Nghiên cứu về chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 31 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

2.2.4. Nghiên cứu về chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại

Chế phẩm sinh học Tân tiến BTN cũng đã được sử dụng để phòng trừ bệnh héo vàng Fusarium cà chua và dưa chuột, hiệu quả phòng trừ đạt khoảng 38%. Chế phẩm Vi-ĐK là chế phẩm sinh học có tác dụng đối kháng với các nấm bệnh có trong đất như: Fusarium sp, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii,

Phytophthora palmivora, Pythium sp. Vi-ĐK còn kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhờ sự phân huỷ cellulose các chất hữu cơ có trong đất làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Chế phẩm sinh học BIMA cũng có tác dụng hạn chế một số nấm bệnh như Fusarium solani,

Rhizoctonia solani, Phytophthora spp., Sclerotium rolfsii… Kết quả nghiên cứu

của Ngô Bích Hảo và Vũ Duy Nam (2006) về khảo sát hiệu lực đối kháng của

nấm T.viride phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc trên môi trường PGA

và trong điều kiện chậu vại. Nghiên cứu cho thấy nấm đối kháng T.viride có khả năng ức chế S. rolfsii trên môi trường PGA, thể hiện rõ sau 3 ngày nuôi cấy đường kính tản nấm đạt 8,78 cm hơn 1,7 lần so với nấm S. rolfsii và sau 4 ngày nuôi cấy đường kính tản nấm của T.viride là 5,78 cm bằng 2,6 lần so với nấm S.

rolfsii, hiệu lực ức chế đạt 75,2%.

Theo tác giả Phạm Ngọc Dung và cs. (2008) nấm T. hazianum có khả năng ức chế cao đối với sự phát triển của sợi nấm Phytophthora tropicalis, trên môi trường bằng phương pháp cấy đối xứng, sợi nấm Phytophthora bị tiêu diệt sau 3 ngày nuôi cấy. Cũng theo tác giả, một số chủng nấm Trichoderma spp. vừa có khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm, sự nảy mầm của bào tử Phytophthora đồng thời có khả năng phân hủy tốt một số loại tàn dư thực vật, hữu dụng trong quá trình ủ phân hữu cơ, cung cấp phân hữu cơ cho các vườn hồ tiêu.

Theo Dương Minh và cs. (2003) các chủng nấm Trichoderma spp. được phân lập từ các vườn trồng cam quýt tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ có khả năng khống chế sự phát triển của nấm Fusarium solani gây bệnh thối rễ cam quýt. Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ trên cây có múi của Nguyễn Ngọc Anh Thư và cs. (2005) trong phòng thí nghiệm cho thấy nấm đối kháng Trichoderma ngăn cản được sự phát triển của bào tử lớn và bào tử nhỏ của nấm Fusarium. Nguyễn Thị Kim Cúc và Phạm Việt Cường (2003) đã nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn Enterbacteriaceae trong phòng trừ nấm đất Fusarium oxysporium, một loại nấm có phạm vi ký chủ rộng, thích ứng tốt với sự thay đổi điều kiện sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)