Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 82 - 91)

Chí Linh

4.1.3.1. Đánh giá phát triển về mặt kinh tế

Thị xã Chí Linh đã thường xuyên quan tâm, thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, những quy hoạch đó chưa có những cụ thể, đặc biệt là quy hoạch dành cho phát triển chăn nuôi lợn sạch. Từ đó có thể thấy việc chăn nuôi lợn trên địa bàn vẫn mang tính tự phát và không mang lại được hiệu quả cao nhất cho các hộ chăn nuôi.

Đề cập đến quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn sạch, nghiên cứu tiến hành phân tích 3 nội dung quy hoạch chủ yếu, liên quan, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn sạch đó là: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng và quy hoạch phát triển chăn nuôi nói chung và lợn nói riêng.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất cây trồng, vật nuôi; Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn; Tuyên truyền công tác chuyển dịch chăn nuôi từ nuôi thả sang nuôi nhốt; Duy trì công tác cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân theo phương thức trả chậm; Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế tiềm

năng của địa phương; Mở mang dịch vụ, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản, quản lý bảo vệ môi trường sinh thái.

Huy động tối đa nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành các mục tiêu KT - XH năm 2018. Trước hết là phấn đấu tăng thu ngân sách địa phương, hoàn thành chỉ tiêu ngân sách để tiếp tục đầu tư vào hạ tầng cơ sở, như nâng cấp đường giao thông và một số công trình công cộng khác.

Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông nông thôn từ nguồn vốn huy động trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn có sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

Phát huy nguồn lực mọi thành phần kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động chi thường xuyên của Thị uỷ, HĐND, UBND. Tăng thu, tiết kiệm chi để đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư vào địa bàn thị xã.

Trong đề án xây dựng nông thôn mới của thị xã giai đoạn 2015 - 2020 đã có những mục tiêu, quy hoạch rất cụ thể về phát triển chăn nuôi lợn sạch như sau:

- Đầu tư phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, nâng tổng số đàn lợn trên địa bàn thị xã. Phát triển chăn nuôi lợn sạch bảo đảm vệ sinh môi trường, chuẩn bị tốt nguồn giống và cung ứng thuốc thú y, thức ăn và tiêm phòng; Tiếp tục duy trì các chốt kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật không để lây lan dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Có biện pháp quản lý sử dụng đội ngũ khuyến nông viên, thú y viên cơ sở đạt hiệu suất công tác cao hơn.

- Quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương để phát triển chăn nuôi thông qua áp dụng các quy trình xử lý, chế biến nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thu của vật nuôi.

- Đề án cũng đã có những mục tiêu về vấn đề cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc chăn nuôi lợn xa khu dân cư như: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, hỗ trợ 50% kinh phí làm đường, điện, máng dẫn nước đến tận hàng rào khu chăn nuôi.

Qua phân tích việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã nhận thấy thị xã Chí Linh đã đạt được nhiều thành tựu: Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng KT-XH

được cải thiện qua từng năm; Công tác vệ sinh môi trường, xử lý rác thải có nhiều cố gắng. Nhưng bên cạnh đó cũng cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển chăn nuôi lợnsạch nói riêng, đó là: Mục tiêu đầu tư phát triển chăn nuôi lợn còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát trên toàn địa bàn thị xã; Một số ít Người dân chỉ nuôi với quy mô hộ gia đình nhằm thu nhập thêm cho cuộc sống và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp; Chưa có chiến lược cụ thể, lâu dài cho các hộ chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã mà tùy thuộc vào người dân; Người dân vẫn chưa hưởng ứng tích cực ra chăn nuôi xa khu dân cư nên ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi đang là vấn đề bất cập; Một số chỉ tiêu đề ra nhưng không đạt kế hoạch.... Đây là những hạn chế nếu không sớm được khắc phục sẽ tác động không nhỏ đến phát triển chăn nuôi lợn sạch của thị xã.

