Nâng cao hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 76 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình thanh niên làm kinh tế thị

4.4.1. Nâng cao hiệu quả kinh tế

trường tiêu thụ có vai trò quan trọng dến sự tổn tại và phát triển bởi sự thiếu kinh nghiệm, vốn, cũng như những điều kiện khó khăn khác. Thực tế cho thấy các mô hình duy trì sản xuất tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết được đầu ra của sản phẩm. Sự biến động thăng trầm do thị trường quyết định, củng cố thị trường trong nước, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, để làm được điều đó thì sản phẩm phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đồng thời phải năng động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội giới thiệu sản phẩm như tham gia hội chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu làng nghề ... Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm. Tổ chức đa dạng kênh tiêu thụ, mở rộng đại lý, cửa hàng. Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng nghề sẽ trở thành phố nghề, khi đó việc xây dựng hệ thống cửa hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm như đối với làng nghề mộc mỹ nghệ chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

4.4.1.1. Nâng cao kỹ thuật, công nghệ

Khoa học công nghệ mới là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất được coi là khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy phát biển. Vì vậy cần khuyến khích các các mô hình đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp hài hoà giữa công nghệ tiến tiến với kỹ thuật cổ truyền. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và ít ảnh hưởng đến môi trường.

+ Đối với các mô hình sản xuất sắt thép: cần xây dựng chương trình nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đẩu tư lò luyện thép sử dụng nguyên liệu đầu vào là phôi thép chất lượng cao thay thế dán nguyên liệu đầu vào là sắt thép phế thải. Nghiên cứu áp dụng chuyển giao công nghệ từ thép cán nóng sang cán nguội nhằm nâng cao chất lượng, tiến tới sản xuất thép tấm và thép chế tạo thay cho việc chí sản xuất thép như hiện nay.

+ Đối với các mô hình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: cần nghiên cứu áp dụng công nghệ xử lý nguyên liệu trước và trong khi gia công, tằng cường đưa máy móc vào làm những công đoạn như đục, chạm khắc … nhằm giảm chi phí, đẩy nhanh hiệu quả lao động cũng như chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và đưa vào sản xuất các loại gỗ trồng và gỗ công nghiệp, nhằm đáp ứng được các thị trường

khác nhau, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường.

+ Đối với các mô hình dệt may: cán đầu tư, nghiên cứu áp dụng các dây truyền công nghệ dệt may mới hiện đại của Nhật, Trung Quốc... thay thế hệ thống công nghệ lạc hậu để tạo ra nhiều loại sản phẩm dệt may khác nhau, Chuyển hướng từ dệt vải nguyên liệu cần sự đầu tư máy móc và công nghệ lớn sang may mặc các sản phẩm từ vải nguyên liệu, đáp ứng tốt thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

4.4.1.2. Phát triển khu cụm công nghiệp làng nghề

- Trước sức ép của tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay cũng như điều kiện đất đai phát triển công nghiệp của địa bàn thị xã Từ Sơn ngày càng khó khăn, diện tích đất sử dụng cho xây dựng hạ tầng đô thị ngày càng lớn, giá đất đô thị tăng nhanh, giải quyết diện tích đất dùng để sản xuất ngày càng khó. chính vì vậy muốn phát triển các mô hình thanh niên phát triển kinh tế theo nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa thì cần giữ vững và phát triển làng nghề cũ, trên cơ sở đó nhân rộng ra các địa bàn khác mở rộng phát triển sản xuất vừa giảm sự tác động môi trường tại địa phương.

- Đối với các xã phường chưa có cụm công nghiệp: Giải pháp trước tiên là tiến hành quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung có xây dựng các hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, áp dụng đồng bộ các công nghệ xử lý khí thái, nước thải và chất thải rắn...

- Đôí với các đơn vị đã được quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp: Phải tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung, khu vực thu gom rác thải công nghiệp. Yêu cầu các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải sơ bộ.

Từ Sơn là một trong những địa phương đẩu tiên trên cả nước xây dựng mô hình cụm công nghiệp làng nghề, phát triển cụm công nghiệp làng nghề là điều kiện thúc đẩy quá trinh đô thị hóa nông thôn, làm đổi mới hộ mặt nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Hiện nay, toàn thị xã đã có 7 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích 95,4 ha. Tuy nhiên mặt bằng sản xuất cho các làng nghề ở Từ sơn vẫn chưa được đáp ứng đủ.

