Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 28 - 30)

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn thịt hàng hóa phát triển mạnh ở Việt nam. Do đó, mật độ lợn thịt tăng cao ở các vùng chăn nuôi thâm canh dẫn đến nhiều bệnh truyền nhiễm trở nên trầm trọng hơn như: Bệnh tai xanh, lở mồm long móng, phó thương hàn, bệnh liên cầu khuẩn, bệnh tụ huyết trùng, bệnh dịch tả lợn… Ở một số địa phương dịch bệnh phát triển ở mức độ nghiêm trọng,gây nên nhiều tác hại nguy hiểm như ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường bị ô nhiểm do tiêu hủy lợn nhiễm bệnh không đảm bảo yêu cầu vệ sinh.... đặc biệt là ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng lợn thịt trên thị trường. Lợn nhiễm bệnh vẫn được bán tràn lan và khó kiểm soát được. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng sản phẩm lợn thịt, một số trường hợp các bệnh của lợn đã lây sang người như bệnh lỵ, bệnh tả, bệnh tụ huyết trùng... (Phạm Xuân Thành, 2014).

Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao hơn về sản phẩm lợn thịt có chất lượng và an toàn. Đa số người tiêu dùng thực phẩm hiện tại rất quan tâm về chất lượng của sản phẩm. Nhưng sản phẩm lợn thịt an toàn hiện nay không đáp ứng đủ số lượng yêu cầu của thị trường. Theo như ước tính của Trung tâm nghiên cứu thị trường tiêu dùng thì sản phẩm lợn thịt an toàn hiện nay mới đáp ứng được 25% nhu cầu của thị trường riêng về mặt hàng lợn thịt nói chung.Trong khi 75% người tiêu dùng có nhu cầu về mặt hàng lợn thịt an toàn thì không được đáp ứng. Khi có dịch bệnh người tiêu dùng thường phải dùng các thực phẩm thay thế như cá, gà, tôm, cua ....Vì vậy việc phát triển chăn nuôi lợn sạch có vai trò rất quan trọng

Cung cấp nguồn thực phẩm ổn định, đảm bảo chất lượng và VSATTP:

Khi kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng lên. Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao đòi hỏi cường độ lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm động vật sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày

của người dân. Chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn sạch nói riêng sẽ đáp ứng được yêu cầu đó. Chăn nuôi lợn sạch là nguồn cung cấp thực phẩm ổn định cho con người. Các sản phẩm chăn nuôi lợn sạch đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Vì vậy thực phẩm chăn nuôi lợn sạch luôn là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng con người (Phạm Xuân Thành, 2014).

Tạo kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn sạch ổn định bền vững:

Mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn sạch là đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trong khi đó quá trình sản xuất kinh doanh lợn sạch chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm chăn nuôi lợn sạch tác động rất lớn. Điều kiện thuận lợi là khi người chăn nuôi xuất bán các sản phẩm trong những thời điểm giá thịt tăng cao sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất, góp phần tái đầu tư phát triển chăn nuôi và ngược lại do điều kiện khó khăn nên người sản xuất bán vội sản phẩm khi giá còn ở mức thấp, từ đó sẽ làm giảm thu nhập của người sản xuất. Do đó, phát triển chăn nuôi lợn sạch ổn định và hướng bền vững sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn sạch (Phạm Xuân Thành, 2014).

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân

Phát triển chăn nuôi lợn sạch tạo và giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo. Thực tế phát triển chăn nuôi lợn sạch không những tạo việc làm ổn định cho lao động trực tiếp chăn nuôi lợn sạch, mà còn giải quyết việc làm cho hàng loạt lao động trong vùng. Tuy nhiên có một số nơi chăn nuôi lợn sạch chưa mang lại kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu do người chăn nuôi không đủ vốn và cả kỹ thuật chăn nuôi, sản phẩm vật nuôi cho năng suất thấp, chất lượng không cao, đặc biệt là với các hộ nghèo. Vì vậy, phát triển chăn nuôi lợn sạch sẽ tạo ra và ổn định công ăn việc làm cho người nông dân và góp phần xoá đói giảm nghèo (Phạm Xuân Thành, 2014).

Góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường

Trong phát triển chăn nuôi lợn sạch, vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi rất quan trọng. Phát triển chăn nuôi lợn sạch đồng nghĩa với vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi được giải quyết triệt để, góp phần hạn chế ô nhiễm không khí, ô

nhiễm nguồn nước, qua đó góp phẩn bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh vùng chăn nuôi lợn (Phạm Xuân Thành, 2014).

Cung cấp phân bón cho trồng trọt

Một trong những sản phẩm của chăn nuôi lợn là phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ sau khi được xử lý sẽ được bón cho cây giúp tăng sản lượng và cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây. Phân bón hữu cơ có thể cải thiện sự đa dạng sinh học, tăng sự màu mỡ và khả năng sản xuất lâu dài của đất; làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng các loại thuốc trừ sâu, năng lượng, và phân bón vô cơ. Bởi vậy, phát triển chăn nuôi lợn sẽ cung cấp một lượng phân bón ổn định cho sản xuất nông nghiệp giúp giảm thiểu được việc sử dụng phân bón vô cơ, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường đất (Phạm Xuân Thành, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)