Định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 102)

THỊ XÃ CHÍ LINH

4.3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã Chí Linh xã Chí Linh

4.3.1.1. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã

Khuyến khích các hộ tập trung phát triển chăn nuôi lợn sạch theo hướng sản xuất hàng hóa. Hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi nhằm nhanh chóng chuyển đổi từ lối chăn nuôi theo kinh nghiệm là chính sang chăn nuôi có kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho người lao động. Giải quyết tốt các vấn đề về dinh dưỡng và thức ăn cho chăn nuôi lợn sạch. Đẩy mạnh hơn nữa công tác Phát triển chăn nuôi lợn sạch. Cùng với đó là sự quan tâm đến cơ sở tiêu thụ, chế biến để đáp ứng tốt nhu cầu an toàn thực phẩm của thị trường; Áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào chăn nuôi lợn sạch, sử dụng các loại giống tốt để tăng kinh tế hộ chăn nuôi, chủ động phòng tránh dịch bệnh, thiên tai, có các biện pháp chuẩn bị tốt để đảm bảo chất lượng và số lượng lợn sạch không bị sụt giảm

Khai thác điều kiện lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn. Phát huy tối đa các nguồn lực nhất là đất đai, lao động và thị trường tiêu thụ. Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn sạch của các hộ chăn nuôi theo hướng bền vững cả về số lượng và chất lượng. Cùng với đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

4.3.1.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã

- Từng bước chuyển các hộ chăn nuôi lợn thịt thông thường sang chăn nuôi lợn sạch. Phấn đấu đến năm 2022 toàn bộ 100% các hộ chăn nuôi lợn sạch của thị xã đạt yêu cầu của hộ chăn nuôi lợn sạch.

- Nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, nhất là các chủ hộ chăn nuôi lợn sạch. Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phấn đấu đến năm 2022 thịt lợn tiêu dùng cho nhân dân đạt tiêu chuẩn lợn sạch. Chăn nuôi không xảy ra dịch bệnh, nhất là dịch bệnh nguy hiểm như : tai xanh, lở mồm long móng... các bệnh truyền nhiễm sang người.

- Chăn nuôi lợn sạch phải đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng trung bình hàng năm về số đầu lợn đạt 10 – 15%, chất lượng đàn lợn được cải thiện từng bước, phấn đấu tỷ lệ lợi nhuận đạt ít nhất 12%.

4.3.2. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã Chí Linh

4.3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển chăn nuôi lợn sạch

Thị xã Chí Linh đã thực hiện nhiều chích sách liên quan đến chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi… Tuy nhiên, các chính sách này mới chỉ mang tính định hướng, chưa thực sự sát với điều kiện kinh tế cũng như các nguồn lực khác của hộ nông dân. Vì vậy, các chính sách đó cần phải được cụ thể hóa, đảm báo tính gắn kết cao với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời những thiếu sót trong các chính sách cũng cần bổ sung phù hợp, những chính sách không còn phù hợp cũng cần loại bỏ để phù hợp với thực tiễn tại thời điểm đó.

Để phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã, việc xây dựng chính sách cần phải tập trung trực tiếp vào các đối tượng tham gia chăn nuôi, cụ thể như sau:

- Xây dựng chính sách khuyến khích người chăn nuôi lợn hình thành vùng chăn nuôi tập trung trên quy mô lớn để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, chế biến, kiểm soát dịch bệnh.

- Tạo nguồn vốn vay tín dụng, cải cách thủ tục vay vốn thuận lợi hơn, thời gian vay vốn đủ dài đề người chăn nuôi phát triển cho các mục đích: Đầu tư con giống, cải tạo giống, xây dựng chuồng trại....

Tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi có cơ hội trực tiếp được tiếp xúc với các nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn. Kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp nhằm xây dựng mối liên kết giữa người chăn nuôi với nhà doanh nghiệp, các ngân hàng nhằm giải quyết ổn định vấn đề đầu vào và đầu ra cho người chăn nuôi.

