Bài học kinh nghiệm cho thị xã Chí Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 45)

Chăn nuôi lợn sạch là giải pháp đúng đắn cho hộ nông dân thị xã Chí Linh, giúp các hộ nông dân tăng năng suất và chất lượng thịt lợn, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập, phúc lợi cho người lao động và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Để đẩy mạnh việc chăn nuôi thị xã cần tập chung vào:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về việc chăn nuôi lợn sạch bằng nhiều hình thức như tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc họp, hội thảo giới thiệu các mô hình chăn nuôi lợn sạch.

Tập huấn nâng cao trình độ cho người sản xuất và cán bộ quản lý.

Đầu tư xây dựng quản lý và phát triển thương hiệu lợn theo hướng VietGAHP.

Hỗ trợ các hộ nông dân phát triển chăn nuôi lợn sạch, hỗ trợ các khoản chi phí, tiêm phòng dịch bệnh, xây dựng hầm biogas xây dựng thương hiệu….

Sự quan tâm của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nên sự thành công trong việc áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Thị xã Chí Linh nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh 40 km. Phía đông giáp thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh, phía nam giáp huyện Nam Sách, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Phía Bắc và đông bắc của Chí Linh là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thầy, sông Thái Bình và sông Đông Mai.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thị xã Chí Linh

Nguồn: UBND thị xã Chí Linh (2018)

Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nó có đường giao thông thuận lợi, đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 183 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi Bắc Giang. Đường thủy có chiều dài 40km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh)

Chí Linh là một thị xã miền núi nhưng địa hình không phức tạp. Nơi địa hình thấp cách mặt nước biển từ 5 - 15m, có nơi chỉ cách mặt nước biển 1 - 2 m. Nơi địa hình cao nhất cách mặt nước biển trên 600m. Địa hình này được chia làm 3 khu vực sau:

Địa hình đồi núi thấp: Tập trung phía bắc, bao gồm các xã, phường Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Lê Lợi, Hưng Đạo và phía bắc xã Cộng Hòa. Vùng này tiếp giáp với vòng cung Đông Triều, có 2 đỉnh cao: đỉnh Dãy Điền (616m) và đỉnh đèo Tre (536m).

Địa hình đồi gò lượn sóng: Tập trung chủ yếu ở các xã Cộng Hòa, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Văn Đức, Thái Học, An Lạc. Địa hình này có độ cao từ 50 – 60 m, phần lớn là đồi núi trọc bị xói mòn.

Địa hình đồng bằng phù sa: Tập trung chủ yếu phía nam đường 18 (Chi cục thống kê thị xã Chí Linh, 2018).

3.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi

Chí Linh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt nên khá thuận lợi cho việc canh tác, trồng cây ăn quả: Mùa khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa này thường có mưa lớn và giông bão. Nhiệt độ trung bình năm 23°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10-12°C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37-38°C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, tổng tích ôn khoảng 8.2000, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.

Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu Chí Linh được chia làm 2 vùng:

+ Khí hậu vùng đồng bằng phía nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng bằng trong tỉnh.

+ Khí hậu vùng bán sơn địa chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lí và địa hình phân hoá nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng.

Chí Linh có nguồn nước mặt khá phong phú do được bao bọc phía Tây bởi sông Thương nối tiếp với sông Thái Bình, phía Nam bởi sông Kinh Thầy, phía Tây Nam bởi sông Đông Mai. Trong nội vùng có nhiều suối, phía Bắc và nhiều kênh mương, đầm tự nhiên và nhân tạo chiếm diện tích 409,1ha.

Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sông Kinh Thày, Thái Bình, Đông Mai bao bọc, có kênh mương trung thuỷ nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy qua những cánh đồng canh tác chính của thị xã, có nguồn nước của

nhà máy điện Phả Lại cung cấp quanh năm. Ngoài ra còn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự thuỷ 409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn (Chi cục thống kê thị xã Chí Linh, 2018).

Chí Linh là nơi sông Lục Nam hợp lưu với sông Thương (xã Hưng Đạo), sông Thương hội lưu với sông Cầu (phường Phả Lại) thành sông Thái Bình, sông Đuống hợp lưu với sông Thái Bình (xã Cổ Thành), sông Kinh Thầy lấy nước từ sông Thái Bình (Cổ Thành), sông Đông Mai lấy nước từ sông Kinh Thầy (xã Văn Đức) chảy lên phía bắc.

Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sông Kinh Thầy, Thái Bình, Đông Mai bao bọc, có kênh mương trung thủy nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy qua những cánh đồng canh tác chính của thị xã, có nguồn nước của nhà máy điện Phả Lại cung cấp quanh năm. Ngoài ra còn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự thủy 409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn (Chi cục thống kê thị xã Chí Linh, 2018).

