Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45 - 50)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

*Phương pháp tiếp cận thể chế

Từ chủ trương chính sách BTHT giải phóng mặt bằng để nghiên cứu việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. Công tác bồi thường đặt trong mối quan hệ tổng hợp từ góc độ kinh tế, pháp lý, hành chính, chính sách pháp luật liên quan đến thực tiễn triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật.

*Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động của đề tài. Từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng đến việc xác định các giải pháp nhằm thực thi công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trong đó, nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nghiên cứu chính là cán bộ quản lý có liên quan, các cán bộ thực hiện cơng tác bồi thường GPMB, các cơ quan tổ chức thực hiện như: Trung tâm phát triển quỹ đất; Ban bồi thường giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án, phòng Tài nguyên Môi trường, Hội đồng GPMB huyện và một số các phịng ban có liên quan. tiếp cận với người dân có đất bị thu hồi tại huyện Gia Lâm. Một số công cụ của tiếp cận có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết từ bảng hỏi đến phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc hay các cuộc trò chuyện về vấn đề nghiên cứu với các chủ thể nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài.

3.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Q trình đơ thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Gia Lâm đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, kéo theo đó là các vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh địi hỏi cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở huyện Gia Lâm cần đẩy nhanh tiến độ để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án kịp thời trong điều kiện mới.

Đó cũng là tình trạng chung của các địa phương trong cả nước, cũng như các quận/huyện trên địa bàn Hà Nội.

Huyện Gia Lâm với vị trí là ngoại thành phía Đơng của Thành phố Hà Nội, huyện trở thành điểm “trung gian” và đầu nối giao thông quan trọng giữa thủ đô với một số tỉnh phía Bắc. Trên địa bàn huyện đã và đang triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB một số dự án giao thông trọng điểm và nhiều dự án xây dựng. Kết hợp với kết quả của quá trình điều tra, khảo sát thử cùng với những tham vấn của các cán bộ lãnh đạo huyện, đề tài lựa chọn nghiên cứu bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án Nâng cấp mở rộng tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 vào khu công nghiệp Hapro (sau đây gọi là dự án đường nút giao thông Trâu Quỳ đến khu công nghiệp Hapro)

3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin

Thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thơng qua các nguồn chính, các báo cáo của UBND huyện Gia Lâm, báo cáo của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm, số liệu thống kê từ các phịng ban chun mơn như: Ban Giải phóng mặt bằng huyện, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Tài chính kế tốn, Phịng Thanh tra xây dựng… Bên cạnh đó, nguồn thơng tin thứ cấp về cơ sở lý luận và thực tiễn cũng được thu thập thông qua các chuyên đề hội thảo, kỷ yếu hội thảo, sách, báo và từ internet.

Thông tin sơ cấp

Đề tài thu thập thơng tin sơ cấp từ q trình phỏng vấn các cán bộ thuộc các phòng ban của huyện có liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đại diện các nhà thầu xây dựng đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn huyện; và các hộ dân chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng. Đối với việc lựa chọn hộ nông dân tham gia phỏng vấn, điều tra. Căn cứ vào các nguồn số liệu được cung cấp, đề tài tiến hành lựa chọn 125 hộ dân: 55 hộ bị thu hồi đất ở, 70 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (50 hộ bị thu hồi > 70% diện tích đất NN, 20 hộ bị thu hồi từ 30 – 70% diện tích đất NN).

Số lượng mẫu điều tra được dùng trong nghiên cứu này được phân bổ đối với từng đối tượng khảo sát, điều tra như sau:

Bảng 3.2. Nhóm đối tượng điều tra Diễn giải Tổng số + Nhóm cán bộ điều tra - Phòng TN&MT 5 - Ban QLDA 5 - Ban BTGPMB 5 - UBND xã, TT 21 + Nhóm hộ điều tra - Hộ bị thu hồi đất ở 55 - Hộ bị thu hồi đất nông nghiệp 70

Cộng 161

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Dựa vào sự khác biệt về đặc điểm, tính chất chúng tôi tiến hành phân tổ theo vùng, địa bàn như: đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất có tài sản trên đất, đất mương đường, đất thuê của nhà nước... Để áp dụng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp.