Đề đáp ứng nhu cầu sản xuất và phù hợp với quá trình đô thị hóa tại các làng nghề, trong năm 2015, UBND Từ Sơn đã tiến hành khảo sát dựa trên quy hoạch

tổng thể cũng như điều kiện và khả năng phát triển từng làng nghể. Trong đó ưu tiên quy hoạch xây dựng những làng nghể có quy mô, tốc độ phát triển nhanh như làng nghê sắt thép ở châu Khê, đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, dệt may ở Tương Giang. Sau đó xây dựng dến các cụm công nghiệp làng nghề vệ tinh như ở xã Phù Khê, Hương Mạc, Tam sơn, Đình Bảng. Đến năm 2020 Thị xã Từ Sơn quy hoạch xây dựng mới và mở rộng 9 cụm công nghiệp vói tổng diện tích 227,6 ha.

- Để xây dựng thành công các cụm công nghiệp ở Từ sơn trong thời gian tới thì các giải pháp cụ thể là:

Thứ nhất, công tác giải phóng mặt bằng:

- Có chính sách giá đền bù hợp lý, thống nhất trong khu vực, không để tình trạng doanh nghiệp đi thỏa thuận với các hộ dân. Thực hiện điều chỉnh tăng giá đền bù tại các địa phương giáp ranh với thành phố Hà Nội.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng đến cơ sở, các hộ dân mất đất phục vụ dự án.

- Việc lập quy hoạch dự án cẩn có sự tham gia của người dân, thực hiện tốt việc công khai quy hoạch.

Thứ hai, xây dựng hạ tầng: Xây dựng đồng hộ hạ tầng cụm công nghiệp: nhà điều hành, hệ thống đường giao thông, đường điện, cấp thoát nước, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông. Hoàn chỉnh hệ thống cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy, hệ thống thu gom, xử lý rác thải ... trước khi các cơ sở đi vào hoạt động sản xuất. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp làng nghề:

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đẩu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công xây dựng.

- Các dự án đẩu tư vào khu, cụm công nghiệp chỉ được ký hợp đổng thuê đất hoặc nhận giao đất sau khi đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi hường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

- Các cơ sở chỉ được phép sản xuất sau khi đã có biên bản kiểm tra các hạng mục công trình xử lý chất thải vận hành thử đạt yêu cầu mói được đưa vào sử dụng.

sở, các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong cụm công nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Huy động các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân trong việc góp vốn tạo cơ sở vật chất ban đầu. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nộp tiền đầu tư vào cụm công nghiệp theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Khi san nền xong đăng ký mặt bằng nộp 30%. + Giai đoạn 2: Khi xây dựng hạ tầng khu công nghiệp nộp 40%.

+ Giai đoạn 3: 30% còn lại nộp khi giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê đất.

Thứ tư, về tồ chức quản lý: Thành lập Ban quản lý cụm công nghiệp với chức năng, nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chung của toàn cụm như bảo vệ môi trường, quản lý các công trình công cộng, đảm bảo an ninh ... Ban hành quy chế phù hợp nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất hoạt động hiệu quả vì lợi ích riêng của bản thân doanh nghiệp và lợi ích chung của cả khu. Qua thực tế triển khai cho thấy Ban quản lý cụm công nghiệp làng nghề do các cán bộ UBND xã kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách do đó quản lý còn nhiều bất cập, thiếu năng lực quản lý vì vậy nên chuyển về cho Ban quản lý các khu công nghiệp thị xã. Đây là cơ quan quản lý trực tiếp cũng như thực hiện lập quy hoạch, phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Chi cục thuế, Phòng Tài nguyên- Môi trường ... trong việc kiểm tra, giám sát.

Thứ năm, Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cụm công nghiệp: - Thực hiện chính sách miễn giảm hợp lý tiền thuê đất. Ngoài các ưu đãi khuyến khích đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các tổ chức kinh tế di rời vào các khu, cụm công nghiệp làng nghề được miễn giảm tiền thuê đất trong 10 năm đầu và giảm 50% cho những năm hoạt động còn lại của dự án (hay cho đến hết kỳ hạn thuê đất).

