Phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã Chí Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 68 - 82)

4.1.2.1. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra

Để tìm hiểu phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã, đề tài tiến hành điều tra khảo sát 90 hộ chăn nuôi lợn trong đó có 18 hộ chăn nuôi có quy mô lớn, 50 hộ quy mô vừa và 22 hộ quy mô nhỏ (QML là số lượng lợn chăn nuôi thường xuyên ở mức 60 con trở lên/lứa, QMV là số lượng lợn chăn nuôi thường xuyên từ 30 – 60 con/lứa, QMN là số lượng lợn chăn nuôi thường xuyên ở mức dưới 30 con/lứa). Mục đích của việc phân loại nhóm đối tượng điều tra dựa trên quy mô chăn nuôi là nhằm đánh giá thực chất tình hình chăn nuôi lợn ở các nhóm hộ với các mức đầu tư và trình độ kỹ thuật chăn nuôi khác nhau. Thông tin chung về các hộ điều tra được trình bày tại bảng 4.5, cụ thể:

Bảng 4.5. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

Bình quân Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 22 50 18 90 2. Số hộ có chủ hộ là nữ Hộ 3 2 1 2,04

3. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 51,4 48,8 46,5 48,98 4. Trình độ văn hóa

- THCS % 40,91 36 33,33 36,67

- THPT % 59,09 64 66,67 63,33

5. Số nhân khẩu/hộ Người 4,2 4,6 4,6 4,50

6. Số lao động/hộ Người 2,0 2,4 3,2 2,46

7. Hệ số nhân khẩu/lao động Người 1,8 2,1 1,9 1,99 8. Số năm kinh nghiệm Năm 21,6 17,5 13,6 17,72 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua điều tra 90 hộ chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn, cho thấy tuổi bình quân của những người được phỏng vấn là gần 48,98 tuổi, số năm kinh nghiệm bình quân là 17,72 năm, với độ tuổi và số năm kinh nghiệm như vậy nên họ có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi lợn, có nhiều kiến thức về chăn nuôi và thú y. Trình độ học vấn của những người được phỏng vấn khá cao. Trong tổng số 90 hộ điều tra thì có đến 63,33% chủ hộ có trình độ cấp III, còn lại là cấp II trong đó có cả người là thú y viên của thôn. Với trình độ học vấn như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề thông qua học hỏi và trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Bình quân nhân khẩu/hộ là 4,5 người, trong đó có từ 2 lao động trở lên trong các gia đình. Tuy nhiên khi xét trên từng quy mô ta có thể thấy việc sử dụng lao động của hộ quy mô nhỏ chưa thực sự hiệu quả khi mà chăn nuôi ở quy mô nhỏ nhưng lại cần đến trung bình 2,0 lao động, các hộ chăn nuôi quy mô vừa chỉ cần 2,4 lao động cho việc chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn công việc nhiều hơn nên số lao động sử dụng trung bình là 3,2 lao động/hộ.

Như vậy, qua phân tích tình hình cơ bản của các hộ đại diện điều tra nghiên cứu cho thấy các hộ đều có tiềm lực, khả năng để có thể phát triển chăn nuôi lợn sạch; tiềm lực về đất đai, về lao động, về kinh nghiệm sản xuất. Song để có thể phát triển đàn lợn sạch với quy mô lớn toàn thị xã thì đòi hỏi phải có trình

độ kỹ thuật và vốn đầu tư. Có kinh nghiệm mà không có vốn phát triển sản xuất kinh doanh thì không được, hay có vốn sản xuất kinh doanh mà không có kỹ thuật thì cũng không được. Bên cạnh đó, chủ hộ cũng phải là người có trình độ văn hoá, có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất thì mới có thể đưa ra những phương án sản xuất có hiệu quả. Những hộ có quy mô vừa và nhỏ cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, trao đổi kinh nghiệm với các hộ điển hình để có thể từ đó phát triển chăn nuôi lợn sạch với quy mô lớn hơn.

