Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Khái quát và đặc điểm về một số mô hình thanh niên làm kinh tế điển hình trên địa
LÀM KINH TẾ ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN
4.1.1. Khái quát về một số mô hình thanh niên làm kinh tế điển hình trên địa bàn thị xã Từ Sơn bàn thị xã Từ Sơn
4.1.1.1. Mô hình phát triển cơ sở sản xuất tái chế sắt thép ở Đa Hội
Hiện nay thị xã Từ sơn có 9 làng nghề truyền thống, trong đó làng nghề sản xuất sắt thép (nghề rèn) ở Từ Sơn chủ yếu tập trung ở phường Châu Khê, Người có công truyền nghề đẩu tiên ở đây là Quận Công Trần Đức Huệ, năm 1599 (Thời Lê Mạc) ông đã mở ấp, lập trại bên bờ sông Châu Đàm (Ngũ huyện Khê) để truyền nghề rèn cho nhân dân trong thôn. Vì thế khi làng Đa Hội phát triển được nghề đã dựng đình thờ ông là vị tổ sư nghề rèn.
Ngày xưa làng nghề Đa Hội sản xuất chính là cày, bừa, liềm hái phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay đến Đa Hội chúng ta sẽ thấy không khí lao động sản xuất hừng hực, khẩn trương nơi đây. Trong làng hàng ngày hàng trăm phương tiện vận tải to nhỏ đi lại, các lò đúc, cán thép rực lửa suốt ngày đêm, tiếng ồn của các cỗ máy cơ khí nặng hàng chục tấn cắt chặt nguyên vật liệu, mùi khói khét lẹt của nguyên phế liệu bị nung chảy bụi than ở các lò đúc, cán thép bay mù mịt, người lao động khẩn trương, tích cực với hầu hết công việc nặng đã được phân công, hoạt động sản xuất diễn ra 24/24 giờ, đó thực sự là không khí của một làng sản xuất công nghiệp.
Đối với làng nghề sắt thép, sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn như đinh, sắt thép cán, phôi đúc thép. Phôi đúc thép là sản phẩm trung gian của nghề sắt thép, phôi được đúc ra từ các phế liệu, sau đó từ phôi được cán ra các sản phẩm sắt thép khác như sắt chữ V, chữ I, chữ U, thép xoắn, sắt <I> các loại (phục vụ cho xây dựng), sắt vuông, sắt dẹt (phục vụ sản xuất hoa cửa, cửa xếp), sắt dây buộc, lưới B40, đinh các loại (phục vụ cho tiêu dùng dân dụng).
Hiện nay nghề sắt thép đã lan ra 5 khu phố khác ở phường Châu Khê và lan sang phường Đình Bảng, nhiều chủ cơ sở sản xuất đã đem nghề mở ở các nơi khác như Đông Anh - Hà Nội, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí sang Lào và Campuchia.
4.1.1.2. Mô hình phát triển cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ
Cũng như nghề sắt thép, nghề mộc mỹ nghệ ở Từ Sơn đã có từ rất lâu đời. Đầu tiên, nghề xuất hiện ở làng Phù Khê Thượng (xã Phù Khê), đến nay nghề mộc mỹ nghệ là nghề được phổ biến rộng nhất ở Từ Sơn. Hiện nay, nghề này đã lan sang các xã khác như ở Tam Sơn, Tân Hồng, Đồng Nguyên.
Tuy nhiên, nói đến nghề mộc mỹ nghệ ở Từ Sơn người ta thường nhắc ngay đến Đồng Kỵ. Đây là làng nghề truyền thống phát triển nhất ở Từ sơn hiện nay. Đến Đồng Kỵ, quang cảnh đầu tiên đập vào mắt chúng ta là hệ thống cửa hàng, kiốt nằm san sát dọc hai bên đường chính vào làng với rất nhiều hàng hóa sản phẩm của làng nghề được bày bán, khu vực này như một khu phố bán hàng sầm uất. Đi sâu vào làng Đồng Kỵ cũng như các làng mộc mỹ nghệ khác là các tiếng đục, chạm, máy cưa, máy bào, máy đánh giấy giáp ...