- Sự đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất CN- TTCN ngoài quốc doanh nói chung và làng nghề nói riêng. Đây là cơ sở để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, phân tán để các làng nghề có điều kiện xử lý môi trường (chất thải, tiếng ồn...), nâng cấp giao thông và cải tạo lưới điện...

- Chính quyền địa phương cấp xã phường và cấp thị xã cần khẩn trương tiến hành việc nghiên cứu, quy hoạch khu dân cư, khu sản xuất sao cho vừa hiện đại,

vừa văn minh và đảm bảo cuộc sống hài hòa, môi trường không bị ô nhiễm. Kế hoạch cụ thể phải được tính toán kỹ lưỡng và có hướng đi thích hợp không gây xáo trộn làm ảnh hưởng tới sản xuất cũng như đời sống của người lao động trong các làng nghề truyền thống.

Cần chú ý khi quy hoạch để tách sản xuất ra khỏi khu dân cư phải phù hợp với đặc điểm của từng làng nghề. Nhìn chung chỉ nên tách những khâu, hoặc những công đoạn sản xuất mang tính công nghiệp, chiếm nhiều diện tích, ảnh hưởng đến môi trường ra khỏi khu dân cư, còn ở những khâu, những chi tiết cụ thể nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe thì vẫn đưa về từng hộ để phù hợp với điều kiện và tập quán lao động trong làng nghể.

4.4.1.3. Phát triển kinh tế qua du lịch, văn hóa truyền thống

Có thể nói gần như không một làng, khu phố nào của thị xã Từ Sơn không có lễ hội truyền thống và mỗi một lễ hội ngoài những nét văn hoá chung đều mang những nét đặc trưng riêng. Điểm nhấn đầu tiên trong bức tranh lễ hội đa sắc màu trên quê hương Từ Sơn phải kể đến đó là lễ hội truyền thống Đồng Kỵ, bắt đầu từ sáng mùng 4 tết. Lễ hội Đồng Kỵ mang dấu ấn riêng bởi từ xa xưa đã nổi tiếng là lễ hội pháo. Lễ rước pháo được diễn ra tưng bừng từ nhà truyền thống ra Đình Đồng Kỵ. Sau lễ hội Đồng Kỵ, nhiều lễ hội làng, khu phố truyền thống ở xã Tam Sơn, Hương Mạc phường Đình Bảng, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Đông Ngàn xã Tương Giang… diễn ra liên tục và kết thúc lễ hội mùa xuân là lễ hội truyền thống Đền Đô, phường Đình Bảng tưởng nhớ ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang ngôi hoàng đế, mở ra một thời kỳ lịch sử mới cho nền độc lập, cường thịnh và phát triển của dân tộc. Đây cũng là lễ hội có qui mô lớn nhất trên địa bàn thị xã, với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú cả phần lễ và phần hội thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương về trẩy hội. Đa số các lễ hội này mở ra nhằm tưởng nhớ ngày sinh hoặc ngày mất của thành hoàng làng, hay người có công khai dân, lập làng. Với bề dày lịch sử truyền thống cũng như những nét văn hóa đặc sắc như vậy, các mô hình phát triển kinh tế theo nghề truyền thống gắn với phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch làng nghề, giao lưu văn hóa giữa các vùng nên ngày càng mở rộng, tạo điều kiện giao thương, gậy dựng các mối quan hệ trong và ngoài địa bàn thị xã.

4.4.1.4. Tăng hiệu quả sử dụng vốn

các cơ sở. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, kênh huy động vốn Nhà nước bao gồm: Ngân hàng chính sách, các ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển, ngân hàng quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng tư doanh... và nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Tuy nhiên lượng vốn vay ít, trong khi lượng vốn đầu tư cho đổi mới thiết bị công nghệ lớn, do đó tăng cường huy động các nguồn vốn khác như vốn của người lao động, vốn trong quỹ tín dụng nhân dân, vốn đầu tư trong và ngoài nước. Khai thác triệt để các khoản vốn trợ cấp từ các kênh Trung ương đến địa phương, các nguồn vay từ các tổ chức hội của thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 76 - 82)