Khả năng đối kháng của các dòng vi khuẩn, xạ khuẩn có triển vọng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 51 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2.Khả năng đối kháng của các dòng vi khuẩn, xạ khuẩn có triển vọng trong

4.2. Thu thập nguồn vi sinh vật đôi kháng nâm F.oxysporum gây bệnh héo

4.2.2.Khả năng đối kháng của các dòng vi khuẩn, xạ khuẩn có triển vọng trong

trong phòng thí nghiệm

Để đơn giản trong sản xuất chế phẩm vi sinh đối kháng, việc lựa chọn chủng vi sinh vật là rất quan trọng, ngoài các điều kiện nhân sinh khối nhanh, an toàn với môi trường và con người thì số lượng dòng sử dụng càng ít càng tốt. Trên cơ sở đó, các thí nghiệm nhằm xác định được dòng vi sinh vật đối kháng vơi nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua đã được tiên hành.

7 dòng vi khuẩn (ký hiệu F-29.1; F-90.1; F-97.5; F-100.5; F-116; VF-7; VF-6) và 3 dòng xạ khuẩn (ký hiệu F-129, F-112; F-123) được tuyển chọn và xác định rõ hơn về khả năng đối kháng nấm F. oxysporum bằng hai phương pháp cấy đối xứng và phương pháp giếng. Kết quả được trình bày tại Bảng 4.5 và 4.6.

Kết quả thí nghiệm cho thấy các dòng vi khuẩn hay xạ khuẩn có triển vọng đều có khả năng hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm F.

oxysporum ở cả 2 phương pháp thử nghiệm. Ở phương pháp cấy đối xứng, 7

dòng VK, 3 dòng XK đều có khả năng hạn chế sự sinh trưởng của nấm gây hại cà chua với hiệu quả ức chế sau 7 ngày nuôi cấy biến thiên từ 78,41 đến 86,59%, trong đó hiệu quả ức chế cao nhất là các dòng vi khuẩn VF-7 và dòng xạ khuẩn F-112. Ở phương pháp giếng, các dòng vi khuẩn hay xạ khuẩn cũng có hiệu quả

cao hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm F. oxysporum với đường kính vòng ức chế thay đổi từ 2,1 đến 2,98 cm, cao nhất là dòng vi khuẩn VF-7 và dòng xạ khuẩn F-123.

Bảng 4.5. Khả năng đối kháng của các dòng VSV có triển vọng với nấm F.

oxysporum theo phương pháp cấy đối xứng

TT Ký hiệu nguồn Giống VSV

Đường kính tản nấm sau

7 ngày nuôi cấy (cm) Hiệu quả ức chế (%) Công thức3 Đối chứng4 1 F-29.11 VK2 1,54 9,0 82,3 2 F-90.1 VK 1,75 9,0 80,55 3 F-97.5 VK 1,94 9,0 78,41 4 F-100.5 VK 1,83 9,0 79,67 5 F-116 VK 1,54 9,0 82,89 6 VF-6 VK 1,40 9,0 84,41 7 VF-7 VK 1,33 9,0 85,19 8 F-112 XK 1,21 9,0 86,59 9 F-123 XK 1,50 9,0 83,26 10 F-129 XK 1,64 9,0 81,81 LSD 0.05 0,14 CV(%) 5,3 Ghi chú: (1). Các dòng VSV đối kháng có triển vọng được mã hóa.

(2). VK hay XK được xác định căn cứ vào đặc điểm hình thái khuẩn lạc trên môi trường dinh dưỡng đặc

hiệu.

(3). Vi khuẩn hay xạ khuẩn và nấm F. oxysporum cùng nuôi cấy trên môi trường PDA. (4). Nấm F. oxysporum nuôi cấy đơn lẻ trên môi trường PDA.

