bảo vệ môi trường . Hỗ trợ cộng đồng trong việc tìm kiếm các cơ hội làm việc và kế sinh nhai, đặc biệt khi có những yêu cầu thay đổi ngành nghề truyền thống do việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mới.

Phát triển công tác giáo dục nâng cao nhận thức môi trường bằng những hình thức thích hợp.Mục tiêu của giải pháp này là tuyên truyền giáo dục, xây dựng thói quen, nếp sống thân thiện với môi trường làm cơ sở cho việcvận động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Xã hội hoá các mô hình tổ, đội, HTX, Công ty dịch vụ vệ sinh môi trường làm công tác thu gom, vận chuyền, xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn. Trên cơ sở định mức đơn giá do UBND tỉnh quy định có sự đồng thuận về hình thức tổ chức và phương thức hợp đổng giữa đơn vị dịch vự và chủ cơ sở có nguồn thải.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong phát triển làng nghề truyền thống, bên cạnh các giải pháp quản lýhành chính,còn cần sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện truyền thông tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

4.4.3.4. Giải pháp công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ môi trường, nhanh chóng làm chủ các công nghệ tiên tiến, phát huy tối đa các công nghệ truyền thống và tiến tới sáng tạo công nghệ mới nhưng phải phù hợp với điều kiện của cơ sở, ưu tiên phát triển công nghệ thân thiện môi trường và tái sử dụng, tái chế chất thải.

- Xây dựng các mô hình trình diễn về xử lý khí thải, nưóc thải, hóa chất độc hại đối với hoạt động sản xuất ở các địa phương Châu Khê, Đồng Kỵ, Tương Giang để từ đó nhân rộng mô hình ra tất cả các làng nghề khác trong thị xã.

- Khuyến khích cải tiến, áp dụng các công nghệ tiến bộ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng rác thải. Tổ chức tập huấn áp dụng các biện pháp quản lý sản xuất về công nghệ và thiết bị trong sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Từ đó các cơ sở sản xuất có thể áp dụng như hệ thống xử lý bụi và khí S02 bằng tháp rửa, dùng dung dịch nước vôi, phân loại và ghi rõ các thùng hóa chất đã sử dụng ...

- Sử dụng giải pháp tuần hoàn các loại chất thải phát sinh trong qúa trinh sản xuất như nước thải, chất thải rắn từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.

- Các cơ sở sản xuất phải đắu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào môi trường. Đây có thể coi là tiêu chí đặt ra khi cấp giấy phép hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)