Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của các sở, ban, ngành tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 44)

2.2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Trong hơn một thập kỷ qua, những nỗ lực không ngừng cải thiện chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính tại Đà Nẵng đã bước đầu mang lại cho thành phố này nhiều kết quả tích cực, khả quan, có sức lan toả sâu rộng, tác động mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa Đà Nẵng vươn lên đạt được thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng của các chỉ số cấp tỉnh.

Từ năm 2005 đến 2015, Đà Nẵng luôn có kết quả tốt và thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): xếp thứ nhất các năm 2008 đến năm 2014; dẫn đầu sáu năm liền về chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT-Index) từ 2009 đến 2014; hai năm liền xếp thứ nhì về chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012 và 2013; dẫn đầu hai năm liền về chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) năm 2012 và 2013; đứng đầu về chỉ số công lý và tiêu chí thủ tục hành chính công năm 2014… Nhiều mô hình mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng đã được Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước đánh giá cao.

Những kết quả bước đầu trên đây bắt nguồn từ một số cách làm và kinh nghiệm tốt mà Đà Nẵng rút ra trong quá trình thực tiễn chỉ đạo, điều hành, theo dõi, tổng kết và đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố, đó là:

Thứ nhất, sự chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt, kiên trì và quyết tâm của cả hệ

thống chính trị từ lãnh đạo Thành uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đến lãnh đạo các cấp, các ngành. Đây là yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công trong công tác cải cách hành chính.

Thứ hai, để có được những kết quả, sản phẩm cụ thể như mong muốn về cải

cách hành chính, phải thực sự quan tâm và coi trọng đến yêu cầu về thời gian, nội dung và chất lượng của việc xây dựng kế hoạch thực hiện CCHC từ thành phố đến các sở ban ngành, quận huyện và phường xã.

Thứ ba, công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về CCHC phải được

tiến hành thường xuyên, có thể lặp đi lặp lại ở những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém nhằm tạo kết quả chuyển biến thực sự và rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính, năng lực quản lý, điều hành và chất lượng dịch vụ công.

Không chỉ tiến hành các cuộc kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại cơ sở, Sở Nội vụ còn tham mưu nhiều hình thức theo dõi, kiểm tra bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thông qua các phần mềm cải cách hành chính tại địa chỉ www.cchc.danang.gov.vn, phần mềm quản lý văn bản, điều hành, phần mềm một cửa điện tử tập trung tại địa chỉ www.egov.danang.gov.vn … góp phần nâng cao tính hiệu quả, toàn diện, kịp thời của công tác này. Nhờ đó, những hạn chế, tồn tại trong công tác cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương được phát hiện kịp thời và khắc phục nhanh chóng, từng bước củng cố, cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Thứ tư, cần phải có công cụ làm đòn bẩy, tạo động lực thúc đẩy làm chuyển biến tích cực, mạnh mẽ tình hình, kết quả công tác cải cách hành chính đối với mỗi cấp chính quyền và tại từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

Thực tế đã minh chứng, công cụ hữu hiệu mà Đà Nẵng tiến hành từ nhiều năm nay (từ 2008) là kết quả của quá trình dày công nghiên cứu, xây dựng và ban hành thực hiện hệ thống chỉ số theo dõi, đánh giá, xếp hạng về kết quả cải cách hành chính. Hằng năm việc làm này đã được tiến hành đối với tất cả Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã và một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố.

2.2.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp, giám sát của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và nhân dân, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh đã có bước chuyển biến rõ nét trên cả 6 nội dung trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, toàn diện trên tất cả các nội dung công tác CCHC. Xác định 3 trọng tâm cải cách hành chính là cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công nên công tác xây dựng, ban hành và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được triển khai, thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng quy trình, quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.

Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả; tỉnh đã chỉ đạo rà soát, chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, Ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào thực hiện tại Trung tâm Hành chính công và các Trung tâm Hành chính công cấp huyện, bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC.

Đổi mới quy trình lựa chọn cán bộ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực, tập trung đào tạo theo vị trí việc làm, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại tỉnh; xác định rõ trách

nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành, đánh giá chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính thông qua Bộ Chỉ số CCHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; đẩy mạnh việc rà soát tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong các đơn vị phù hợp, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; đồng thời, rà soát đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) để loại bỏ những CBCC không đủ năng lực, trình độ nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quá trình thực thi công vụ và giảm chi phí hành chính; tích cực, chủ động triển khai Đề án xác định vị trí việc làm trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo hướng dẫn của trung ương, bảo đảm theo đúng lộ trình đã đề ra; thanh tra, kiểm tra trong thực thi công vụ được tăng cường theo hình thức đột xuất, liên tục; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động công sở tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của các Sở, Ban, Ngành rút ra cho tỉnh Bắc Ninh

Sau khi tìm hiểu về CCHC tại Mặc dù mức phát triển và tình hình kinh tế - xã hội của các nước khác nhau, nhưng CCHC luôn là mối quan tâm lớn của giới lãnh đạo các nước này. Các bài học kinh nghiệm được rút ra cho các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Bắc Ninh đó là:

Thứ nhất, cải cách thể chế phải gắn với mục tiêu về chính trị và kinh tế, có

sự tham vấn chặt chẽ với khối doanh nghiệp và khách hàng, vì vậy luôn tạo được sự đồng tình, ủng hộ cao trong xã hội đối với mục tiêu và phương hướng CCHC.

Thứ hai, các lĩnh vực cải cách được ưu tiên là cải cách thể chế (bao gồm cả

TTHC); điều chỉnh chức năng và cơ cấu tổ chức BMHC; nâng cao chất lượng dịch vụ công. Mọi nỗ lực cải cách đều hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp và cấm đoán, thay bằng sự khuyến khích và hỗ trợ.

Thứ ba, phân quyền cho địa phương và mở rộng sự tham gia của khách

hàng vào việc cung cấp dịch vụ công thông qua việc đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công.

Thứ tư, chú trọng đẩy mạnh đào tạo nâng cao trình độ năng lực, chuyên

nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức.

Thứ năm, tập trung đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục

hiệu quả, hiệu lực của BMHC nhà nước. Áp dụng các tiến bộ công nghệ thông tin để đổi mới phương thức hoạt động của BMHC, nâng cao hiệu quả công tác điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, áp dụng tiêu chuẩn ISO (Singapore) vào hoạt động QLHC nhà nước.

Thứ sáu, quyết liệt chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy với các giải

pháp: quy chế hoá chế độ trách nhiệm, tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động; áp dụng các chế độ khuyến khích người lao động như lương, thưởng hợp lý và minh bạch hơn, tạo động lực cho cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; loại bỏ các quy trình, thủ tục có thể gây phiền hà đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của các sở, ban, ngành tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)