Hình 4.4. Đối kháng của một số dòng vi khuẩn, xạ khuẩn với nấm F.

oxysporum theo phương pháp cấy đối xứng

Hai dòng nấm Trichoderma spp. và nấm T. harzianum nhập nội từ Hungari năm 1987, bảo quản tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Bệnh cây, Viện BVTV, một trong những dòng có độc tính mạnh với các VSV gây bệnh như

Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium, đã được thử nghiệm khả năng đối kháng với

nấm F. oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua bằng hai phương pháp: i. Cấy đối

xứng các nấm thử nghiệm trên cùng một hộp petri (ký sinh trực tiếp); ii. Hai dòng nấm thử nghiệm được cấy trên 2 hộp petri úp đối ngược nhau (kháng sinh bay hơi). Kết quả thí nghiệm được trình bày tại Bảng 4.7 và Bảng 4.8.

Bảng 4.6. Khả năng đối kháng của các dòng VSV có triển vọng với nấm F.

oxysporum theo phương pháp giếng

TT Ký hiệu 1 Giống VSV2 Đường kính vòng ức chế (cm) Khả năng đối kháng 1 F-29.1 VK 2,503 +++4 2 F-90.1 VK 2,20 +++ 3 F-97.5 VK 2,10 +++ 4 F-100.5 VK 2,63 +++ 5 F-116 VK 2,23 +++ 6 VF-6 VK 2,23 +++ 7 VF-7 VK 2,98 +++ 8 F-112 XK 2,55 +++ 9 F-123 XK 2,92 +++ 10 F-129 XK 2,17 +++ Ghi chú: (1). Các dòng VSV đối kháng có triển vọng được mã hóa.

(2). VK hay XK được xác định căn cứ vào đặc điểm hình thái khuẩn lạc trên môi trường dinh dưỡng đặc

hiệu.

(3). Đường kính vòng ức chế nấm F. oxysporum của các dòng vi khuẩn, xạ khuẩn có triển vọng sau 7

ngày nuôi cấy.

(4). Đường kính vòng ức chế > 10 mm.

Bảng 4.7. Khả năng đối kháng của các dòng Trichoderma với nấm F.

oxysporum gây héo vàng cà chua bằng ký sinh trực tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dòng nấm Đường kính tản nấm

F.oxysporum(cm)

Hiệu quả ức chế (%)3

Trichoderma Đối kháng1 Đối chứng2

TriF-3.1 2,7 9,0 70,0

TriF-3 2,3 9,0 74,6

T. harzianum 0,0 9,0 100

Ghi chú:

(1). Đối kháng: Môi trường có hai nấm Trichoderma sp. và nấm F. oxysporum cấy đối xứng. (2). Đối chứng: Môi trường chỉ có nấm Trichoderma sp.

(3). Hiệu quả ức chế của nấm Trichoderma với nấm Fusarium sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường ở nhiệt độ 280C.

Kết quả thí nghiệm cho thấy các dòng nấm Trichoderma spp. và nấm T.

harzianum đều có khả năng hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm F.

oxysporum với hiệu quả ức chế thu được sau 7 ngày biến thiên từ 70% đến 100%

ở cả hai phương pháp ký sinh trực tiếp và kháng sinh bay hơi. Tuy nhiên cả hai dòng nấm Trichoderma mới thu thập là TriF-3.1 và TriF3 đều có khả năng ức chế

nấm F. oxysporum thâp hơn dòng nấm có sẵn T. harzianum đang được lưu giữ tại Bộ môn Bệnh cây - Viện Bảo vệ thực vật nên đề tài không tiếp tục tiến hành các thí nghiệm đối với 2 dòng nấm này.

Bảng 4.8. Khả năng ức chế bằng kháng sinh bay hơi của các dòng

Trichoderma với nấm F. oxysporum gây héo vàng cà chua

Dòng nấm Đường kính tản nấm

F.oxysporum(cm) Hiệu quả ức chế (%)

3

Trichoderma Đối kháng1 Đối chứng2

TriF3.1 2,1 9,0 76,7

TriF3 1,9 9,0 78,9

T. harzianum 0,7 9,0 92,2

Ghi chú:

(1). Đối kháng: Môi trường có hai nấm Trichoderma sp. và nấm F. oxysporum cấy đối xứng. (2). Đối chứng: Môi trường chỉ có nấm Trichoderma sp.

(3). Hiệu quả ức chế của nấm Trichoderma với nấm Fusarium sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường ở nhiệt độ 280C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua tại hà nội và phụ cận (Trang 51 - 55)