Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 64 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Hiệu quả hoạt động của các mô hình

4.2.2. Hiệu quả xã hội

4.2.2.1. Tạo việc làm cho người lao động

Quy mô lao động ở các mô hình thanh niên phát triển kinh tế còn khá nhỏ. Với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ và sắt thép thường có khá đông lao động từ địa

phương khác đến làm, ngoài lao động có công việc thường xuyên thì phần lớn lao động không thường xuyên theo làm việc theo nhu cầu của chủ cơ sở được bố trí các công việc phát sinh hàng ngày, do đó hai làng nghề này đã hình thành chợ lao động (lao động nơi khác đến tập trung tại làng sau đó được phân công bố trí công việc theo yêu cẩu của cơ sở). Với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ, lao động này thường làm các việc phụ như đánh giấy giáp, véc ni, vận chuyển, bốc xếp. Ở Đa Hội, lao động này thường vận chuyển, phân loại, bốc xếp, gia công nguyên vật liệu, hàng hóa... Lao động thường đến từ các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Bắc Giang và từ các địa phương tiếp giáp với làng nghề. Kết quả điều tra cũng cho thấy, số lượng lao động trung bình của mô hình sắt thép và đồ gỗ mỹ nghệ đều tăng qua từng năm. Mô hình sắt thép năm 2015 trung bình có 16,25 lao động tăng trung bình mỗi năm khoảng 9,74%. Đặc biệt mô hình đồ gỗ mỹ nghệ mức tăng trung bình 37,91%/năm từ trung bình 7 lao động/mô hình năm 2013 đến năm 2015 là 12,33 lao đông/mô hình. Điều này chứng minh sự phát triển tốt của 2 mô hình kinh tế trên tại địa bàn thị xã Từ Sơn.

Bảng 4.10 Số lao động trung bình mỗi mô hình ba năm 2013 - 2015

(Đơn vị tính: Người) Số lao động trung bình 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Dệt may 9,38 8,61 7,94 -0,77 -0,08 -0,7 -7,80 -0,72 -7,68 Đồ gỗ 7,01 8,55 12,33 1,54 22 3,8 44,24 2,659 37,91 Sắt thép 13,60 15,40 16,25 1,80 13 0,9 5,52 1,325 9,74 Nguồn: Số liệu điều tra

Với mô hình dệt may, quy mô lao động bình quân năm 2013 là 9,38 lao động/mô hình đến năm 2015 giảm chỉ còn 7,94 lao động/mô hình. Hiện nay, các mô hình dệt may nguồn lao động chủ yếu là lao động tại chỗ và tại địa phương, lao động đi thuê và từ địa phương khác đến hầu như không có, số lao động nữ nhiều hơn từ 2-3 lần lao động nam, điều này là phù hợp với đặc điểm của nghề dệt may.

4.2.2.2 Tăng chất lượng lao động tại các cơ sở điều tra

Bảng 4.11 Số lao động chính có tay nghề cao ở các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn

(Đơn vị tính: Lao động) Số lao động chính 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Dệt may 5,71 5,36 4,97 -0,35 -6,15 -0,39 -7,27 -0,37 -6,49 Đồ gỗ 3,86 3,90 4,61 0,03 0,83 0,72 18,39 0,374 9,68 Sắt thép 11 11 12,2 0 0 1,2 10,91 0,6 5,45 Nguồn: Số liệu điều tra

Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất của nguồn lao động. Lao động ở các mô hình làng nghề truyền thống có trình độ văn hóa thấp đa phần là các lao động thuê từ địa phương khác, còn lao động tại các làng nghề có trình độ cao hơn, Số liệu bảng 4.5 phản ánh trình độ kỹ thuật của lao động ở các cơ sở điều tra thông qua số thợ chính ở mỗi mô hình.

Với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ và sắt thép, số thợ chính có tay nghề cao tăng đều qua từng năm, từ trung bình 3,86 lao động/mô hình với mô hình đồ gỗ và 11 lao động/mô hình đối với mô hình sắt thép trong cả hai năm 2013 và 2014 đã tăng lần lượt 18,39% và 10,91% trong năm 2015 lên 4,6 lao động/mô hình và 12,2 lao động/mô hình. Thực tế cho thấy lao động trong các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã cần được đào tạo cơ bản, nâng cao tay nghề hơn nữa, đặc biệt là lực lượng lao động tại địa phương (đây là lực lượng nòng cốt của làng nghề) thì mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong hiện tại và tương lai.