Vốn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của các hộ chăn nuôi, nó là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hiện nay nhu cầu về vốn cho các hộ chăn nuôi để đầu tư và sản xuất là một vấn đề rất bức xúc và cần được giải quyết. Trong những năm qua vốn đầu tư vào sản xuất các hộ chăn nuôi được bổ sung đáng kể nhưng nhu cầu về vốn để sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn còn rất lớn. Do đó, để giải quyết vốn cho các hộ chăn nuôi vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp huy động, cho vay và sử dụng vốn có hiệu quả. UBND thị xã cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt quyết định số 423/2000/Qđ-NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế chủ hộ chăn nuôi. đổi mới về hình thức vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn và dài hạn. Phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nhằm năng cao tỷ lệ số chủ hộ được vay, nâng cao mức vốn được vay đối với một chủ hộ, cần đơn giản các thủ tục vay vốn, chủ hộ chăn nuôi có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng

- Tăng cường công tác quản lý trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hình thành hệ thống quản lý giám định chất lượng ở các cơ sở chăn nuôi, chế biến.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Tổ chức rà soát các cơ chế chính sách liên quan đến ngành chăn nuôi lợn, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chính sách không phù hợp, ban hành các chính sách mới phù hợp với xu thế phát triển chăn nuôi lợn.

- Quy hoạch khu chăn nuôi lợn sạch

Phát triển chăn nuôi lợn sạch của các hộ chăn nuôi trước hết phải quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Có như vậy các chủ hộ mới có điều kiện để đầu tư phát triển ổn định, yên tâm đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển chăn nuôi hàng hóa có hiệu quả.

Chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả, nhất là những vùng sâu, vùng xa sang phát triển khu vực chăn nuôi tập trung. Trước mắt ưu tiên tập trung quy hoạch khu vực chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư, chuyển đổi một phần diện tích đất trũng kém hiệu quả sang phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung. Mở rộng quy mô chăn nuôi lợn phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng hộ và trong cả khu vực chăn nuôi tập trung. Mỗi xã, phường quy hoạch từ 5 - 10 ha, tập trung vào các xã có chăn nuôi phát triển như xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, phường Bến Tắm, phường Hoàng Tân... Đưa những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào chăn nuôi ở khu vực chăn nuôi lợn tập trung. Trên cơ sở đó, cung cấp một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học chăn nuôi vào sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sinh học... nhằm tạo ra những bước đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng cơ sở giết mổ, chến biến thịt lợn, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... để phục vụ và thúc đẩy chăn nuôi lợn tập trung phát triển. Tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống kiểm tra, thanh tra, khảo, kiểm nghiệm và kiểm định về giống và thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm chăn nuôi và thuốc thú y. Xây dựng chính sách hợp lý, công bằng nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khu vực chăn nuôi tập trung. Yêu cầu quy hoạch khu chăn nuôi lợn sạch của các hộ phải xa khu dân cư nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn, không gây ô nhiễm cho cộng đồng dân của nông thôn. Quy hoạch khu chăn nuôi an toàn phải đủ diện tích để các hộ chăn nuôi phát triển, tránh tình trạng manh mún. Mô hình trang trại không nhất thiết chỉ nuôi lợn mà cần kết hợp để phát triển chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản.... Quy hoạch khu chăn nuôi cần kết hợp với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông để vận chuyển sản phẩm, hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước phục vụ phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn sạch nói riêng. Trong hai hoặc ba năm tới các xã, phường phải xây dựng xong quy hoạch khu chăn nuôi tập trung. Đây là giải pháp rất quan trọng cần phải thực hiện sớm.

Trong trường hợp các xã, phường chưa xây dựng được quy hoạch đất đai cho các khu chăn nuôi tập trung thì khuyến khích các hộ chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dồn điền, đổi thửa để các hộ có điều kiện xây dựng trang trại chăn nuôi lợn thịt sạch nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu an toàn nêu trên.

Việc quy hoạch các khu chăn nuôi lợn thịt sạch cần phải công khai, bàn bạc và thảo luận với nhân dân trong xã, phường biết để cùng thực hiện. Trong các khu quy hoạch phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên theo xứ đồng. Trước khi quy hoạch phải thống kê được số lượng các hộ chăn nuôi, nhu cầu của từng hộ chăn nuôi để xác định quy mô từng khu. Mặt khác trước khi giao đất, thuê đất phải khách quan, công bằng, dân chủ. Đồng thời có chính sách ưu tiên cho những hộ thuộc các đối tượng chính sách theo quy định của nhà nước