- Kết quả chăn nuôi lợn sạch của các hộ điều tra

Nhìn chung tình hình cung ứng lợn của các hộ chăn nuôi tương đối đồng đều qua các tháng trong năm. Thời điểm cung ứng lợn trong năm cũng không tập trung vào tháng nào cả, khi nào lợn đủ trọng lượng và có người mua thì người chăn nuôi cho xuất chuồng.

Bảng 4.15. Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

ĐVT: BQ/ hộ

Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

Tính chung (n=90) Quy mô nhỏ (n=22) Quy mô vừa (n=50) Quy mô lớn (n=18)

1. Số lứa BQ/năm Lứa 3 3,28 3,56 3,27

2. Số con cung ứng BQ/lứa Con 15 28 56 30,42 3. Số con cung ứng BQ/năm Con 45 91,84 199,36 101,89 4. Thời gian nuôi BQ/lứa Tháng 4 3,7 3,32 3,70

5. Trọng lượng XC BQ/con Kg 76 81 86 80,78

6. SL thịt XC BQ năm Tấn 3,42 7,44 17,14 8,40 7. Giá bán BQ 1000đ/kg 45.000 46.500 48.000 46.433 8. Doanh thu/năm Tr.đồng 153,9 345,96 822,72 394,36 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.15 ta thấy quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra khá lớn, mỗi lứa bình quân 15 con ở quy mô nhỏ, 28 con ở quy mô vừa và 56 con ở quy mô lớn. Để giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi và có nguồn thu nhập đều người chăn nuôi chủ yếu nuôi lợn theo hình thức nuôi gối. Sau khi bán lợn, người chăn nuôi để chuồng trại nghỉ, vệ sinh và sát trùng chuồng trại trong thời gian từ 3-7 ngày sau đó lại tiếp tục nuôi lứa mới. Với hình thức chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, thời gian nuôi mỗi lứa bình quân là 3,7 tháng, trọng lượng xuất chuồng trung bình là 80,78 kg. Giống lợn chủ yếu được nuôi là giống lợn lai và lợn siêu nạc nên năng suất thu được khá cao. Các hộ thường lựa chọn mua giống lợn qua nhưng mối quan hệ quen biết, tin tưởng lẫn nhau. Giá bán lợn hơi bình quân là 46.433 đồng/kg thì trung bình 1 năm doanh thu bình quân của là 394,36 triệu đồng, trong đó hộ quy mô nhỏ là 153,9 triệu đồng, hộ quy mô vừa là 345,96 triệu đồng và hộ quy mô lớn là 822,72 triệu đồng. Nguyên nhân cho sự chênh lệch này ngoài việc quy mô chăn nuôi khác nhau còn do các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có sự đầu tư lớn hơn về chuồng trại và có sự chú trọng hơn trong việc phát triển chăn nuôi.

- Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn sạch của các hộ điều tra

Để đánh giá được việc chăn nuôi có hiệu quả hay không thì ngoài doanh thu ta còn phải tính đến chi phí, chi phí càng cao thì lợi nhuận của người chăn nuôi càng giảm và ngược lại. Điều này có nghĩa là cần có sự đầu tư hợp lí và cân đối giữa các chi phí trung gian thì mới có thể thu được nhiều lợi nhuận.

Qua kết quả điều tra lứa lợn xuất chuồng gần nhất của các hộ chăn nuôi ta có thể thấy là người chăn nuôi lợn có lãi, tuy nhiên lãi thu được không nhiều. Giá trị sản xuất bình quân trên 100 kg lợn hơi là 4.643,33 nghìn đồng.