Trên cơ sở số liệu thu thập cũng như các chính sách liên quan tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu. Tổng hợp các yếu tố tác động đến việc bồi thường để thực hiện dự án.

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, chuẩn hóa để tính tốn các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích nghiên cứu đề tài.

3.2.5. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào số liệu kê khai kiểm đếm được, đối chiếu các chế độ chính sách quy định và địa bàn bị thu hồi đất, các thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra những nhận xét khách quan và chính xác về thực trạng sử dụng đất được bồi

thường giải phóng mặt bằng để tiến hành thống kê. Các mục điều tra được thống kê trên bảng biểu báo cáo.

Phương pháp thống kê so sánh

Trên cơ sở số liệu thu thập được phân tích đánh giá tồn tại và hạn chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở các giai đoạn thực hiện dự án.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác bồi thường GPMB

Chỉ tiêu về kết quả vận động phố biến tuyên truyền bồi thường GPMB. Tỷ lệ ý kiến đồng tình của người bị thu hồi đất về bồi thường.

Tỷ lệ ý kiến đánh giá của cán bộ địa phương về trình tự thực hiện giới thiệu địa điểm và thông báo bồi thường GPMB

Số lượng và tỷ lệ ý kiến về nguồn thông tin và mức độ nhận biết của người dân về các thông tin bồi thường GPMB

Tổng diện tích dự án cần bồi thường GPMB Diện tích bồi thường theo kế hoạch

Tỷ lệ diện tích thực hiện bồi thường so với kế hoạch Tổng số diện tích đã bồi thường GPMB

Tỷ lệ đã bồi thường so với tổng diện tích cần GPMB Số hộ, tổ chức có liên quan cần bồi thường GPMB Số hộ đã có quyết định phê duyệt bồi thường Số tiền được phê duyệt bồi thường hỗ trợ

Số hộ đã nhận tiền BT: Tỷ lệ so với số hộ được phê duyệt bồi thường Số hộ được bố trí đất TĐC: hộ, tỷ lệ so với số hộ thuộc diện TĐC. Tổng DT đã thu hồi (bàn giao mặt bằng), tỷ lệ so với DT cần thu hồi. Tổng số hộ liên quan đến công tác bồi thường GPMB

Số hộ không nhận bồi thường phải cưỡng chế, tỷ lệ so với số hộ cần phải di dời.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh đánh giá quá trình thực thi cơng tác bồi thường GPMB

Số lượng và tỷ lệ ý kiến của cán bộ lãnh đạo về công tác BT GPMB.

Số lượng và tỷ lệ ý kiến về hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp nhất ở địa phương.

Số lượng và tỷ lệ ý kiến về thủ tục ra quyết định thu hồi đất thực hiện phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư.

Số lượng và tỷ lệ ý kiến của người dân về các thủ tục chuẩn bị cho thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng

Tổng diện tích trước khi bị thu hồi Diện tích bị thu hồi

Diện tích sau thu hồi đất, tỷ lệ

Số lượng hộ được nhận tiền mặt, tỷ lệ Số lượng hộ được nhận tiền và đất, tỷ lệ Số lượng hộ được nhận tiền và học nghề, tỷ lệ

Số lượng hộ được nhận tiền và nhận vào làm khu công nghiệp, tỷ lệ

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác bồi thường GPMB

Số tiền bồi thường theo chế độ chính sách, Sơ tiền đã bồi thường... Tỷ lệ dân chưa nhận tiền, Tỷ lệ so với chỉ tiêu...

Thời gian hồn thành kế hoạch cơng tác bồi thường, tổng số ngày chậm kế hoạch....

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)