4.3.2.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Trình độ tổ chức sản xuất quyết định đến kết quả và hiệu quả của các hộ chăn nuôi. Trong nền kinh tế hiện nay khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì trình độ tổ chức có vai trò rất quan trọng và đặc biệt càng quan trọng hơn khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế “WTO”. Vì vậy để các chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã phát triển đạt hiệu quả cao thì các tổ chức như Tài chính tín dụng, Ngân hàng, các cơ sở chế biến, các tổ chức dịch vụ, Khuyến nông... và chăn nuôi phải có mối quan hệ gắn bó với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các hộ chăn nuôi. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia trại giữa các chủ chủ hộ và các hộ chăn nuôi, sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến và xuất khẩu. Tiếp tục khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận nguồn vốn và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để các tổ chức thực sự phát huy được vai trò đối với các hộ chăn nuôi Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thành lập các HTX chăn nuôi lợn thịt sạch, hiệp hội chăn nuôi lợn sạch.

Xây dựng những mô hình trình diễn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn sạch tại nhiều trang trại ở các xã, phường trong thị xã với nhiều đối tượng. Thông tin, tuyên truyền, quảng bá về các công nghệ chăn nuôi lợn sạch, công thức lai hiệu quả; tăng cường thụ tinh nhân tạo; quy trình kỹ thuật chăn nuôi; kỹ thuật phòng chống dịch bệnh.... Cung cấp các địa chỉ trang trại sản xuất giống đủ tiêu chuẩn và không bị bệnh cho người chăn nuôi.

Phổ biến các chủ trương chính sách khuyến khích chăn nuôi lợn sạch của Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến người chăn nuôi nhanh và chính xác.

- Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa doanh nghiệp và gia trại, trang trại. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công hoặc chăn nuôi lợn sạch theo hợp đồng giữa các hộ chăn nuôi có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm liên kết với các gia trại, trang trại nhỏ hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường mối liên kết giữa 4 nhà (Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp), nhất là trong việc liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn sạch.

Có những chính sách và hỗ trợ kịp thời khi có biến động (Giá, dịch bệnh, thiên tai...) thì cùng chia sẻ rủi ro của doanh nghiệp, các cơ sở liên kết khác với người chăn nuôi, điều đó sẽ giúp mối liên kết chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã mới phát triển chăn nuôi lợn sạch.

Xây dựng hệ thống chính sách liên kết các Nhà cụ thể với từng nội dung liên kết về giống, cung ứng thức ăn, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ.

- Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất thịt lợn sạch, bảo đảm vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm, cần tập trung chỉ đạo các cơ sở giết mổ, chế biến thịt ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

4.3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển chăn nuôi lợn sạch

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chăn nuôi lợn sạch, an toàn thực phẩm cho người dân để nâng cao nhận thức, tầm quan trọng trong việc chăn nuôi an toàn, sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định của Luật an toàn thực phẩm đã được Quốc hội ban hành. Đây là giải pháp hết sức quan trọng để mọi người trước hết để mọi người trước hết bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình cũng như bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và xã hội. Nội dung tuyên truyền tập trung vào Luật an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền lợi của người sản xuất thực phẩm an toàn, kỹ thuật chăn nuôi lợn sạch. Việc tuyên truyền dưới nhiều hình thức thông qua đài truyền thanh của địa phương, thông qua các buổi hội họp của nông dân, hợp tác xã....

Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn sạch cụ thể:

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế hô ̣, trang trại chăn nuôi lợn sạch không chỉ cho các hộ, chủ trang trại chăn nuôi lợn sạch mà còn tất cả những người có nguyện vọng và

những người có khả năng trở thành chủ trang trại chăn nuôi lợn sạch.

- Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cần sát với nhu cầu thực tế sản suất, đa dang trong cách tiếp câ ̣n để những ng có trı̀nh đô ̣ thấp cũng có thể hiểu được.

- Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các hộ chăn nuôi lợn sạch, hỗ trợ trong việc triển khai ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản suất.

- Đào tạo bằng nhiều hình thức như lớp tại địa phương, thăm quan mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...với sự tổ chức hỗ trợ các cơ quan như Sở, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân... + Trung tâm Khuyến nông tỉnh cần kết hợp với Chi cục thú y Hải Dương và các cấp chính quyền địa phương tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn, chuyển gia kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 102)