4.2.2.3. Tạo việc làm cho lao động địa phương

Đối với mô hình dệt may ở xã Tương Giang, với địa bàn gần các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp Vsip, cũng như mức thu nhập chưa cao so với mặt bằng chung nên sự thu hút lao động tại địa phương còn chưa cao, trung bình mỗi cơ sở có khoảng 3,2 lao động, sụt giảm khoảng 4,29% qua mỗi năm. Trong mô hình đồ gỗ mỹ nghệ lại thể hiện sự khác biệt rõ ràng, số lao động địa phương đã duy trì mức tăng trung bình 42,74%/năm từ

trung bình 6,2 lao động/ cơ sở năm 2013 đã tăng lên 11,5 lao động địa phương/cơ sở trong năm 2015. Trong mô hình sắt thép, số lao động địa phương tuy có tăng nhưng không lớn, trung bình có khoảng 7,7 lao động địa phương/cơ sở.

Bảng 4.12. Tạo việc làm cho lao động địa phương tại chỗ ở các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015

(Đơn vị tính: người) Số lao động địa phương trung bình 2013 2014 2015 Bình quân +/- % Dệt may 3,5 3,3 3,2 -0,3 -4,29 Đồ gỗ 6,2 7,7 11,5 5,3 42,74 Sắt thép 7,5 7,5 7,7 0,2 1,33 Nguồn: Số liệu điều tra

Rõ ràng, mô hình đồ gỗ mỹ nghệ trong những năm qua đã tạo việc làm cho lao động địa phương nhiều nhất so với hai mô hình còn lại.

4.2.2.4. Tạo việc làm cho lao động nữ, tăng vị thế phụ nữ, giải quyết vấn đề giới trong phát triển

Qua số liệu điều tra và phỏng vấn thực tế, đối với các mô hình thanh niên làm kinh tế ở địa bàn thị xã, lao động nữ thể hiện vai trò khá quan trọng. Tuy vây, chủ yếu lao động nữ chỉ đảm nhận các phần việc mang tính chất đơn giản, mức thu nhập của lao động nữ so với lao động nam vẫn còn có sự chênh lệch. Sự thiệt thòi này đến từ các nguyên nhân khách quan như phong tục tập quán, định kiến xã hôi.. nguyên nhân chủ quan như trình độ, nguồn vốn…Chủ cơ sở là nữ thanh niên cũng gần như không có, đa phần là nam giới. Bảng điều tra trên cho thấy số lao động nữ ở các cơ sở dệt may là lớn nhất. Tuy nhiên lại có sự suy giảm qua từng năm.

Bảng 4.13. Tạo việc làm cho lao động nữ ở các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015 (Đơn vị tính: Lao động) Số lao động nữ trung bình 201 3 201 4 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Dệt may 5,5 5,1 4,7 -0,4 -7 -0,4 -8 -0,4 -7,27 Đồ gỗ 2,6 2,3 4 -0,3 -12 1,7 74 0,7 26,92 Sắt thép 2,4 3,2 3,2 0,8 33 0,0 0 0,4 16,67 Nguồn: Số liệu điều tra

Đối với các cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ lại thể hiện sự tích cực trong việc tạo việc làm cho lao động nữ. Năm 2015 trung bình mỗi cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ có 4 lao động nữ, tăng đến 74% so với năm 2014. Lao động nữ trong các cơ sở sản xuất đồ gỗ chủ yếu đảm nhận các khâu ít đòi hỏi tay nghề cao như đánh giấy ráp hoặc buôn bán kinh doanh gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ. Đối với các mô hình sắt thép cũng đã có mức tăng mỗi năm khoảng 16,67% từ trung bình 2,4 lao động nữ/ cơ sở năm 2013 lên 3,2 lao động nữ/ cơ sở năm 2015. Trong dệt may lại chứng kiến sự suy giảm trong tạo việc làm cho lao động nữ đạt trung bình 4,7 lao động nữ/ cơ sở năm 2015, giảm khoảng 7,27% mỗi năm so với năm 2013. Sự sụt giảm này nguyên nhân chính là do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ dệt truyền thống sang sản xuất may mặc tiêu dùng cũng như việc đưa máy móc vào trong sản xuất. Với chỉ tiêu này, đánh giá chung mô hình đồ gỗ mỹ nghệ đã và sẽ tạo ngày càng nhiều việc làm cho lao động nữ.

