Tình hình phát triển về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 41 - 44)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Tình hình phát triển về kinh tế

3.1.4.1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Thế mạnh trong phát triển kinh tế của thị xã Từ Sơn là kinh tế làng nghề, kinh tế tư nhân, hộ cá thể. Đến nay trên địa bàn thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, với tổng diện tích 156,78ha, hiện có 579 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 khu thương mại dịch vụ, làng nghề với diện tích 54ha. Trong đó nổi bật là cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hoạt động sôi động ở thị trường trong nước và quốc tế. Trong nhiệm kỳ qua, do ảnh hưởng của lạm phát, đặc biệt là vấn đề phức tạp ở vùng đặc quyền kinh tế Biển Đông, liên quan đến Trung Quốc đã tác động trực tiếp đến việc kinh doanh, sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ - mặt hàng chủ lực của kinh tế làng nghề. Song với truyền thống yêu lao động, năng động trong sản xuất, kinh doanh, các chủ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất khu vực làng nghề đã chủ động thay đổi mẫu mã, tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất, nên số doanh nghiệp toàn thị xã tăng từ 537 cơ sở năm 2010, lên 910 cơ sở năm 2015. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngoài Nhà nước vẫn tăng hàng năm, từ 4.626 tỷ đồng năm 2010 (chiếm 92,37% giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) lên 5.083 tỷ đồng năm 2013. Đến năm 2014 giảm xuống 4.408 tỷ đồng, do ảnh hưởng thị trường xuất khẩu đồ gỗ giảm (còn 29,3% giá trị sản xuất CN - TTCN); trong khi đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

nghiệp hỗ trợ đã hình thành, là hạt nhân tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 31 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 35,7%/năm, tăng gấp 4,6 lần so với năm 2010. Hình thành các sản phẩm chủ lực là điện tử, công nghệ thông tin trong các khu công nghiệp tập trung, chế biến thực phẩm... Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã thay đổi đáng kể, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư được đẩy mạnh, đã thực hiện ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực, công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghiệp chế biến, sử dụng đất tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường, đóng góp thu ngân sách cao; tạo đà cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Trong đó điển hình là các nhà đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp VSIP.

3.1.4.2. Thương mại, dịch vụ

Hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn và chợ nông thôn được đầu tư xây dựng. Đến nay trên địa bàn có 05 siêu thị quy mô lớn, trong đó có 02 Siêu thị hàng tiêu dùng, 02 Siêu thị điện máy, 01 Siêu thị đồ gỗ mỹ nghệ. Các Trung tâm thương mại như: Hồng Kông, Ba Za, Chợ Giầu mới được đầu tư xây dựng hiện đại. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá: năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá ước 8.710 tỷ đồng, tăng bình quân 17,9%/năm, tăng 2,3 lần so với năm 2010.

Kim ngạch xuất nhập khẩu có bước đột phá. Giá trị xuất khẩu năm 2015 ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng hơn 34 lần so năm 2010.Giá trị xuất khẩu tăng nhanh do tăng mạnh về các sản phẩm thiết bị điện tử, CNTT của các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài. Giá trị nhập khẩu ước đạt 2,36 tỷ USD, tăng 16,7 lần so năm 2010.

Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến, từng bước hình thành mạng lưới du lịch tâm linh gắn với với du lịch làng nghề, gồm có các điểm du lịch: Đền Đô, Sơn Lăng cấm địa, Chùa Tiêu, Khu lưu niệm Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự, làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ...; lượng khách du lịch đến thị xã tham quan ngày càng nhiều.

Các dịch vụ khác được mở rộng đa dạng về loại hình, quy mô và chất lượng. Dịch vụ vận tải tăng trưởng khá, các tuyến xe buýt liên tỉnh, liên xã được mở rộng, tăng cường, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân; dịch vụ viễn

thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, cung cấp nước, cấp điện, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, phòng trọ... phát triển, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và người lao động, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân. Tiêu biểu như xã Phù Chẩn năm 2010 vẫn là một xã thuần nông, đến nay 70% số hộ làm dịch vụ phòng trọ và thường xuyên dịch vụ nhu yếu phẩm cho công nhân lao động ở Khu công nghiệp VSIP.

3.1.4.3. Công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường

Thường xuyên tăng cường công tác quản lý đất đai đảm bảo chặt chẽ theo pháp luật, đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất toàn thị xã và các xã, phường giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đã đo đạc lập xong bản đồ địa chính trên địa bàn toàn thị xã, thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính theo công nghệ phần mềm kỹ thuật số toàn thị xã; tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng tâm, trọng điểm. Trong đó đã giải phóng mặt bằng xong tại một số dự án phức tạp như: Nhà máy xử lý nước thải Châu Khê, tỉnh lộ 295 và khu đô thị thuộc đất đối ứng BT tại phường Đồng Kỵ; kịp thời thiết lập các hồ sơ để thu hồi đất, giao đất thực hiện các dự án theo quy hoạch; đã thực hiện xong 8/18 dự án giao đất dân cư dịch vụ, với diện tích đất 30,1 ha và đã giao đất xong cho 1.101 hộ; các dự án còn lại đang đầu tư thi công xây dựng hạ tầng để giao đất cho các hộ. Thường xuyên đáp ứng kịp thời việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ, thực hiện tốt các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chỉnh lý những biến động đất đai; đã tập trung cao việc sử lý lấn chiếm vi phạm luật đất đai theo Kế hoạch số 236 của UBND thị xã, thiết lập hồ sơ xử lý được 323 thửa đất, diện tích 2,76 ha, số tiền phải nộp 50,7 tỷ đồng. Trong đó đã công nhận quyền sử dụng đất và xử lý để cấp giấy chứng nhận được 78 trường hợp và thu được 7,8 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước.

Công tác bảo vệ môi trường đặc biệt được quan tâm, đề án bảo vệ môi trường được triển khai thực hiện nghiêm túc; đã thực hiện xây lắp thí điểm xong 2 hệ thống xử lý khí thải sản xuất thép tại cụm công nghiệp Châu Khê, đầu tư khoảng trên 200 thùng chứa rác ở nơi công cộng và trong trường học; đầu tư khoảng trên 200 xe chở rác trang bị cho các thôn, khu phố, các điểm dân cư đều có bãi tập kết để chứa tạm rác thải, xây dựng được 2 lò đốt rác tạm, công suất mỗi lò đốt khoảng 15 tấn/ngày đêm; Hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải Châu Khê cuối năm 2015 đã đi vào hoạt động. Đang tập trung thực hiện các thủ tục công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung của

toàn thị xã; tiếp tục xây dựng mở rộng mạng lưới cấp nước sạch (đã có thêm phường Trang Hạ, xã Tương Giang xây dựng xong hệ thống cấp nước sạch) và phấn đấu trong năm 2016 sẽ xong toàn thị xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của các mô hình thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thị xã từ sơn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)