Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường,hỗ trợ giải phóng mặt bằng kh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.2. Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường,hỗ trợ giải phóng mặt bằng kh

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Sự quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất được cụ thể hóa ngay trong Luật đất đai năm 2013, ngồi ra các Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất cũng thể

hiện sự quan tâm đặc biết đối với người bị thu hồi đất và tính minh bạch trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vì thế, cơng tác áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

Về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: ngày càng được xác định

đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thường, hỗ trợ cũng thấy thỏa đáng.

Về mức bồi thường, hỗ trợ: ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu

hồi đất có thể khơi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

Về trình tự thủ tục tiến hành chính sách: bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã

được tiến hành theo trình tự thủ tục ngày càng chặt chẽ, tối giản, giải quyết được nhiều vướng mắc trong khi tiến hành GPMB, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cơng tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.

Áp dụng tại các địa phương: bên cạnh việc thực hiện các quy định của

Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như: Quyết định số 16/2010/QĐ-UB ngày 05/5/2010 của UBND thành phố Hà Nội… Do đã vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất đã tiến hành khá thuận lợi, mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng con số này ít và khơng gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện.

Việc nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa cũng như tính chất phức tạp của

vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có

năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đơng đảo; Sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Nhờ bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về chính sách GPMB, tiến độ GPMB trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực khi tiến hành GPMB. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi.

* Tồn tại:

- Cơ chế chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cịn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, thậm chí cịn có mâu thuẫn gây phát sinh nhiều thắc mắc, khiếu nại của người dân có đất thu hồi.

- Công tác tổ chức thực thi chính sách cịn thiếu linh hoạt; công tác giải quyết những thắc mắc khiếu nại của nhân dân còn chưa kịp thời;

- Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong cơng tác thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC chưa chặt chẽ; vẫn cịn tồn tại tình trạng ngại va chạm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh; có nơi, bộ máy chuyên trách chưa đầy đủ năng lực, thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu về quy trình thực hiện chính sách GPMB, nhất là ngun tắc cơng khai, dân chủ;

- Việc thiếu tự giác, thiếu hiểu biết, thậm trí cố ý làm sai của một số bộ phận cán bộ và nhân dân là trở ngại không nhỏ cho công tác GPMB và là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài.

- Địa phương khơng có kinh phí thực hiện quy hoạch sử dụng đất tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư, trong khi đó việc lựa chọn nhà đầu tư cịn chưa chặt chẽ, chưa đánh giá được năng lực của nhà đầu tư nên tại một số dự án công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kéo dài; chậm đầu tư gây bức xúc trong nhân dân và gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong q trình tổ chức thực thi chính sách.

* Ngun nhân:

Chủ quan:

- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đất đai, bồi thường GPMB cịn hạn chế làm cho người dân hiểu khơng đầy đủ, hiểu sai về chính sách bồi thường gây thắc mắc, khiếu kiện.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực thi chính sách ở một số địa phương còn chưa sâu sát đặc biệt là việc giải thích về chính sách những thắc mắc, khiếu nại và giải quyết đơn thư liên quan đến bồi thườngGPMB của người dân chưa dứt điểm gây bức xúc và nghi ngờ trong nhân dân.

- Lực lượng cán bộ cơng chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cịn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng lại phân bố chưa khoa học nên thường trong tình trạng quá tải. Trong khi đó, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cũng như phương pháp làm việc và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức nhất là ở địa phương còn hạn chế làm mất lòng tin trong nhân dân dẫn đến nhiều thắc mắc, khiếu nại.

- Một số dự án chậm đầu tư, bồi thường GPMB không dứt điểm, kéo dài trải qua các chính sách bồi thường GPMB khác nhau gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

- Việc xây dựng bảng giá đất hiện nay cịn nhiều bất cập do thiếu kinh phí cho cơng tác xây dựng giá đất dẫn đến Bảng giá đất hàng năm chưa phản ánh đúng giá đất thực tế, chưa đáp ứng được các u cầu của cơng tác tài chính về đất đai đặc biệt đối với công tác bồi thường GPMB (Vướng mắc chính hiện nay của cơng tác BTGPMB là giá đất.

- Việc bố trí kinh phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án chưa kịp thời dẫn đến một số dự án đã phê duyệt phương án bồi thường GPMB nhưng khơng có kinh phí để chi trả dẫn đến dự án kéo dài qua các chính sách khác nhau.