4.1.2.2. Phát triển các hình thức chăn nuôi lợn sạch * Về hình thức chăn nuôi

- Chăn nuôi trong các hộ gia đình

Chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã Chí Linh phát triển theo mô hình nông hộ nhỏ lẻ là chủ yếu. Thực tế cho thấy, chăn nuôi theo mô hình hộ nhỏ lẻ là kém hiệu quả nên đang có xu hướng giảm chuyển dần sang hình thức chăn nuôi quy mô lớn và chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại.

- Chăn nuôi trang trại

Chăn nuôi dần phát triển theo mô hình trang trại tập trung, gia trại thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình. Tuy nhiên, sự phát triển của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị xã Chí Linh hiện nay chưa theo quy hoạch phát triển tổng thể, tình trạng phát triển tự phát vẫn còn diễn ra ở nhiều xã trên địa bàn thị xã.

Tuy chăn nuôi trang trại có hiệu quả kinh tế cao, nhưng hiện đây chưa phải là hình thức chăn nuôi lợn chủ yếu của thị xã Chí Linh. Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) yêu cầu vốn đầu tư của các chủ trang trại lớn trong khi tiềm lực về vốn của các chủ trang trại còn hạn chế, (ii) vấn đề môi trường xung quanh các khu vực chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường khi mở các trang trại chăn nuôi lợn tập trung, (iii) kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi quy mô trang trại tập trung của người dân/các chủ trang trại còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu của thực tiễn chăn nuôi.

* Về phương thức chăn nuôi

- Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp

Đây là hình thức chăn nuôi với quy mô đàn lớn, cho ăn thức ăn hoàn toàn công nghiệp, chăn nuôi theo quy trình khoa học kỹ thuật chính vì thế mà hình thức này thường mang hiệu quả kinh tế cao, tỷ lệ thịt nạc cao. Tuy nhiên, để phát triển hình thức này yêu cầu về vốn lớn cho việc xây dựng chuồng trại kiên cố,

nhập con giống tốt, thức ăn công nghiệp, thuê bác sĩ thú y theo dõi tình hình dịch bệnh. Hình thức đang áp dụng chăn nuôi trên địa bàn thị xã nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp và chỉ áp dụng cho những hộ có điều kiện tốt về kinh tế.

- Chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp

Hình thức chăn nuôi này hiện nay đang được các hộ chăn nuôi áp dụng. Đây là hình thức chăn nuôi cho ăn thức ăn công nghiệp 1 nửa, một nửa thức ăn gia đình tự chế biến. Hình thức chăn nuôi này áp dụng cho gia đình có điều kiện kinh tế khá, vốn đầu tư thấp hơn hình thức chăn nuôi trên, nhưng năng suất sản phẩm không cao nên chưa có hiệu quả tốt.

- Chăn nuôi theo phương thức tận dụng

Đây là hình thức chăn nuôi tận dụng các phế phụ phẩm trong trồng trọt cũng như cám gạo, cơm thừa canh cặn trong hộ gia đình đồng thời tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông thôn để có thêm thu nhập cho gia đình. Chăn nuôi theo phương thức này áp dụng cho những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Thông thường hình thức này không đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập thấp.

Qua thực trạng phát triển chăn nuôi lợn của thị xã Chí Linh ta thấy quy mô và phương thức chăn nuôi lợn của thị xã có hướng phát triển tích cực, nhưng phần lớn các hộ dân trên địa bàn thị xã Chí Linh vẫn chăn nuôi lợn nhỏ lẻ theo phương thức tận dụng với phương thức chăn nuôi bấp bênh, rủi ro dịch bệnh cao tính ổn định chăn nuôi kém, vì vậy để ngành chăn nuôi lợn nhất là ngành chăn nuôi lợn phát triển thì các cấp các ngành cuả thị xã Chí Linh cần tích cực hơn công tác tuyên truyền vận động các hộ nông dân thực hiện về chủ trương đường lối, chính sách của đảng về phát triển chăn nuôi lợn, góp phần ổn định về phát triển kinh tế, an ninh chính trị đời sống, đảm bảo sức khỏe cho người nông dân.