Trong chi phí trung gian, chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất, chi phí giống chiếm, còn lại là các loại chi phí khác. Đối với các hộ chăn nuôi lợn nái để lấy giống thì sau khi khấu trừ các chi phí thì mỗi con lợn tiết kiệm được khoảng 500–700 nghìn đồng tiền chi phí mua lợn giống. Nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô lớn mua thức ăn với lượng nhiều hơn, một số hộ còn kiêm luôn vai trò là đại lý cám cấp 1, ngoài ra còn có những hộ đã tự sắm được máy nghiền ngô nên chi phí thức ăn của các hộ này đã giảm đi đáng kể. Các hộ chăn nuôi theo quy mô vừa do lượng cám mua không nhiều, có rất ít hộ có tiền để thanh toán tiền cám ngay, cho nên tuy đã tận dụng các sản phẩm phụ từ các nghề khác của gia đình như bã đậu, bã rượu… nhưng chi phí thức ăn vẫn cao hơn nhiều so với hộ chăn nuôi quy mô lớn.

Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn (Tính BQ/ hộ)

ĐVT: Nghìn đồng

Diễn giải

Theo quy mô Tính

chung (n=90) Quy mô

nhỏ (n=22) vừa (n=50) Quy mô Quy mô lớn (n=18) Tính cho 100 kg lợn hơi

1. Giá trị sản xuất/100kg hơi 4.500 4.650 4.800 4643,33

2. Chi phí/100kg hơi 3860 3754 3606 3750,31 - Chi phí giống 605 685 580 644,44 - Chi phí thức ăn 3.180 2.980 2.880 3008,89 - Chi phí thú y 23 24 56 30,16 - Chi phí khác 52 65 90 66,82 3.Thu nhập 640 896 1.194 893,02 Tính theo ngày 4. Thu nhập/ngày 60,8 185,17 568,47 231,43 5. Số lao động (người) 2,0 2,5 3,2 2,46 6.Thu nhập hỗn hợp/ngày/người 30,4 77,15 177,65 85,82 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Như vậy, chi phí trung gian của các hộ chăn nuôi là rất lớn, đặc biệt là chi phí thức ăn chăn nuôi. Chi phí thức ăn tăng cao sẽ đẩy giá thành chăn nuôi lên cao. Đây là vấn đề không chỉ của các hộ chăn nuôi trên địa bàn thị xã Chí Linh mà còn là vấn đề chung của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Nhìn vào bảng 4.16 ta thấy thu nhập bình quân nhóm hộ quy mô lớn là cao nhất, khoảng 1.194 nghìn đồng/100 kg hơi, tiếp đến là nhóm hộ quy mô vừa với thu nhập bình quân cho 100 kg lợn hơi là 896 nghìn đồng và cuối cùng là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có thu nhập thấp nhất là 640 nghìn đồng. Xét về hiệu quả trên ngày của các nhóm hộ thì hộ chăn nuôi quy mô lớn vẫn có thu nhập cao nhất (568,47 nghìn đồng/ngày), sau đó đến các hộ chăn nuôi quy mô vừa (185,17 nghìn đồng/ngày) và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (60,8 nghìn đồng/ngày). Do bình quân lao động của các nhóm hộ không có chênh lệch nhiều cho nên thu nhập/ngày/người của các nhóm hộ cũng có sự chênh lệnh lớn, hộ chăn nuôi quy

mô lớn là 177,65 nghìn đồng/ngày/người, hộ quy mô vừa là 77,15 nghìn đồng và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ là 30,4 nghìn đồng.

4.1.3.2. Đánh giá về mặt xã hội

a. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã

Phát triển sản xuất chăn nuôi lợn sạch đã góp phần quan trọng trong việc ổn định, đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần ổn định trật tự xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội.

Số liệu bảng 4.17 cho thấy tình hình lao động làm việc trong chăn nuôi sạch trên địa bàn thị xã trong giai đoạn 2016 – 2018, cụ thể:

- Tổng số lao động của thị xã Chí Linh trong 3 năm gần đây liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân 1,12%/năm, năm 2016 là 107.055 lao động thì đến năm 2018 tổng số lao động trên địa bàn thị xã là 120.034 lao động. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

- Lao động trong chăn nuôi lợn: năm 2016 là 17.495 lao động đến năm 2018 là 16.327 lao động, trong 3 năm, bình quân mỗi năm giảm 3,4%/năm.