- Việc định hướng chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người nông dân sau khi thu hồi đất cũng như định hướng sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ cho người nơng dân cịn hạn chế (Hiện nay, tiền bồi thường người dân chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị là chính).

Khách quan:

- Chính sách Pháp luật về đất đai và các quy định về bồi thường GPMB ngày càng mở lại thường xuyên thay đổi (Từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kèm theo đó là rất nhiều văn bản hướng dẫn của các Bộ) gây rất nhiều khó khăn trong q trình thực hiện, người dân trơng chờ chính sách sau có lợi hơn chính sách trước, đồng thời một số chính sách tạo ra sự thiếu cơng bằng giữa người chấp hành tốt và người không chấp hành đã gây ra thắc mắc, khiếu kiện, rất khó khăn trong q trình giải quyết.

- Chính sách hỗ trợ bằng đất ở dịch vụ cịn nhiều bất cập, rất khó thực hiện: Theo quy định kinh phí xây dựng khu đất ở dịch vụ do người dân phải chi trả nhưng thực tế hiện nay cơ bản người dân có đất Nhà nước thu hồi đều bán “tiêu chí” để lấy tiền chênh lệch trước khi được giao đất do vậy rất khó khăn trong việc huy động kinh phí thực hiện, việc huy động nguồn vốn bên ngồi khó khăn do chưa có cơ chế, chính sách.

2.2.3. Những kinh nghiệm về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Việc xây dựng và phát triển các cơng trình đều cần có đất. Do đất đai có hạn, vì thế mọi Nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất hoặc trưng thu của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các cơng trình phục vụ lợi ích cơng cộng, lợi ích quốc gia. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật Đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc thu hồi, trưng thu đã phù hợp với quy định của pháp luật mà người sở hữu hoặc sử dụng đất khơng thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định.

Kinh nghiệm từ chính sách thu hồi đất của Thành phố Đà Nẵng

Thu hồi đất hai bên đường

TP Đà Nẵng thực hiện quy hoạch mở rộng vệt giải tỏa khi thu hồi đất dọc hai bên đường. Điều này giúp chính quyền có điều kiện chỉnh trang đơ thị, hạn chế bất công khi những hộ gia đình ở sau, khi quy hoạch được ra mặt tiền một cách tự nhiên. Cùng với đó, điều này tạo ra quỹ đất vàng trong kêu gọi đầu tư, bán đấu giá xây dựng các khu thương mại, dịch vụ với giá cao giúp Đà Nẵng có nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo điều kiện đầu tư các cơng trình phúc lợi xã hội khác trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Khi thu hồi đất ở hai bên đường, đối với các hộ bị thu hồi một phần diện tích đất, chính quyền khơng bồi thường về đất mà chỉ bồi thường nhà ở. Vì đất còn lại được nâng giá trị sau khi đường hoàn thành, người dân có lợi. Trong trường hợp này, thực chất là người dân góp đất.

Đối với các hộ dân có diện tích đất cịn lại ít, nếu họ đề nghị giải tỏa trắng, chính quyền đáp ứng và áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư theo quy định. TP Đà Nẵng khơng để lại diện tích đất quá nhỏ để ngừa nhà siêu mỏng.

Đối với các hộ ở hai bên đường bị thu hồi toàn bộ đất sẽ được bồi thường nhà, đất, cây cối, hoa màu theo quy định của Nhà nước.

Đất đổi đất

Tại nhiều dự án, các hộ dân tùy theo diện tích bị thu hồi được chính quyền bồi thường đất tái định cư từ một cho tới tối đa năm lô đất. TP Đà Nẵng ban hành tiêu chuẩn quy đổi theo tỉ lệ đất thu hồi và đất tái định cư có tham khảo nguyện vọng của người dân. Điều này đảm bảo cho người dân trong diện di dời ln có đất tái định cư ổn định cuộc sống. Ở TP Đà Nẵng đất bị thu hồi được chia ra thành hai loại: Đất thổ cư và đất khuôn viên. Người dân có 400 m2 thổ cư được bồi thường tái định cư hai lơ tái định cư có đủ cơ sở hạ tầng. Số đất cịn lại (nếu có) được chuyển sang đất khuôn viên. Đất khuôn viên được tính bằng 60% đất thổ cư và đạt mức 200 m2 thì được nhận thêm lơ tái định cư nữa. Người dân có nhiều đất thu hồi thì được nhận nhiều lô đất tái định cư. Với cách làm này, hộ gia đình nào cũng có đất tái định cư và họ thấy có lợi. Nếu thiếu tiền làm nhà, họ có thể bán bớt lơ đất tái định cư để lấy tiền làm nhà.