Bảng 4.6. Phương thức chăn nuôi lợn sạch của các hộ điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: %

Diễn giải

Theo quy mô Tính

chung (n=90) Quy mô nhỏ

(n=22) Quy mô vừa (n=50) Quy mô lớn (n=18)

- Công nghiệp 0 4 94,44 21,11

- Bán công nghiệp 22,73 66 5,56 43,33

- Nhỏ lẻ 77,27 30 0 35,56

Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy trên địa bàn thị xã Chí Linh hiện nay có 3 phương thức chăn nuôi, gồm: chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong các phương thức chăn nuôi đó thì phương thức chăn nuôi bán công nghiệp vẫn là phương thức chăn nuôi chủ yếu của các nông hộ chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn; phương thức chăn nuôi công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong đó chủ yếu tập trung ở các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi lớn; phương thức chăn nuôi tận dụng được thực hiện ở 100% các hộ chăn nuôi có quy mô chăn nuôi nhỏ. Điều này cho thấy tính chuyên môn hóa trong chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã còn chưa cao (phương thức chăn nuôi ở nhiều hộ vẫn mang tính tận dụng và chưa qua đầu tư).

4.1.2.3. Điều kiện chăn nuôi lợn sạch

- Nguồn lực đất đaitrong chăn nuôi lợn sạch

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Hộ chăn nuôi muốn phát triển trước tiên cần một diện tích đât đủ lớn để có thể xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống công trình phục vụ sản xuất và một diện tích đất đủ lớn để tiến hành sản xuất. Có thể nói nguồn lực đất đai là điều kiện tiên quyết, quyết định và ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất cũng như quy mô sản xuất của hộ.

Bảng 4.7. Tình hình đất đai trong chăn nuôi lợn sạch của các hộ điều tra

ĐVT: ha

Diễn giải

Theo quy mô

Tính chung (n=90) Quy mô nhỏ (n=22) Quy mô vừa (n=50) Quy mô lớn (n=18)

I. Phân theo thời gian 0,81 1,13 1,42 1,11

1. Đất được giao SD lâu dài 0,51 0,74 0,92 0,72

2. Đất đấu thầu 0,21 0,28 0,32 0,27

3. Đất nhận chuyển nhượng 0,09 0,11 0,18 0,12

II. Phân theo loại đất 0,81 1,13 1,42 1,11

1. Đất trồng cây hàng năm 0,2 0,32 0,4 0,31

2. Đất trồng cây lâu năm, lâm nghiệp 0,22 0,28 0,32 0,27

3. Đất chăn nuôi 0,31 0,41 0,51 0,41

4. Diện tích đất mặt nước 0,06 0,08 0,11 0,08

5. Đất khác 0,02 0,04 0,08 0,04

Trung bình một hộ chăn nuôi lợn sạch có khoảng 1,11 ha đất canh tác. Sự khác biệt về quy mô đât đai giữa các loại hình, hộ có quy mô nhỏ là 0,81ha; quy mô trung bình là 1,13ha và quy mô lớn là 1,42ha. Các hộ chăn nuôi có điều kiện về đất đai hơn nên diện tích chuồng trại chăn nuôi và khu vực chăn nuôi thường được bố trí cách xa khu nhà ở và khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Còn các hộ chăn nuôi do điều kiện đất đai hạn chế nên chuồng trại thường được xây dựng sát nhau, gần khu sinh hoạt của gia đình, gần khu dân cư, từ đó khó đảm bảo được vệ sinh chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh, cách ly khi có dịch bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.