Bảng 4.17. Tình hình lao động việc làm trong chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn

ĐVT: Lao động Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển BQ (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ Tổng số lao động 107.055 111.278 120.034 103,94 107,87 105,89

1. Lao động nông nghiệp 65.214 65.869 67.089 101,00 101,85 101,43

- Lao động trong chăn nuôi lợn 17.495 16.851 16.327 96,32 96,89 96,60

2. Lao động phi nông nghiệp 41.841 45.409 52.945 108,53 116,60 112,49

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Chí Linh (2018)

Như vậy có thể thấy, tuy số đơn vị chăn nuôi và tổng đàn nuôi lợn sạch liên tục tăng qua các năm gần đây, nhưng số lao động sử dụng trong chăn nuôi lại có xu hướng giảm, điều này cho thấy, hiệu suất của người lao động trong chăn nuôi

đang ngày một hiệu quả hơn, điều này phù hợp với xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi đang hướng tới các mô hình chăn nuôi trang trại tập trung, chăn nuôi quy mô lớn theo hướng chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp; giảm dần các hình thức chăn nuôi theo kiểu truyền thống, tốn nhiều nhân công lao động nhưng hiệu quả trong chăn nuôi thấp.

b. Góp phần xóa đói, giảm nghèo

Theo báo cáo Chi cục thống kê, đến cuối năm 2018 số hộ nghèo trong thị xã còn 3.015 hộ ứng với tỉ lệ là 6,31%, giảm 13,46% so với năm 2017 và 22,21% so với năm 2016. Điều đó cho thấy điều kiện kinh tế của các hộ nói riêng và cả thị xã nói chung đã có sự tăng lên mạnh mẽ. Tỉ lệ hộ nghèo chăn nuôi lợn liên tục giảm qua từng năm, đến năm 2018 thì hộ nghèo của các hộ chăn nuôi lợn còn 353 hộ.

Nhận thấy, phát triển chăn nuôi lợn sạch là một hướng đi tốt để người dân của thị xã phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo. Do vậy mà chăn nuôi lợn đã trở thành kế sinh nhai, là một phương tiện xóa đói giảm nghèo. Thực tế qua các chương trình nghiên cứu thì các hộ nghèo chưa biết sử dụng các nguồn vốn sẵn có, vay tiền cũng không biết cách đầu tư, nguyên nhân là do trình độ học vấn, nhận thức còn chưa cao, dẫn đến việc thoát nghèo còn rất khó khăn. Chính vì vậy, trong các chính sách xóa đói giảm nghèo cần có những chính sách gắn liền với phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn để giảm nghèo và phát triển bền vững.

Bảng 4.18. Tình hình xóa đói giảm nghèo trong phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển BQ (%) 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ Tổng số hộ (hộ) 46.747 47.548 47.785 101,71 100,50 101,10 1. Số hộ nghèo toàn thị xã (hộ) 3.876 3.484 3.015 89,89 86,54 88,20 Hộ nghèo chăn nuôi lợn (hộ) 513 446 352 86,94 78,92 82,83 2. Tỷ lệ hộ nghèo đói (%) 8,29 7,33 6,31 88,37 86,11 87,23 Hộ nghèo chăn nuôi lợn (%) 13,24 12,80 11,67 96,72 91,20 93,92 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT thị xã Chí Linh (2018)

c. Về đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng

Bộ máy lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể của thị xã kể từ khi được thành lập mặc dù đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn thị xã. Hiện nay, trên địa bàn có một số đối tương nghiện hút, cờ bạc, con số này không nhiều nhưng khả năng lôi kéo các thanh niên, học sinh vào các con đường tệ nạn, nguyên nhân do lực lượng đấu tranh tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu khi phát hiện ra các hiện tượng trộm cắp, cờ bạc trên địa bàn, một phần là do trình độ dân trí cũng như nhận thức và hiểu biết về pháp luật của bộ phận quần chúng nhân dân còn rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)