Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của các sở, ban, ngành tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 81)

Thứ nhất, về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc nâng cao chất lượng

DVHCC.

Vai trò lãnh đạo và năng lực chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền, còn yếu, thiếu quyết liệt, chưa thực sự coi công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Những yêu cầu về mặt năng lực của người cán bộ lãnh đạo quản lý trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề bức xúc. Những phẩm chất và tài năng của người lãnh đạo quản lý không nói chung chung mà nó phải được thể hiện thành những tiêu chuẩn cụ thể, đó là các tiêu chuẩn cán bộ là cơ sở để đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, lấy tài năng và hiệu quả làm thước đo. Trong đó, coi trọng năng khiếu và sự thể hiện trên thực tế. Người cán bộ lãnh đạo quản lý ngày nay phải là người thực sự có năng lực lãnh đạo, đồng thời phải có năng lực chuyên môn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng DVHCC, người lãnh đạo phải có tâm huyết và năng lực trong việc thực hiện vai trò và trách nhiệm cá nhân trước tổ chức.

Thứ hai, về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá chất lượng DVHCC.

Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước chưa thường xuyên, sâu sát và toàn diện.

Hệ thống theo dõi, kiểm soát và đánh giá là yêu cầu quan trọng trong tổ chức thực hiện chất lượng DVHCC cung cấp cho công dân. Về cơ bản, mục tiêu của hệ thống nhằm: (i) Hướng dẫn việc thực hiện chất lương; (ii) Cho biết phải so sánh các kết quả thực tế với các kết quả kỳ vọng như thế nào và (iii) Gợi ý các cách sửa sai, điều chỉnh cần thực hiện khi tổ chức không chấp nhận được sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kỳ vọng. Chính vì vậy, vấn đề thiết lập hệ thống theo

dõi, kiểm soát và đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng DVHCC.

Thứ ba, về nhận thức của công chức, viên chức đối với việc nâng cao chất

lượng DVHCC.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác CCHC chưa đầy đủ, còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, nổi cộm, bức xúc. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm còn thiếu kiên quyết.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình phức tạp, nó được bắt đầu từ việc xem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn. Qui trình logic cho thấy, nhận thức thường đi trước hành động. Thực tế cho thấy, chất lượng DVHCC quyết định sự hài lòng của người dân đối với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Tuy nhiên, chất lượng DVHCC chỉ có thể được đảm bảo và cải thiện khi cán bộ, công chức, viên chức có nhận thức đúng đắn. Vì lý do này, để nâng cao chất lượng DVHCC không thể không thay đổi nhận thức của những người cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công của các sở, ban, ngành tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)