- Nguồn lực lao động trong chăn nuôi lợn sạch

Nguồn lao động dồi dào tuy nhiên do trình độ học vấn, kỹ thuật còn hạn chế nên chưa đáp ứng được các yêu cầu, quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn sạch, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, kết quả của các hộ chăn nuôi lợn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.8. Nguồn lực lao động trong chăn nuôi lợn sạch của các hộ điều tra

ĐVT: BQ/hộ

Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

Tính chung (n=90) Quy mô nhỏ (n=22) Quy mô vừa (n=50) Quy mô lớn (n=18)

Số lao động chăn nuôi lợn sạch/hộ Người 2 2,4 3,2 2,46

- Lao động gia đình Người 2 1,4 1,5 1,57

- Lao động thuê Năm 0 1 1,7 0,90

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Kết quả điều tra cho thấy được các hộ chăn nuôi lợn sạch ở thị xã Chí Linh chủ yếu sử dụng nguồn lao động sẵn có của gia đình, lao động được thuê thường xuyên chiếm số lượng rất ít, trung bình hộ chăn nuôi lợn thì có 1,57 lao động gia đình và 0,9 lao động làm thuê. Đối với hộ chăn nuôi QMN thì toàn bộ lao động gia đình, không phải đi thuê, hộ chăn nuôi QMV thì có 1,4 lao động gia đình và 1 lao động đi thuê công hộ chăn nuôi QML thì có 1,5 lao động gia đình và 1,7 lao động đi thuế..

Trong tổng số lao động của thị xã thì chiếm tỷ lệ cao vẫn là lao động nông nghiệp. Trong đó, lao động cho trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất. Lao động trong chăn nuôi cũng cao do một phần lao động trồng trọt nằm trong đó, bởi vì lao động chăn nuôi và lao động trồng trọt không tách rời nhau. Trên địa bàn thị xã, hầu như hộ trồng trọt đều chăn nuôi để tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt và tận dụng lao động.

Cũng như vậy, lao động trong chăn nuôi lợn sạch cũng không tách rời lao động chăn nuôi nói chung. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy trình độ của người dân trong chăn nuôi lợn sạch còn rất nhiều hạn chế đặc biệt về kỹ thuật chăn nuôi, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm lâu năm chứ không qua một lớp học hay tập huấn nào.

- Vốn sản xuất kinh doanh trong chăn nuôi lợn sạch

Vốn là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một lĩnh vực sản xuất kinh doanh chứ không riêng gì hộ chăn nuôi. đặc biệt trong xu thế hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các hộ chăn nuôi muốn đứng vững và phát triển cần một lượng vốn nhất định để có thể đầu tư áp dụng những khoa học kỹ thuật canh tác tiến bộ vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi và các dịch vụ của hộ chăn nuôi đạt dược hiệu hiệu quả cao. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn để vay của các hộ có thể huy động rất da dạng, có nguồn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, vay từ họ hàng, bạn bè. Ngoài ra còn có các chương trình vay vốn hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh… Theo kết quả điều tra thì có rất ít các hộ phải đi vay vốn để chăn nuôi, hầu hết là vốn của gia đình. Vốn vay được các hộ sử dụng chủ yếu để xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi và mua lợn giống.

Bảng 4.9. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh trong chăn nuôi lợn sạch của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

BQ (n=90) Quy mô nhỏ (n=22) Quy mô vừa (n=50) Quy mô lớn (n=18) 1. Vay vốn - Có Hộ 2 20 10 32 - Không Hộ 20 30 8 58 2. Số tiền vay 1000 đ 30.000 80.000 200.000 114.375 3. Nguồn vay - Ngân hàng 1000 đ 20.000 60.000 100.000 70.000 - Tổ chức đoàn thể 1000 đ 10.000 20.000 80.000 38.125 - Họ hàng, người quen 1000 đ 0 0 20.000 6.250 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả điều tra có 35,56% hộ chăn nuôi phải vay vốn để chăn nuôi với mức vay bình quân là 114,375 triệu đồng. Nguồn vay chủ yếu của các hộ là từ ngân hàng và các tổ chức đoàn thể trong xã như Hội phụ nữ, Hội nông dân và Hội cựu chiến binh. Vay vốn ngânh hàng thì các hộ vay được với lượng vốn lớn, tuy nhiên cần phải có tài sản thế chấp. Do vây, các hộ chăn nuôi còn chọn kênh vay vốn từ các tổ chức do lãi suất thấp hơn so với vay ngân hàng (lãi suất cho vay của các tổ chức này chỉ 5%/tháng trong khi lãi suất ngân hàng là 10%/tháng),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 68 - 82)