Sản phẩm nghề mộc mỹ nghệ rất phong phú, da dạng và được sự ưa chuộng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các sản phẩm đểu được sản xuất bằng các loại gỗ tốt, hao phí nhiều công lao động bởi bàn tay con người vào các công đoạn đục, chạm, khảm, hàng ngang, đánh bóng, véc ni... Các sản phẩm làm ra mang tính đơn chiếc, không mang tính chất sản xuất hàng loạt, yêu cầu kỹ thuật tay nghề cao. Ngoài các sản phẩm chủ yếu như tủ, giường, sập, bàn ghế các loại, còn có các loại sản phẩm khác như tượng, tranh, con giống, hoành phi, câu đối...
4.1.1.3. Mô hình phát triển cơ sở dệt may ở Tương Giang
Nghề dệt ở Từ Sơn tập trung chủ yếu ở xã Tương Giang, trong đó phải kể đến làng nghề truyền thống dệt Hồi Quan, sau đó đến Tiêu Long. Sản phẩm dệt Tương Giang đã nổi tiếng từ rất lâu ở Việt Nam, ra đời cách đây hàng trăm năm. Thời kì phong kiến, Tương Giang nổi tiếng với các sản phẩm vải mộc được các hộ sản xuất, các hộ buôn và các thương lái đưa đi khắp các vùng trong cả nước. Đến làng dệt truyền thống Hồi Quan vào những ngày nông nhàn, đường làng rất vắng vẻ chỉ nghe thấy các âm thanh soành soạch, cành cạch, rào rào phát ra từ các khung dệt. Từ hai làng nghề dệt truyền thống là Hồi Quan và Tiêu Long thì nghề dệt cũng phát triển sang cả 4 thôn khác trong xã. Tuy nhiên Hồi Quan vẫn là làng nghề dệt truyền thống phát triển nhất hiện nay ở Từ Sơn. Ở mô hình dệt may không phong phú và đa dạng như sản phẩm của nghề sắt thép và nghề mộc mỹ nghệ, sản phẩm của nghê dệt khá ít chủng loại chủ yếu là vải thô, khăn mặt và gạc y tế, quần áo ngoài ra một số cơ sở dệt trang bị công nghệ tốt hơn có thêm
các sản phẩm như màn tuyn, dệt kim.
Các mô hình thanh niên phát triển nghề truyền thống thị xã Từ Sơn cùng với sự phát triển về kinh tế và sự đô thị hóa nhanh đã dẫn đến sự đầu tư máy móc sản xuất thay thế sản xuất theo kiểu truyền thống, lạc hậu bằng công nghệ, máy móc tiên tiến hơn làm tăng năng suất và chất lương sản phẩm. Tuy nhiên những cơ sở sản xuất ở hai mô hình sắt thép và dệt may sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh vì những sản phẩm của làng nghề này chỉ phục vụ nhu cầu thông thường, không có tính nghệ thuật nên bị cạnh tranh mạnh mẽ của các nhà máy công nghiệp hiện đại, trong khi sản phẩm lại không có thương hiệu, kiểu dáng, mẫu mã ít thay đổi. còn đối với mô hình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ sản phẩm có tính nghệ thuật cao, không chỉ thay thế hoàn toàn bằng công nghệ sản xuất hiện đại nên có điểu kiện phát triển trong những năm tới.