4.2.2.5. Tạo thu nhập cho người lao động

Thu nhập trung bình của thợ chính đối với các cơ sở dệt may năm 2015 là 4,64 triệu đồng/tháng, tăng nhẹ so với các năm trước, cao hơn khoảng 36 đối vơi thợ phụ là 3,4 triệu đồng/tháng. Công việc đối với các cơ sở dệt may không yêu cầu cao về mặt kĩ thuật, không ảnh hưởng đến sức khỏe , phù hợp đối với những lao động nữ. Mức thu nhập cao thứ hai là ở các cơ sở sắt thép với mức thu nhập đối với thợ chính khoảng 6,7 triệu đồng/ tháng, cao hơn khá nhiều so với thợ phụ là 4,75 triệu đồng. Điều kiện lao động đối với các cơ sở này yêu cầu người lao động phải có sức khỏe tốt, môi trường làm việc khá độc hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe với điều kiện lao động ở các cơ sở hiện nay, đa phần thợ chính ở các cơ sở là nam giới đảm nhận các công việc trong lò luyện thép, vận chuyển bốc xếp hàng khóa. Lao động phụ chủ yếu là nữ đảm nhận các công việc phân loại nguyên liệu đầu vào và đảm nhận phần phân phối sản phẩm. Mức thu nhập trung bình cao nhất là và cũng có mức tăng cao nhất qua các năm là ở mô hình đồ gỗ mỹ nghệ với 7,6 triệu đồng/ tháng đối với thợ chính, cao hơn đến 77% so với thợ phụ chỉ khoảng 4,3 triệu đồng/ tháng. Ở mô hình này, để tạo lên sản phẩm chất lượng cần đòi hỏi tay nghề, kĩ thuật cao của người lao động. Thợ phụ chỉ đảm nhận được các công việc như xẻ, ghép nối, đánh giấy ráp...các lao động nữ cũng có thể làm được.

Bảng 4.14. Thu nhập trung bình của người lao động ở các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015

(Đơn vị: triệu đồng/tháng)

Mức thu nhập trung bình của

thợ chính 2013 2014 2015

Dệt may 4,44 4,44 4,64

Đồ gỗ 6,43 7 7,6

Sắt thép 6,6 6,6 6,7

Mức thu nhập trung bình của thợ phụ

Dệt may 3,3 3,3 3,4

Đồ gỗ 3,7 4 4,3

Sắt thép 4,6 4,7 4,75

Nguồn: Số liệu điều tra

Ở hai chỉ tiêu này, vẫn là ở các cơ sở thuộc mô hình đồ gỗ mỹ nghệ mang lại mức thu nhập cao nhất cho người lao động, tăng đều qua từng năm.

4.2.2.6. Đóng góp với ngân sách nhà nước và địa phương

Đối với mô hình dệt may ở xã Tương Giang, mức đóng thuế phí cho ngân sách nhà nước cũng như đóng góp cho địa phương còn khá hạn chế, trung bình mỗi cơ sở chỉ đóng góp duy trì ở mức 2 triệu đồng/ năm tiền thuế cho nhà nước và khoảng 1 triệu đồng cho địa phương. Năm 2015, Tương Giang đã hoàn thành các chỉ tiêu và được công nhận là xã nông thôn mới năm 2015, các chính sách ưu tiên cũng như mức độ đầu tư của thị xã đối với các cơ sở sản xuất ở mô hình này sẽ có nhiều thay đổi trong những năm tới. Các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trung bình đóng 13,1 triệu đồng tiền thuế cho nhà nước trong năm 2015, tăng khoảng 25% so với năm 2013, mức đóng góp đối với địa phương cũng tăng qua từng năm trung bình mỗi cơ sở đóng góp cho địa phương 6,2 triệu đồng/năm tăng 24 so với năm 2013.

Ở mô hình sắt thép, mức đóng thuế cho nhà nước vượt trội so với các mô hình khác đạt 46,5 triệu đồng/năm tăng đến 25 so với hai năm trước, mức đóng góp cho địa phương cũng tăng khá cao trung bình khoảng 8 triệu đồng/ năm, tăng 14% so với hai năm trước. Nhìn chung trên toàn thị xã, Các mô hình thanh niên phát triển kinh tế đã có sự đóng góp thuế cũng như cho địa phương tuy chưa thể so với các doanh nghiệp lớn, lâu năm trên địa bàn nhưng đều tăng qua từng năm,

góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho thị xã.

Bảng 4.17 Đóng góp đối với ngân sách nhà nước và địa phương ở các mô hình điều tra qua ba năm 2013 - 2015

(Đơn vị: triệu đồng/năm)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2013 - 2014 So sánh 2014 - 2015 +/- +/-

Đóng góp với ngân sách nhà nước (thuế, phí)

Dệt may 2 2 2 0 0 0 0

Đồ gỗ 10,5 12,7 13,1 2,2 21 0,4 3

Sắt thép 37,3 37,3 46,5 0 0 9,2 25

Trung bình 16,6 17,3 20,5 0,7 4 3,2 18

Đóng góp với chính quyền địa phương

Dệt may 1 1 1,1 0 0 0,1 10

Đồ gỗ 5 5,9 6,2 0,9 18 0,3 5

Sắt thép 7 7 8 0 0 1,0 14

Trung bình 4,3 4,6 5,1 0,3 7 0,5 11

Nguồn: Số liệu điều tra

Ở chỉ tiêu này, có thể thấy mô hình sắt thép đang thể hiện sự đóng góp cho nhà nước cũng như cho xã hội cao hơn so với hai mô hình còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)