4.1.1.1. Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn
Những năm gần đây, cùng với các chính sách phát triển chăn nuôi lợn của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hải Dương cũng có những quan tâm nhất định đối với lĩnh vực này. Những chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh Hải Dương đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chăn nuôi lợn nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh thời gian qua, trong đó có thị xã Chí Linh. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tỉnh Hải Dương chưa có một chính sách đặc thù nào dành riêng cho phát triển chăn nuôi lợn, do đó, chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã Chí Linh nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung chưa thật sự tạo ra được những bước đột phá.
Bảng 4.1. Tổng hợp một số chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tên chính sách Nội dung
I. Chính sách của Nhà nước
1. Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến: Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường 2. Quyết định số 10/2008/QĐ-
TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020
3. Quyết định số
2194/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2013
-Hỗ trợ phát triển chăn nuôi thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông
Tên chính sách Nội dung
thôn đồng thời được hưởng chính sách đặc thù của các địa phương
II. Chính sách của địa phương
1. Quyết định số: 318/2014/QĐ- UBND ngày 08 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương
Về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
2. Quyết định số: 31/2015/QĐ- UBND ngày 28 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương
Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
3. Quyết định số 1364/QĐ- UBND ngày 02 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương
Quyết định về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2015 – 2020.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)
4.1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã
Thị xã Chí Linh đang phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ nhưng đại bộ phận vẫn làm nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn thị xã. Bên cạnh ngành trồng trọt với cây lúa, cây công nghiệp... là chủ yếu thì hiện nay, thị xã Chí Linh cũng đang phát triển ngành chăn nuôi với các hộ chăn nuôi có đầu lợn lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường
Trong những năm qua, toàn thị xã Chí Linh đã có nhiều bước phát triển mạnh cả về công nghiệp - dịch vụ cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi là một trong những ngành chính mang lại hiệu quả cao và được xem như một hướng đi đúng đắn mang lại hiệu quả cao để phát triển kinh tế. Mặt khác, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng, cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách đúng đắn đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành chăn nuôi.
Trong 3 năm, từ 2016 - 2018 số lượng lợn sạch đã có sự thay đổi cả về số lượng lợn và cơ cấu từng loại lợn sạch. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2. Số lượng lợn sạch qua các năm của thị xã Chí Linh giai đoạn 2016 - 2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1. Số đầu lợn sạch Con 73.456 74.184 74.930 100,99 101,01 101,00 - Lợn thịt Con 55.989 56.296 56.642 100,55 100,61 100,58 - Lợn nái Con 17.468 17.888 18.289 102,41 102,24 102,32 2. SL xuất chuồng Tấn 8.751 9.104 9.767 104,03 107,28 105,64 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT thị xã Chí Linh (2018)
Theo số liệu thống kê của chi cục thống kê thị xã Chí Linh thì số lượng lợn sạch giai đoạn 2016 – 2018 có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2016 là 73.456 con, năm 2017 tăng lên 74.184 con và năm 2018 là 74.930 con. Bên cạnh đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng dần qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân 5,64% năm. Điều này cho thấy năng suất chăn nuôi lợn của thị xã Chí Linh đang tăng lên. Có được điều này là nhờ các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá. Năm 2016 toàn thị xã có 92 trang trại chăn nuôi, năm 2018 tăng lên 102 trang trại, theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quy mô của hộ chăn nuôi lợn sạch cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Nhiều hộ đã mở rộng quy mô chăn nuôi nhờ tích lũy được kinh nghiệm và có được một số các yếu tố thuận lợn trong chăn nuôi. Tuy nhiên, số lượng các hộ chăn nuôi theo hướng trang trại không nhiều, chủ yếu là chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ. Chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ có một lợi thế đó là tận dụng được thức ăn dư thừa trong gia đình, phân bón được dùng để bón cho cây trồng hay được dùng để sản xuất khí đốt cho gia đình. Thức ăn dư thừa được tận dụng chủ yếu là bã đậu, bã rượu, cám gạo, cám ngô, thức ăn xanh hay thức ăn thừa của gia đình; kết hợp với cám công nghiệp vừa không làm lãng phí vừa tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.
Để có được kết quả này là do các hộ chăn nuôi trong thị xã Chí Linh đã chủ động phát triển chăn nuôi của mình, nhằm tận dụng tối đa các lợi thế về vị trí địa lý. Thị xã Chí Linh còn là trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu lợn của khu
vực, hàng năm xuất khẩu hàng ngàn tấn thịt lợn và lợn choai theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.
Chính quyền các cấp ở địa phương thường xuyên quan tâm chăm lo đến các biện pháp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi của thị xã Chí Linh phát triển, như tạo điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng cho thuê đất để xây dựng trang trại, khuyến khích các hộ có khả năng chuyển đổi những khu vực đất đai canh tác kém hiệu quả
Bảng 4.3. Số lượng lợn sạch của thị xã Chí Linh qua 3 năm (2016 - 2018)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Lợn thịt Con 55.989 56.296 56.642 100,55 100,61 100,58 - Lợn lai Con 44.791 45.086 45.363 100,66 100,62 100,64 - Lợn siêu nạc Con 11.198 11.211 11.279 100,12 100,61 100,36 SL lợn thịt XC Tấn 8.568 8.863 9.437 103,44 106,48 104,95 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT thị xã Chí Linh (2018)
Trong tổng số đàn lợn nuôi thì lợn nuôi lấy thịt chiếm gần 80%. Hai giống lợn được nuôi chủ yếu hiện nay là giống lợn siêu nạc và lợn lai kinh tế, các giống lợn nội thuần hầu như không xuất hiện. Lợn siêu nạc, đúng như tên gọi của nó là loại lợn cho tỉ lệ nạc cao, tỉ lệ móc hàm cao hơn lợn lai vì thế nên lợi nhuận trên 1 con lợn cao hơn.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của người chăn nuôi thì người tiêu dùng chuộng ăn thịt lợn lai hơn loại siêu nạc do lợn lai kinh tế chất lượng ngon hơn, đậm đà hơn thịt siêu nạc vì thế cho nên tỉ lệ lợn lai chiếm hơn 80% trên tổng số lượng lợn thịt. Qua bảng số liệu ta có thể thấy số lượng số lượng lợn thịt tăng qua các năm, năm 2016 từ 55.989 con tăng lên 56.642 con năm 2018. Sản lượng lợn thịt xuất chuồng cũng bắt đầu tăng lên tố độ tăng bình quân là 5,71%.