4.1.2. Kinh nghiệm, hoạt động kinh tế chủ yếu các mô hình điều tra Bảng 4.1 Một số đặc điểm cơ bản về các đơn vị điều tra Bảng 4.1 Một số đặc điểm cơ bản về các đơn vị điều tra
Chỉ tiêu Dệt may Đồ gỗ Sắt thép Trình độ học vấn (Đơn vị tính:%)
Trung học cơ sở 45,16 50,7 5
Trung học phổ thông 54,84 46,4 95
Đại học 0 2,9 0
Năm kinh nghiệm (Đơn vị tính: Năm)
Trung bình 4,68 5,5 5,25
Nhiều nhất 7 6 7
Ít nhất 3 3 3
Hoạt động kinh tế chủ yếu (Đơn vị tính: %)
Sản xuất 6,5 71 20
Kinh doanh 0 8,7 40
Sản xuất & kinh doanh 93,5 20,3 40 Nguồn: Số liệu điều tra
- Trình độ học vấn
Qua kết quả điều tra có thể thấy số lượng lao động thanh niên có có trình độ học vấn ở cả ba đơn vị điều tra đều chưa cao. Đối với khối dệt may và đồ gỗ mỹ nghệ, tỉ lệ thanh niên chỉ tốt nghiệp Trung học cơ sở chiếm một nửa, nửa còn lại là tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đối với mô hình sắt thép, tỉ lệ thanh niên đã tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm đa số (95%) và 5% còn lại chỉ tốt nghiệp
trung học cơ sở. Lao động thanh niên có trình độ đại học tham gia phát triển kinh tế trong các mô hình trên còn rất thấp, chỉ có chiếm 2,9% đối với mô hình phát triển đồ gỗ mỹ nghệ, hai mô hình còn lại không có. Qua đây, có thể thấy đây là một trong những hạn chế rất lớn trong các mô hình thanh niên phát triển kinh tế, làm giảm khả năng đón nhận những tiến bộ khoa học mới cũng như sự thích nghi với nền kinh tế thị trường hiên nay. Trong tương lai, trình độ văn hóa của các chủ mô hình cũng như người lao động sẽ tiếp tục được nâng cao. Bởi vì, hệ thống các trường phổ thông cơ sở ở các xã phường có làng nghề được đầu tư rất tốt, 15/15 trường THCS đã đạt chuẩn quốc gia, hệ thống các trường trung học phổ thông của thị xã hiện nay là 5 trường. Mặt khác, thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng nên họ có điều kiện đầu tư nhiều hơn vào học hành cho con cái - nguồn lao động của các làng nghề sau này. Ở chỉ tiêu này, mô hình sắt thép đã thể hiện sự sự vượt trội so với hai mô hình dệt may mà đồ gỗ mỹ nghệ.
- Số năm kinh nghiệm
Với lịch sử lâu đời của các làng nghề truyền thống của Từ Sơn, cụ thể là ba mô hình thanh niên phát triển kinh tế điển hình tại địa bàn thị xã Từ Sơn cũng gắn với ba làng nghề truyền thống của địa phương. Với đối tượng điều tra là thanh niên nên có thể thấy trong bảng trên thể hiện số năm kinh nghiệm của các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn còn chưa cao. Thấp nhất là mô hình dệt may với trung bình 4,68 năm kinh nghiệm, tiếp theo là mô hình sắt thép với 5,25 năm kinh nghiệm và cao nhất là đồ gỗ mỹ nghệ với 5,5 năm kinh nghiệm trung bình mỗi mô hình. Số năm kinh nghiệm cao nhất ở hai mô hình dệt may và sắt thép đều là 7 năm, với mô hình đồ gỗ số năm kinh nghiệm cao nhất là 6 năm. Có thể thấy đây cũng là một trong những hạn chế đối với các mô hình thanh niên phát triển kinh tế.
- Hoạt động kinh tế
Bảng trên thể hiện sự khác biệt lớn giữa các hoạt động kinh tế chủ yếu của các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Đối với dệt may, tỉ lệ cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh chiếm phần lớn 93,5%, số cơ sở chuyên sản xuất chỉ chiếm 6,5% và kinh doanh không có cơ sở nào. Đối với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ thì ngược lại, tỉ lệ số cơ sở chỉ sản xuất chiếm đa số 71%, Vừa sản xuất vừa kinh doanh chiếm 20,3% và kinh doanh chỉ chiếm 8,7%. Đối với mô hình sắt thép, tỉ lệ các hoạt động kinh tế đồng đều hơn, sản xuất chiếm 20%, kinh doanh và vừa sản xuất vừa kinh doanh cùng chiếm 40%.
4.1.3. Diện tích đất sản xuất kinh doanh
Hiện nay, các mô hình thanh niên phát triển kinh tế thường có 2 loại diện tích đất để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh: diện tích của cơ sở và diện tích đất thuê. Trong đó diện tích đất thuê chủ yếu ở các cụm công nghiệp làng nghề (thời gian 50 năm). Diện tích đất cho sản xuất kinh doanh trong các làng nghề chia theo mục đích sử dụng gồm làm nhà xưởng, cửa hàng và kho bãi.
