Đặc điểm dịch vụ hành chính công khảo sát theo các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của các sở, ban, ngành tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 61)

Kết quả điều tra đánh giá sơ bộ đặc điểm của khách hàng sử dụng dịch vụ hành chính công của ở các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Bắc Ninh thể hiện qua bảng sau, cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát

Tiêu chí thống kê Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Theo giới tính - Nam 131 65.5 - Nữ 69 34.5 2. Theo độ tuổi 0 - Dưới 30 98 49 - Từ 30-45 70 35 - Trên 45 32 16 3. Theo trình độ học vấn 0 Phổ thông cơ sở 28 14 Trung cấp 45 22.5 Cao đẳng/Đại học 90 45 Sau Đại học 27 13.5 Khác 10 5 4. Theo nghề nghiệp 0 Kinh doanh 85 42.5 Công chức 52 26 Sinh viên 8 4 Nội trợ 10 5 Nghỉ hưu 32 16 Thất nghiệp 7 3.5 Khác 6 3 Tổng 200 100

Qua bảng số liệu trên ta thấy được những đặc điểm của đối tượng khảo sát như sau:

Về giới tính

Trong cơ cấu đối tượng được điều tra có 131 nam chiếm 65.5% và 69 nữ chiếm 34.5%. Phần lớn người được phỏng vấn là nam.

Về độ tuổi

Độ tuổi của người được phỏng vấn phân bố đa dạng, đa số trong độ tuổi dưới 30 tuổi. Tỷ lệ lớn nhất là độ tuổi dưới 30 tuổi có 100 người chiếm 50%; tiếp đến là độ tuổi từ 30 đến 45 có 68 người chiếm 34% và thấp nhất là độ tuổi từ trên 45 tuổi có 32 người chiếm 16%. Phần lớn số người được phỏng vấn đều trong độ tuổi lao động nên hiểu biết, nhận thức của họ khi được hỏi những vấn đề liên quan đến đề tài có thể chính xác hơn.

Về trình độ học vấn

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng tiếp thu các thông tin. Bảng kết quả điều tra cho thấy trình độ đối tượng được điều tra khá cao, cao nhất là trình độ cao đẳng, đại học với tần số là 83 người, chiếm 45%, bởi doanh nhân hay những cán bộ công chức nhà nước đều thường là những người có kiến thức, trình độ cao, tốt nghiệp đại học cao đẳng liên quan đến ngành nghề mình đã học. Tiếp đến là trung cấp chiếm 22,5%. Sau đó là trình độ phổ thông cơ sở chiếm 14 %. Trình độ sau đại học mặc dù chưa cao nhưng cũng chiếm tỷ lệ tương đối 13,5%, trình độ khác chiếm 5%.

Về nghề nghiệp

Trong 200 đối tượng được điều tra nghề nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất đó là nhà kinh doanh có tần số là 85 người, chiếm tỷ lệ 42,5%, tiếp đến là công chức 52 người chiếm 26%, sinh viên 08 người chiếm 4%, nội trợ 10 người chiếm 5%, nghỉ hưu 32 người chiếm 16%, thất nghiệp 07 người chiếm 3.5%, số khác là 06 người chiếm 3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của các sở, ban, ngành tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)