Phân lập các dòng vi sinh vật đối kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 48 - 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1.Phân lập các dòng vi sinh vật đối kháng

4.2. Thu thập nguồn vi sinh vật đôi kháng nâm F.oxysporum gây bệnh héo

4.2.1.Phân lập các dòng vi sinh vật đối kháng

Các dòng VSV đã được thu thập trong đất tại các vườn trồng cà chua bị bệnh. Sau khi thu thập, các dòng VSV được tách làm thuần và thử khả năng đối kháng trên môi trường bằng phương pháp cấy đối xứng với chủng nấm F.

Bảng 4.3. Phân lập và thử nghiệm khả năng đối kháng của các dòng VSV với nấm F. oxysporum

Địa điểm

thu mẫu Cây trồng

Số mẫu phân lập Số dòng VSV phân lập được Khả năng đối kháng +++ ++ +1 Hà nội Cà chua 30 55 6 9 40 Vĩnh Phúc Cà chua 20 17 3 1 13 Hải Phòng Cà chua 10 5 1 2 2 Tổng số mẫu phân lập 60 77 10 12 65 Ghi chú: (1) + Đường kính vòng ức chế từ 1-5 mm ++ Đường kính vòng ức chế từ 6-10 mm

+++ Đường kính vòng ức chế >10 mm (Kui Ja lee et al., 2008)

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy 77 dòng vi khuẩn và xạ khuẩn đã được phân lập từ 60 mẫu đất thu thập tại các tỉnh Hà nội, Vĩnh Phúc và Hải Phòng. Sau khi được làm thuần, các dòng VSV này được thử nghiệm ban đầu khả năng đối kháng với nấm F. oxysporum và kết quả cho thấy chỉ có 10 dòng (7 dòng vi khuẩn và 3 dòng xạ khuẩn) có khả năng cao trong việc hạn chế sự phát triển của

nấm F. oxysporum (đường kính ức chế >10 mm). Các dòng VSV này được mã

hóa, bảo quản, xác định giống loài qua hình thái khuẩn lạc và được sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo.

Hình 4.2. Nấm Fusarium oxysporum sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường nhân tạo

PDA

Hình 4.3. Nấm Fusarium oxysporum phân lập từ thân cây sau 10 ngày lây bệnh. lập từ thân cây sau 10 ngày lây bệnh.

Đặc điểm hình thái của các dòng vi khuẩn và xạ khuẩn có có triển vọng

- Dòng VF-7: bước đầu qua hình thái xác định là vi khuẩn Bacillus sp.. Trên môi trường King'B khuẩn lạc khô, dẹt, bề mặt nhăn, màu nâu nhạt, đường kính 2  5mm. Vi khuẩn hình gậy, nhuộm gram dương.

- Dòng VF-6: bước đầu qua hình thái xác định là vi khuẩn. Trên môi trường King'B khuẩn lạc tròn dẹt, nhão, mép nhăn, màu xám trong. Vi khuẩn hình gậy, nhuộm gram dương.

- Dòng F-29.1: khuẩn lạc màu nâu, khô, đường kính 1,5 4mm, tế bào hình tròn.

- Dòng F-112: bước đầu qua hình thái xác định là xạ khuẩn Streptomyces sp. Trên môi trường YS khuẩn ty cơ chất màu xám trong, khuẩn ty khí sinh màu xám. Chuỗi bào tử thẳng hoặc cuộn tròn ở phía đầu, cuống sinh bào tử thường dạng thẳng và phân nhánh nhiều lần, bào tử hình bầu dục.

- Dòng F-129: bước đầu qua hình thái xác định là xạ khuẩn Streptomyces sp. Trên môi trường YS khuẩn ty cơ chất màu xám vàng, khuẩn ty khí sinh màu trắng xám. Chuỗi bào tử dài, thẳng hay lượn sóng, bào tử hình bầu dục.

- Dòng F-123: bước đầu qua hình thái xác định là Streptomyces sp. Trên môi trường YS khuẩn ty cơ chất màu xám trong, khuẩn ty khí sinh màu xám. Chuỗi bào tử thẳng hoặc cuộn tròn ở phía đầu, cuống sinh bào tử thường dạng thẳng và phân nhánh nhiều.

Thu thập nấm Trichoderma đối kháng

Trichoderma là loài nấm có khả năng hạn chế được nhiều VSV gây hại

nên đã được nhiều nước trên thế giới và Việt nam nghiên cứu nhằm tìm ra chủng nấm có tính năng cao nhất hạn chế từng đối tượng bệnh riêng biệt. Từ đó phát triển chúng thành tác nhân sinh học để sản xuất chế phẩm phòng trừ bệnh. Đề tài đã tiến hành thu thập và phân lập nấm Trichoderma tại các vùng đất trồng cây cà chua bị bệnh. Mẫu đất thu thập tại vùng rễ của các cây không bị bệnh ngay bên cạnh các cây bị bệnh trên cùng một ruộng hay các ruộng khác nhau (suppressive soil). Các mẫu đất thu thập được phân lập tại phòng thí nghiệm. Sau khi đã phân lập, tách dòng thuần, các dòng nấm Trichoderma được thử nghiệm khả năng đối kháng với nấm F. oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua theo phương pháp cấy đối xứng. Kết quả thí nghiệm được trình bày tại Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Phân lập nấm Trichoderma từ đất trồng cà chua

Địa điểm thu

mẫu Cây trồng Số mẫu phân lập Số mẫu xuất hiện Trichoderma Dòng Trichoderma triển vọng Ký hiệu

Đông Anh - HN Cà chua 20 4 2 TriF3.1

Bắc Ninh Cà chua 20 2 1 TriF3

Hải Dương Cà chua 20 5 0 Hải Phòng Cà chua 20 1 0 Tổng số mẫu phân lập 80 12 3

Trong tổng số 80 mẫu đất thu thập đã phân lập được 12 mẫu có nấm Trichoderma. Kết quả thử khả năng đối kháng ban đầu cho thấy có 2 dòng có ký hiệu là TiF-3.1 và TiF3 có triển vọng nhất hạn chế sự phát triển của nấm F.

oxysporum.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 48 - 51)