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Thị xã Chí Linh có diện tích tự nhiên là 28.202,8 ha và không biến động trong 3 năm qua. Với đặc điểm là thị xã miền núi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 43% tổng diện tích đất nông nghiệp của thị xã. Trong 3 năm 2016- 2018, diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm. Đến năm 2018, diện tích đất nông nghiệp đã giảm còn 10.534,9 ha chiếm 37,35% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm đi 1,75ha. Nguyên nhân của việc giảm này là do đất chuyên dùng tăng lên vì đầu tư được mở rộng đường giao thông, đất xây dựng cơ bản, công trình phúc lợi. Ngoài ra, trong những năm gần đây, với vị trí địa lý thuận lợi, thị xã đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất. Đất sản xuất nông nghiệp gần đường giao thông chính là địa điểm hướng tới của các nhà đầu tư. Song song với đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm, đất phi nông nghiệp mà trong đó đất chuyên dùng và đất ở tăng qua các năm. Qua 3 năm 2016 – 2018, tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 111,77%, đất ở tăng 103,78%. Đất nông nghiệp giảm trong khi đất phi nông nghiệp tăng đã phần nào thể hiện xu thế phát triển của thị xã Chí Linh trong đó giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Cụ thể, tình hình biến động đất đai của thị xã Chí Linh được thể hiện dưới bảng sau:

37

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của thị xã Chí Linh qua 3 năm (2016-2018)

Loại đất Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 17/16 18/17 BQ

Tổng DT đất tự nhiên 28.202,78 100,00 28.202,78 100,00 28.202,78 100,00 100,00 100,00 100,00

I. DT đất nông nghiệp 21.830,47 77,41 21.375,17 75,79 20.652 73,22 97,91 96,61 97,26

1. Đất sản xuất nông nghiệp 11.664,64 53,43 11.326,96 52,99 10.534,9 51,01 97.11 93,00 95,06

2. Đất nông nghiệp khác 3,75 0,17 3,14 0,14 2,81 0,01 83,73 89,49 86,61

3. Đất có mặt nước NTTS 573,54 2,63 500,13 2,34 584,08 2,83 87,2 116,7 101,95

4. Đất lâm nghiệp 9.588,54 43,77 9.544,94 44,65 9.530,2 46,15 99,55 99,84 99,69

II. Đất phi nông nghiệp 6.079,39 21,56 6.640,41 23,54 7.414,72 26,29 109,28 111,66 110,47

1 Đất chuyên dùng 5.047,48 83.03 5.548,87 83,56 6.304,57 85,91 109,93 113,61 111,77

2. Đất thổ cư 1.031,91 16,97 1.091,54 16,44 1.111,15 14,99 105,77 101,79 103,78

III. Đất chưa sử dụng 292,92 1,03 187,20 0,67 136 0,48 63,90 72,64 68,27

Nguồn: Chi cục thống thị xã Chí Linh (2018)

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Con người luôn là yếu tố mang tính quyết định trong sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nắm giữ nguồn lao động và điều tiết dân số một cách hợp lý, tổ chức khai thác triệt để nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay thị xã Chí Linh có 164.579 người với tổng số 47.785 hộ, bao gồm 16 dân tộc cùng sinh sống lâu đời như Kinh, Tày, Nùng, Mường... trong đó dân tộc Kinh chiếm 70,84% và dân tộc Tày chiếm 14,93. Tình hình dân số và lao động của thị xã qua 3 năm được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây:

Lao động trong độ tuổi của thị xã năm 2018 là 108.954 người, chiếm 66,20% tổng dân số, trong đó lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 67.089 người (chiếm 40,76%) lao động ngành công nghiệp - xây dựng 30.187 người chiếm 18,34% và ngành dịch vụ là 22.758 người chiếm 13,83% tổng số lao động trong độ tuổi. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng không đáng kể, duy trì tỷ lệ trên 40%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng chậm từ 1 - 2% và ngành dịch vụ tăng mạnh 2%/năm do các khu công nghiệp phát triển (đặc biệt các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, điện tử,...) đã giải quyết lượng lớn lao động cho thị xã.

39

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động thị xã Chí Linh giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 17/16 18/17 BQ

1. Tổng số dân người 161.239 100,00 162.919 100,00 164.579 100,00 101,04 101,02 101,03

2. Tổng số hộ hộ 46.747 47.548 47.785 101,71 100,50 101,10

3. Tổng số lao động 107.055 66,39 111.278 68,30 120.034 72,93 103,94 107,87 105,89

3.1 Chia theo độ tuổi

- Lao động trên tuổi lao động 8.184 5,08 8.231 5,05 8.201 4,98 100,57 99,64 100,10

- Lao động trong tuổi lao động 95.915 59,49 100.158 61,48 108.954 66,20 104,42 108,78 106,58

- Lao động dưới tuổi lao động 2.956 1,83 2.889 1,77 2.879 1,75 97,73 99,65 98,69

3.2 Chia theo ngành sản xuất

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản lao động 65.214 40,45 65.869 40,43 67.089 40,76 101,00 101,85 101,43

