Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

*Phương pháp tiếp cận thể chế

Từ chủ trương chính sách BTHT giải phóng mặt bằng để nghiên cứu việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. Công tác bồi thường đặt trong mối quan hệ tổng hợp từ góc độ kinh tế, pháp lý, hành chính, chính sách pháp luật liên quan đến thực tiễn triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật.

*Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động của đề tài. Từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đến việc xác định các giải pháp nhằm thực thi công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong đó, nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nghiên cứu chính là cán bộ quản lý có liên quan, các cán bộ thực hiện công tác bồi thường GPMB, các cơ quan tổ chức thực hiện như: Trung tâm phát triển quỹ đất; Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án, phòng Tài nguyên Môi trường, Hội đồng GPMB huyện và một số các phòng ban có liên quan. tiếp cận với người dân có đất bị thu hồi tại huyện Gia Lâm. Một số công cụ của tiếp cận có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết từ bảng hỏi đến phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc hay các cuộc trò chuyện về vấn đề nghiên cứu với các chủ thể nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài.

3.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Gia Lâm đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là các vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh đòi hỏi công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở huyện Gia Lâm cần đẩy nhanh tiến độ để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án kịp thời trong điều kiện mới.

Đó cũng là tình trạng chung của các địa phương trong cả nước, cũng như các quận/huyện trên địa bàn Hà Nội.

Huyện Gia Lâm với vị trí là ngoại thành phía Đông của Thành phố Hà Nội, huyện trở thành điểm “trung gian” và đầu nối giao thông quan trọng giữa thủ đô với một số tỉnh phía Bắc. Trên địa bàn huyện đã và đang triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB một số dự án giao thông trọng điểm và nhiều dự án xây dựng. Kết hợp với kết quả của quá trình điều tra, khảo sát thử cùng với những tham vấn của các cán bộ lãnh đạo huyện, đề tài lựa chọn nghiên cứu bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án Nâng cấp mở rộng tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 vào khu công nghiệp Hapro (sau đây gọi là dự án đường nút giao thông Trâu Quỳ đến khu công nghiệp Hapro)

3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin

Thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các nguồn chính, các báo cáo của UBND huyện Gia Lâm, báo cáo của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm, số liệu thống kê từ các phòng ban chuyên môn như: Ban Giải phóng mặt bằng huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Thanh tra xây dựng… Bên cạnh đó, nguồn thông tin thứ cấp về cơ sở lý luận và thực tiễn cũng được thu thập thông qua các chuyên đề hội thảo, kỷ yếu hội thảo, sách, báo và từ internet.

Thông tin sơ cấp

Đề tài thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn các cán bộ thuộc các phòng ban của huyện có liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đại diện các nhà thầu xây dựng đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn huyện; và các hộ dân chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng. Đối với việc lựa chọn hộ nông dân tham gia phỏng vấn, điều tra. Căn cứ vào các nguồn số liệu được cung cấp, đề tài tiến hành lựa chọn 125 hộ dân: 55 hộ bị thu hồi đất ở, 70 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (50 hộ bị thu hồi > 70% diện tích đất NN, 20 hộ bị thu hồi từ 30 – 70% diện tích đất NN).

Số lượng mẫu điều tra được dùng trong nghiên cứu này được phân bổ đối với từng đối tượng khảo sát, điều tra như sau:

Bảng 3.2. Nhóm đối tượng điều tra Diễn giải Tổng số + Nhóm cán bộ điều tra - Phòng TN&MT 5 - Ban QLDA 5 - Ban BTGPMB 5 - UBND xã, TT 21 + Nhóm hộ điều tra - Hộ bị thu hồi đất ở 55 - Hộ bị thu hồi đất nông nghiệp 70

Cộng 161

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Dựa vào sự khác biệt về đặc điểm, tính chất chúng tôi tiến hành phân tổ theo vùng, địa bàn như: đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất có tài sản trên đất, đất mương đường, đất thuê của nhà nước... Để áp dụng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp.

Trên cơ sở số liệu thu thập cũng như các chính sách liên quan tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu. Tổng hợp các yếu tố tác động đến việc bồi thường để thực hiện dự án.

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, chuẩn hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích nghiên cứu đề tài.

3.2.5. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào số liệu kê khai kiểm đếm được, đối chiếu các chế độ chính sách quy định và địa bàn bị thu hồi đất, các thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra những nhận xét khách quan và chính xác về thực trạng sử dụng đất được bồi

thường giải phóng mặt bằng để tiến hành thống kê. Các mục điều tra được thống kê trên bảng biểu báo cáo.

Phương pháp thống kê so sánh

Trên cơ sở số liệu thu thập được phân tích đánh giá tồn tại và hạn chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở các giai đoạn thực hiện dự án.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác bồi thường GPMB

Chỉ tiêu về kết quả vận động phố biến tuyên truyền bồi thường GPMB. Tỷ lệ ý kiến đồng tình của người bị thu hồi đất về bồi thường.

