Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh học đến sinh trưởng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 43 - 45)

Phần 3 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5.8.Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh học đến sinh trưởng và

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.8.Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh học đến sinh trưởng và

phát triển của VSV đối kháng trong điều kiện phòng thí nghiệm

Vi sinh vật đối kháng được nhân nuôi trên môi trường dinh dưỡng PDA.Sau 7 ngày, sợi nấm và khuẩn lạc tại rìa mép được chuyển sang các hộp petri có chứa các môi trường dinh dưỡng để phục vụ cho các thí nghiệm:

Cấy truyền VSV đối kháng sang hộp petri có chứa các loại môi trường khác nhau: SPA, PDA, Gauze, King’B, YS.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ:

Cấy truyền nấm sang hộp petri có chứa môi trường PDA. Các hộp này được đặt trong tủ định ôn với các ngưỡng nhiệt độ: 250C, 300C, 350C, 400C và 450C.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng: thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp:

Cấy truyền nấm sang hộp petri có chứa môi trường PDA. Các hộp này được đặt trong tủ định ôn ở nhiệt độ 280C với các chế độ ánh sáng: tối liên tục, sáng liên tục, 12giờ sáng xen kẽ 12 giờ tối liên tục.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ pH khác nhau

Cấy truyền nấm sang hộp petri có chứa môi trường PDA ở các ngưỡng pH là 4, 5; 6; 7; 8; 9: Các hộp này được đặt trong tủ định ôn ở nhiệt độ 280C.

Các chỉ tiêu chung cho 4 thí nghiệm trên + Môi trường nuôi cấy nấm: PDA

+ Điều kiện nhiệt độ thí nghiệm: 280C (trừ thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ).

+ Mỗi công thức thí nghiệm làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần 3 hộp petri.

+ Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi tốc độ phát triển của nấm ở các ngày thứ 2, 4, 6 sau khi cấy bằng cách đo đường kính tản nấm và mật độ khuẩn lạc.

- Đánh giá độc tính của VSV đối kháng trên chuột bạch: Theo phương pháp thường quy.

Chuột bạch có trọng lượng 28 gr/con được chia theo các công thức, mỗi công thức ứng với một chủng VSV đối kháng, mỗi chủng kiểm định với 15 con, chia làm 3 lô, mỗi lô 3 con, được cho uống dịch VSV đối kháng và thảo mộc ( 5% bã trầu, bã sở) với nồng độ: 2.1010 cfu/ml.

CT1: Vi khuẩn đối kháng VF7 CT2: Xạ khuẩn đối kháng F123

Theo dõi các triệu chứng bất thường của chuột trong vòng 24 giờ để đánh giá mức độ gây độc cấp tính và theo dõi khả năng gây độc bán trường diễn trong 30 ngày của các chủng VSV đối kháng. Kết thúc thí nghiệm, mổ chuột, quan sát tổng thể phủ tạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 43 - 45)