Đổi mới công tác lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 91 - 93)

Phần 4 Kết quả nghên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường,hỗ trợ trong thuhồi đất cho phát

4.3.1. Đổi mới công tác lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất

Để đấy nhanh tiến độ thu hồi đất và giải phóng mặt bằng thì cơng tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp cơ sở là một trong những vấn đề quan trọng cần được đổi mới. UBND huyện và ban bồi thường giải phóng mặt bằng cần thực hiện cơng khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt theo quy định của pháp Luật đất đai để các cấp, các ngành cùng toàn thể người dân thống nhất tổ chức thực hiện, cùng kiểm tra, giám sát dự án. Cụ thể:

Trước khi lập quy hoạch đất: cần khảo sát tính thực thi tại địa bàn để có

bản quy hoạch hợp lý; Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã; UBND cấp huyện cần lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Khi lập bản đồ cụ thể cho từng dự án nên hạn chế vào các khu đất ở, đông dân cư để giảm thiểu được kinh tế cho Ngân sách.

Khi lập kế hoạch sử dụng đất: UBND cấp quận, huyện đã có quy hoạch đơ

dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, thể hiện những vùng sẽ có thay đổi, những dự án được thực hiện. Do vậy, đây là cơ sở để người dân chuẩn bị để khi có giải phóng mặt bằng, họ khơng bị bất ngờ, khơng gặp khó khăn trong việc ổn định đời sống. Khi lập kế hoạch sử dụng đất cần kết hợp với lập kế hoạch đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động tại các khu vực sẽ bị thu hồi đất, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đưa cơng tác đào tạo nghề đi trước một bước so với tiến độ thu hồi đất để người dân khi bị thu hồi đất có thể nhanh chóng có nghề mới để tìm việc làm mới, ổn định cuộc sống.

Thực hiện công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Chủ đầu tư

và Hội đồng bồi thường huyện Gia Lâm cần phối hợpvới chính quyền các cấp, các ngành, như: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng… tiến hành làm rõ nguồn gốc đất, lập bản đồ địa chính các khu vực trên địa bàn huyện thật chi tiết, cụ thể và chính xác. Sau đó, cần cơng bố cơng khai các tài liệu trên cho toàn bộ dân chúng biết từ đó làm căn cứ để xác định diện tích đất bồi thường, hỗ trợ cũng như chống tình trạng lẫn chiếm, cơi nới trái phép. Điều này sẽ giúp người dân khi biết rõ ràng về quy hoạch, về diện tích đất ở của mình sẽ khơng cịn cảm thấy khơng an tâm về những chuyện “mờ ám” trong quá trình đo đạc, kiểm đếm, xác định diện tích bồi thường, hỗ trợ, áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ. Đây cũng là cơ sở để chính quyền địa phương quản lý về đất đai, đặc biệt sẽ dễ dàng xác định những hộ nào lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích; đồng thời khi có giải phóng mặt bằng thì đây chính là cơ sở để xác định giá đất bồi thường, hỗ trợ, diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ. Ngoài ra, quy hoạch, bản đồ cũng thể hiện những vùng sẽ có thay đổi, những dự án được thực hiện nên đây là cơ sở để người dân chuẩn bị để khi có giải phóng mặt bằng, họ khơng bị bất ngờ, khơng gặp khó khăn trong việc ổn định đời sống.

Một quy hoạch chất lượng cao, hợp lý chắc chắn sẽ tạo được đà phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, cho nhân dân, đó cũng là một yếu tố thúc đẩy NSDĐ đồng thuận, ủng hộ, chủ động tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

Với tầm nhìn quy hoạch, chỉnh trang đơ thị với mục tiêu trong sáng, minh bạch thì chắc chắn những cư dân của bất cứ địa phương nào cũng sẽ ủng hộ và sẵn sàng cùng với Nhà nước thực hiện các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 91 - 93)