Tỷ lệ ý kiến đánh giá của cán bộ địa phương về trình tự thực hiện giới thiệu địa điểm và thông báo bồi thường GPMB

Số lượng và tỷ lệ ý kiến về nguồn thông tin và mức độ nhận biết của người dân về các thông tin bồi thường GPMB

Tổng diện tích dự án cần bồi thường GPMB Diện tích bồi thường theo kế hoạch

Tỷ lệ diện tích thực hiện bồi thường so với kế hoạch Tổng số diện tích đã bồi thường GPMB

Tỷ lệ đã bồi thường so với tổng diện tích cần GPMB Số hộ, tổ chức có liên quan cần bồi thường GPMB Số hộ đã có quyết định phê duyệt bồi thường Số tiền được phê duyệt bồi thường hỗ trợ

Số hộ đã nhận tiền BT: Tỷ lệ so với số hộ được phê duyệt bồi thường Số hộ được bố trí đất TĐC: hộ, tỷ lệ so với số hộ thuộc diện TĐC. Tổng DT đã thu hồi (bàn giao mặt bằng), tỷ lệ so với DT cần thu hồi. Tổng số hộ liên quan đến công tác bồi thường GPMB

Số hộ không nhận bồi thường phải cưỡng chế, tỷ lệ so với số hộ cần phải di dời.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh đánh giá quá trình thực thi công tác bồi thường GPMB

Số lượng và tỷ lệ ý kiến của cán bộ lãnh đạo về công tác BT GPMB.

Số lượng và tỷ lệ ý kiến về hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp nhất ở địa phương.

Số lượng và tỷ lệ ý kiến về thủ tục ra quyết định thu hồi đất thực hiện phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư.

Số lượng và tỷ lệ ý kiến của người dân về các thủ tục chuẩn bị cho thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng

Tổng diện tích trước khi bị thu hồi Diện tích bị thu hồi

Diện tích sau thu hồi đất, tỷ lệ

Số lượng hộ được nhận tiền mặt, tỷ lệ Số lượng hộ được nhận tiền và đất, tỷ lệ Số lượng hộ được nhận tiền và học nghề, tỷ lệ

Số lượng hộ được nhận tiền và nhận vào làm khu công nghiệp, tỷ lệ

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác bồi thường GPMB

Số tiền bồi thường theo chế độ chính sách, Sô tiền đã bồi thường... Tỷ lệ dân chưa nhận tiền, Tỷ lệ so với chỉ tiêu...

Thời gian hoàn thành kế hoạch công tác bồi thường, tổng số ngày chậm kế hoạch....

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 4.1.1. Khái quát về công tác thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm những năm gần đây

Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án trên địa bàn huyền Gia Lâm được tổng hợp ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả GPMB huyện Gia Lâm năm 2013-2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2013 2014 2015 Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số dự án: - Dự án đã triển khai - Dự án đang lập hồ sơ chuẩn bị GPMB dự án dự án 26 19 07 28 24 04 23 21 02 77 64 13 100 83,12 16,88 Số hộ liên quan hộ 2327 1716 3455 7498 - Tổng diện tích GPMB ha 421,86 110,29 59,8 591,95 100 Diện tích đã thu hồi ha 40,6 16,06 35,58 92,24 15,58

- Đất ở ha 3,02 0,42 0,14 3,58 0,6

- Đất NN & đất khác ha 37,58 15,64 35,44 88,66 14,98 Tái định cư suất 290 119 142 551 -

Nguồn: Ban bồi thường và Giải phóng mặt bằng huyện Gia Lâm (2015)

Năm 2015, trên địa bàn huyện Lâm có 23 dự án đầu tư xây dựng cần phải giải phóng mặt bằng, trong đó đã và đang triển khai 21 dự án với tổng diện tích phải GPMB là 59,8ha (gồm: 2,3ha đất ở (đất thổ cư); 57,5ha đất nông nghiệp và đất khác), dự kiến liên quan đến 3455 hộ dân; kết quả năm 2015 đã GPMB được 35,58ha (đạt 61,88%), với tổng số tiền bồi thường là 209,4 tỷ đồng.

Đến nay, đã có 06 dự án hoàn thành công tác GPMB và bàn giao 19,32ha đất cho chủ đầu tư triển khai đầu tư thực hiện dự án, trong đó có một số dự án trọng điểm, tồn tại đã thực hiện xong như: Dự án Nâng cấp mở rộng đường Dốc Hội - Đại học NN, dự án xây dựng khu thể dục thể thao xã Ninh Hiệp, dự án di chuyển các hộ dân bị sạt lở sông Đuống...