Mô hình sắt thép diện tích sản xuất kinh doanh bình quân sử dụng 773 m2 năm 2015, tăng 1,98% so với năm 2013 là 758 m2. Mô hình đồ gỗ mỹ nghệ tăng mạnh qua từng năm, từ 165,9m2 năm 2013 tăng 6,69% lên 177m2 năm 2014 và tăng 16,1% lên 205,5m2 năm 2015. Đối với Mô hình dệt may năm 2015 là 261,2 m2/ mô hình, giảm 6,71% so với năm 2014.
Trong các mô hình trên, diện tích đất sản xuất kinh doanh lớn nhất là 3000 m2 ở mô hình sắt thép, nhỏ nhất là 30 m2 ở mô hình đồ gỗ mỹ nghệ vì đối với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ tập trung vào sản xuất có thể chỉ tập trung sản xuất một công đoạn, một bộ phận của sản phẩm. Thực tế cho thấy diện tích đất của các mô hình phát triển kinh tế theo nghề truyền thống chủ yếu là diện tích đất nhà ở và đất vườn, quy mô và mục đích sử dụng đất ở các mô hình khác nhau, Mô hình sắt thép các hộ sản xuất thuê làm xưởng và kho chiếm phẩn lớn tổng diện tích của hộ, còn với mô hình đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu sản xuất tại nhà hoặc thuê đất làm cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm, lán trại địa phương quy hoạch làm chợ gỗ để buôn bán gỗ nguyên liệu. Tiền thuê cửa hàng bày bán sản phẩm diện tích 60m2 trở lên khoảng 10 triệu đồng/tháng, đối với lán trại trong chợ gỗ khoảng 5 triệu đồng/tháng. Còn đối với mô hình dệt may do nhu cẩu về mặt bằng sản xuất không lớn nên sản xuất ở quy mô hộ thì không có nhu cầu thuê đất mở rộng.
Qua phân tích cho thấy hầu hết các cơ sở là Công ty, Hợp tác xã trong các mô hình sắt thép và đồ gỗ mỹ nghệ với quy mô lớn đều nổi lên một vấn đề bức xúc là thiếu diện tích đất sản xuất. Ngoại trừ những cơ sở đã thuê được đất ở cụm công nghiệp làng nghề, nhưng số lượng này cũng không nhiều và chưa thoả mãn với diện tích được thuê. Do thiếu mặt bằng sản xuất đã dẫn đến ở cả 3 mô hình điều tra đã “chuyển đổi” diện tích đất hai bên trục đường liên xã, dọc theo sông Ngũ Huyện Khê, các ao hồ, đất công, thậm chí cả đất di tích lịch sử văn hóa của làng được “Hợp thức hóa” để sử dụng làm mặt bằng sản xuất. Các xưởng được xây dựng rất sơ sài, đồng thời là nơi tập kết nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hệ
thống diện nước lắp đặt tuỳ tiện, không an toàn, không có hệ thống cấp nước, thu gom nước thải từ các hộ sản xuất, các loại chất thải đều đổ trực tiếp xuống sông, hồ ao ...
Hiện nay phần lớn các công ty, HTX mới thuê được mặt bằng trong các cụm công nghiệp làng nghề, còn các mô hình thanh niên làm kinh tế chủ yếu xen kẽ trong các khu dân cư đông đúc đã làm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân như vấn đề vệ sinh môi trường, rác thải, tiếng ồn và thời gian sinh hoạt của các hộ dân bị đảo lộn.
Do đó để đảm bảo cho sự phát triển của các mô hình thanh niên làm kinh tế quá trình đô thị hóa hiện nay thì việc quy hoạch đô thị phải đi trước một bước, trong đó các mô hình trên cần được tạo điều kiện vào các khu, cụm công nghiệp làng nghề và đây là giải pháp quan trọng nhất để tạo mặt bằng cho cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.2. Trung bình đất sản xuất kinh doanh các mô hình thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã qua ba năm 2013 - 2015
(Đơn vị tính: m2) Diện tích sản xuất 2013 2014 2015 So sánh 2013 – 2014 So sánh 2014 - 2015 Bình quân +/- % +/- % +/- % Dệt may 278,2 280 261,2 1,8 0,65 -18,8 -6,71 -8,5 -3,06 Đồ gỗ 165,9 177 205,5 11,1 6,69 28,5 16,1 19,8 11,93 Sắt thép 758 758 773 0 0 15 1,98 7,5 0,99 Nguồn: Số liệu điều tra