Tại Đà Nẵng, người dân hài lịng về chính sách tái định cư thực hiện theo cách: Đất đổi đất. Ai cũng có đất, có điều kiện chuyển sang khu tái định cư tốt hơn, giá trị hơn. Hộ gia đình nào cũng có điều kiện làm nhà, khi làm nhà người dân được cho nợ năm năm khơng tính lãi.

Trong thời gian chuyển đổi tái định cư, người dân được chính quyền hỗ trợ một cách tốt nhất để nhanh chóng ổn định cuộc sống. Chính quyền hỗ trợ nhà ở tạm, thuê nhà chờ khu tái định cư hồn thành… Điều này đã có tác dụng lớn trong vận động người dân hưởng ứng trong việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng của thành phố.

Tại đây, chính quyền cơng bố thơng tin quy hoạch, rồi vận động người dân để đạt được sự đồng thuận. Việc giải phóng mặt bằng do chính quyền đảm nhiệm trên cơ sở mức giá đền bù và tái định cư được áp dụng theo biểu giá chung của TP. Điều này giúp tạo sự công bằng trong xã hội và hạn chế các biến động về giá một cách bất thường.

Việc đền bù, bố trí tái định cư và giải tỏa mặt bằng ở TP Đà Nẵng đều do Hội đồng Giải phóng mặt bằng và Ban Đền bù giải phóng mặt bằng của TP đảm

nhiệm.Đất giao cho nhà đầu tư là đất sạch lấy từ quỹ đất của TP sau khi giải phóng mặt bằng. Cách này giúp nhà đầu tư triển khai dự án nhanh hơn.

Hàng loạt kinh nghiệm quý

+ Đối thoại với người dân: Để xây dựng Khu sinh thái Hòa Xuân, UBND

TP đã có cuộc gặp trên 2.000 dân tại sân vận động do đích thân chủ tịch UBND TP đến thông tin và trực tiếp trả lời câu hỏi của người dân. Trước đó, chính quyền công khai quy hoạch, phương án đền bù, tái định cư, hỗ trợ thuê nhà, tổ chức tiếp dân… nên rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng.

+ Đường đi Bà Nà làm nhanh: Tuyến đường từ TP Đà Nẵng tới Khu du

lịch Bà Nà dài 30 km được chính quyền triển khai thu hồi đất làm đường rất nhanh, để bàn giao cho đơn vị thi công.

+ Chính quyền và người dân cùng làm đường: Hàng loạt đường giao thông

nội thị được thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” như Lê Duẩn, Đống Đa… Cùng với đó, đuờng giao thơng nội thị cấp quận, huyện, giao thông đến hẻm, giao thông nông thôn được cải tạo một cách đồng bộ.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy để có thể triển khai những dự án nhạy cảm như thế một cách suôn sẻ, tránh được xung đột xã hội gây mất trật tự, rối ren, cần công bố rộng rãi dự án trong phạm vi địa phương chịu tác động của nó để thăm dị dư luận; thậm chí, nếu cần, có thể tổ chức việc trưng cầu ý dân về việc đồng ý hay không đồng ý triển khai dự án . Điều quan trọng là phải bảo đảm sự đáp ứng nhu cầu của người này phải được thực hiện trên cơ sở tơn trọng lợi ích chính đáng của người khác.

Cần nhấn mạnh rằng việc nhận dạng, đánh giá các lợi ích trong cuộc, đặc biệt là việc cân phân các lợi ích đối nghịch thường là việc phức tạp, khó khăn, địi hỏi trí tuệ, cơng sức, chi phí xã hội, trong nhiều trường hợp, rất to lớn. Không phải ở bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ lúc nào, người ta cũng có điều kiện, khả năng để làm được các việc đó một cách, hồn hảo. Thế nhưng nếu không nhận dạng được đầy đủ, đánh giá hợp lý các lợi ích trong cuộc mà lại quyết định cho triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29)