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn một số dự án đang chuẩn bị triển khai như: Dự án mở rộng nghĩa trang Kim Sơn có diện tích thu hồi là 0,49ha; dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án mở rộng sản xuất Cty TNHH điện Stanley Việt Nam có diện tích thu hồi là 1,36ha. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện cũng còn một số dự án tồn tại từ những năm trước chậm triển khai với diện tích 378,62ha gồm: Dự án xây dựng khu chức năng đô thị Tây Nam Hà Nội (359,42ha), Dự án xây dựng bến xe buýt Yên Thường (10,97ha)...

Về công tác bắt thăm và giao đất tái định cư: huyện đã tổ chức bắt thăm vị trí giao đất tái định cư cho 28 hộ, trong đó: Tại xã Đa Tốn (05 hộ), tại xã Bát Tràng (08 hộ), tại xã Yên Thường (07 hộ), tại Trâu Quỳ (08 hộ);

Về công tác xác định giá đất theo Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 và Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND thành phố: UBND huyện đã có tờ trình xin chính sách về giá bồi thường đất ở và giá đất tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất ở tại các dự án nâng cấp mở rộng đường 181, dự án đường gom Đài Tư, dự án xây dựng cảng thông quan nội địa, dự án Cảng du lịch Bát Tràng, dự án đường Dốc Hội – Đại học nông nghiệp I... Đến nay, UBND thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt giá đất để thực hiện giải phóng mặt bằng cho một số dự án như: dự án Cảng du lịch Bát Tràng, Cảng thông quan nội địa,dự án đường Dốc Hội–Đại học Nông nghiệp I. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện đã chỉ đạo Chủ đầu tư phối hợp với tổ công tác các xã, thị trấn lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ và niêm yết công khai theo quy định và trình UBND huyện phê duyệt.

Về công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất: Năm 2015, UBND huyện đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 95 hộ dân tại xã Ninh Hiệp thực hiện dự án xây dựng khu dịch vụ thể dục thể thao trung tâm xã Ninh Hiệp và các quyết định cưỡng chế kiểm đếm, tham mưu ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 14 hộ dân xã Cổ Bi.

Về việc nhận tiền bồi thường: số hộ nhận bồi thường theo kế hoạch được tổng hợp qua báo cáo thống kê về tình hình công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND huyện Gia Lâm (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Tình hình hộ dân nhận tiền bồi thường GPMB theo kế hoạch Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2013 2014 2015 Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số hộ nhận bồi thường theo KH Hộ 2327 1716 3455 7498 100 Số hộ nhận bồi thường đúng thời hạn Hộ 1870 888 2458 5216 69,57 Số hộ nhận không đúng thời hạn Hộ 457 828 997 2282 30,43

Số hộ không nhận bồi thường Hộ 387 343 547 1277 17,03

+ Đã được vận động Hộ 376 328 431 1135 15,13

+ Bị cưỡng chế Hộ 11 15 116 116 1,55

Tổng số tiền bồi thường theo kế hoạch

Tr.đồng 468.296 140.900 668.940 1.278.136 100

Số tiền thực tế đã trả dân nhận bồi thường

Tr.đồng 460.230 136.000 659.538 1.255.768 98,25

Số tiền còn chưa chi trả do dân chưa nhận

Tr.đồng 8.066 4.900 9.402 22.368 1,75

bồi thường

Nguồn: Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Gia Lâm (2015)

4.1.2. Khái quát về tổ chức và quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB tại huyện GiaLâm GPMB tại huyện GiaLâm

4.1.2.1. Tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chịu sự quản lý trực tiếp từ UBND thành phố Hà Nội, đến các đơn vị hành chính cấp huyện. Mô hình này đảm bảo tính thống nhất trong triển khai các dự án trên địa bàn toàn thành phố.

HỘI ðỒNG BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢTðC UBND XÃ, THỊ TRẤN

Hình 4.1. Sơ đồ các thành phần tham gia công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Gia Lâm

UBND Thành phố

Căn cứ vào Luật đất đai, Nghị định của Chính phủ và thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành UBND Thành phố có trách nhiệm:

Ban hành các quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư;

Chỉ đạo các sở, ban ngành và UBND cấp huyện lập phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư;

Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án do Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và UBND Thành phố phê duyệt, chấp thuận hoặc ủy quyền phê duyệt;

Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết, khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền

Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Trách nhiệm của tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng

Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng ở huyện do chủ đầu tư chọn, ký kết hợp đồng.

Tiếp nhận hồ sơ về dự án, quy hoạch, mốc giới, phạm vi GPMB của các chủ đầu tư dự án.

Lập hồ sơ pháp lý về thu hồi đất, GPMB theo quy hoạch.

Phối hợp với Ban bồi thường GPMB huyện xây dựng chi tiết kế hoạch, tiến độ GPMB ngay sau khi có thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền để trình UBND huyện phê duyệt.

Liên hệ với Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường để chuẩn bị quỹ nhà, quỹ đất TĐC thực hiện dự án.

Lập và trình UBND huyện phê duyệt dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45)