4.1.1.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ thịt lợn sạch trên địa bàn thị xã
Thịt được dùng để chế biến trên địa bàn thị xã Chí Linh chủ yếu dùng để làm giò chả và làm ruốc. Các cơ sở chế biến công nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh hiện chưa có, chỉ có các hộ chế biến theo các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, giờ không còn những hộ làm thủ công hoàn toàn mà thường kết hợp với việc sử dụng máy móc trong các khâu nặng nhọc. Hộ làm giò, làm chả sử
dụng máy xay thịt, xay mỡ, máy ép thịt; còn các hộ làm ruốc thì sử dụng máy đánh thịt, giã thịt nên năng suất cao hơn, giảm chi phí nhân công, đủ khả năng để phục vụ nhu cầu của người dân trong tiêu dùng hay nhu cầu tăng cao của người dân trong những dịp lễ hay Tết Nguyên đán.
Theo ước lượng của các cán bộ phụ trách chăn nuôi, sản lượng thịt lợn sản xuất ra của thị xã Chí Linh chủ yếu dùng để tiêu thụ trên địa bàn thị xã, số còn lại bán ở thị trường TP Hải Dương, một vài huyện lân cận như Đông Triều, Mạo Khê và các thị trường lớn Hà Nội, Quảng Ninh. Điều này được thể hiện qua bảng 4.4 sau đây:
Bảng 4.4. Khối lượng và giá trị thịt lợn hơi sạch tiêu thụ của thị xã Chí Linh năm 2018
Diễn giải ĐVT Khối lượng Tỷ lệ (%)
A. Khối lượng
Sản lượng thịt hơi được tiêu thụ Tấn 9.437 100
+ Tiêu thụ tại thị xã Tấn 7.489,20 79,36
+ Dùng vào chế biến Tấn 682,30 7,23
+ Tiêu thụ ngoài thị xã Tấn 1.265,50 13,41
B.Giá trị
1.Giá bán lợn hơi BQ/1 tấn Triệu đồng 47
2.Tổng giá trị lợn hơi tiêu thụ Triệu đồng 443.539 100 + Tiêu thụ tại thị xã Triệu đồng 351.992,6 79,36
+ Dùng vào chế biến Triệu đồng 32.067,9 7,23
+ Tiêu thụ ngoài thị xã Triệu đồng 59.478,6 13,41 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT thị xã Chí Linh (2018)
Theo tính toán ở bảng 4.4 cho thấy rằng 86,59% khối lượng lợn hơi sạch được tiêu dùng tại thị xã Chí Linh, trong đó 79,36% lượng thịt được tiêu thụ dưới dạng thịt tươi tại thị xã; 7,23% lượng thịt được dùng vào chế biến các sản phẩm như giò, chả và ruốc. Loại thịt được dùng để làm giò, chả, ruốc chủ yếu là các phần thịt có giá trị và tỉ lệ nạc cao như thịt mông, thăn. Khối lượng thịt hơi các hộ buôn thu gom bán cho các hộ chuyên giết mổ xuất khẩu và bán ở các thị
trường khác chiếm 13,41% tổng số lượng thịt xuất chuồng. Đây là một con số có ý nghĩa khá lớn đối với ngành chăn nuôi của thị xã Chí Linh. Ta thấy được rằng, ngành chăn nuôi của thị xã không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong thị xã mà còn có thịt lợn để tiêu thụ ra bên ngoài. Do có điều kiện thuận lợi về mặt địa bàn đó là gần Quảng Ninh và gần nhiều khu công nghiệp lớn nên rất thuận lợi cho việc cung ứng cho những khu vực này.
Giá thịt lợn hơi sạch xuất chuồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống lợn, thời gian xuất chuồng, khối lượng lợn xuất chuồng, giá cả thịt lợn trên thị trường trong nước và trên thế giới, tình hình dịch bệnh lợn… Vào dịp Tết Nguyên đán là thời điểm xuất được khối lượng thịt nhiều nhất trong năm do nhu cầu về thịt lợn của người dân tăng cao vào dịp này tăng cao. Do nhu cầu của thị trưởng tăng cao nên giá cũng cao hơn ngày thường một đến hai giá. Giá thịt lợn còn bị ảnh hưởng của diễn biến giá trên thị trường thế giới khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), người chăn nuôi còn phải đối mặt với những thách thức từ thịt lợn nhập khẩu, chỉ cần Nhà nước ta giảm thuế nhập khẩu thịt lợn đi vài phần trăm cũng có thể khiến ngành chăn nuôi trong nước điêu đứng. Tình hình diễn biến của dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân làm giá thịt lợn bấp bênh, nguyên nhân này được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi khi mà lợn bị bệnh thì việc thất thu từ sản lượng là rất lớn, chi phí thuốc thú y tăng thêm, cộng thêm tâm lý lo ngại ăn phải thịt lợn bị nhiễm bệnh làm người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác sẽ làm giá thịt lợn giảm mạnh.