- Công nghiệp - xây dựng lao động 25.726 15,96 28.352 17,40 30.187 18,34 110,21 106,47 108,34

- Dịch vụ lao động 16.115 9,99 17.057 10,47 22.758 13,83 105,85 133,42 119,64

4. Một số chỉ tiêu bình quân

- Nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 4 3,98 3,83

- Lao động/hộ LĐ/hộ 2,19 2,12 2,15

- Nhân khẩu/lao động khẩu/LĐ 1,83 1,91 1,93

Nguồn: Chi cục thống thị xã Chí Linh (2018)

Tổng số lao động của toàn thị xã tăng dần 2,6%/năm song tỷ lệ này tăng nhanh dần, tuy nhiên số lượng ngoài độ tuổi lao động tăng cao do kinh tế thị trường phát triển khiến cho nhu cầu cuộc sống của người dân tăng, người già và trẻ nhỏ đều phải tham gia vào hoạt động kinh tế của gia đình, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Qua bảng 3.2 có thể thấy rằng, nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng khi tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp cao hơn so với tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành khác. Tuy nhiên, do tính thời vụ nên lao động ngành nông nghiệp có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ngành khác. Bên cạnh đó, năng suất lao động của lao động khu vực nông nghiệp thấp hơn so với khu vực công nghiệp và dịch vụ. Chất lượng lao động của khu vực nông nghiệp cũng thấp hơn do hoạt động sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Do số lượng lao động đông, các nguồn lực khác cho sản xuất nông nghiệp hạn chế (vốn, đất đai, khoa học công nghệ…) và bị huy động sang các ngành kinh tế khác phục vụ cho mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị, thì số đông lao động trong nông nghiệp lại trở thành bất lợi cho tăng năng suất. Trong khi nước ta đang trong quá trình phấn đấu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và thu hút lao động khỏi nông nghiệp thì thị xã Chí Linh cần phải có nhiều chính sách để chuyển dịch cơ cấu lao động.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Năm 2018 giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 7.447 tỷ đồng, chiếm 77,34% giá trị sản xuất toàn thị xã, tăng 5,6% so với năm 2017. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 560,9 tỷ đồng, chiếm 5,92%, trong đó thương nghiệp sửa chữa đạt 167,5 tỷ đồng, tăng 12,4%; khách sạn nhà hàng đạt 75,8 tỷ đồng, tăng 11,5%; vận tải đạt 326,6 tỷ đồng, tăng 13,4%. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 1.612 tỷ đồng, chiếm 16,74%, tăng 3,3% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người/năm ước đạt 39 triệu 200 nghìn đồng. Như vậy trong cơ cấu kinh tế của thị xã Chí Linh, ngành công nghiệp – xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngành nông – lâm – thủy sản có tỷ trọng cao hơn ngành dịch vụ. Điều này chứng tỏ, nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng của thị xã Chí Linh.

ĐVT: %

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Chí Linh (2018)

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế của thị xã Chí Linh năm 2018

Thị xã có hơn 1000 doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đây là khu vực tạo rất nhiều việc làm và thu nhập của người dân. Với hướng đi đúng đắn, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng qua các năm. Đặc biệt ngành công nghiệp có tốc độ bình quân mỗi năm cao nhất là 123,81%. Điều này phản ánh đúng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà toàn dân, toàn thị xã Chí Linh nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung đang tiến hành. Tình hình phát triển các ngành cụ thể như sau:

Ngành công nghiệp - xây dựng:

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 7.447 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất điện, nước đạt 3.405 tỷ đồng, tăng 1,2%; công nghiệp chế biến đạt 3.008 tỷ đồng, tăng 10,3%. Hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được duy trì, tuy nhiên còn gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa ra sức cạnh tranh thấp.

Ngành thương mại - dịch vụ

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ đạt 569,9 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh một số ngành thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, hàng hóa đa dạng, hình thành mạng lưới bán buôn, bán lẻ, siêu thị đến các điểm đông dân cư, dịch vụ vận tải của các hãng xe tắc - xi hoạt động khá phong phú, tổ chức tốt các lễ hội trên địa bàn, thu hút được đông đảo khách thập phương tới địa bàn

thị xã, ước tính có khoảng trên 900.000 lượt người (các di tích thị xã quản lý 200.000 lượt người, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc 700.000 lượt người).

Ngành nông - lâm - thủy sản

Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 1.612 tỷ đồng tăng 3,3% so với năm 2016. Trong đó:

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 12.820 ha, bằng 100% so với năm 2017, trong đó: cây lương thực (lúa, ngô): 9.785 ha; cây công nghiệp, rau màu các loại: 3.035 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 54,4 tạ/ha, sản lượng 51.245 tấn. Năng suất ngô bình quân ước đạt 43,3 tạ/ha, sản lượng 1.587 tấn; cây đỗ tương trồng 185 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 335 tấn; cây lạc trồng 952

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)