Tình hình phát triển chăn nuôi lợn sạc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 43 - 45)

2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn sạch ở Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, Đông Triều là địa phương triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định ở các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung trang trại đến tận xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, đồn điền, đổi thửa... tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi, gò... sang phát triển chăn nuôi trang trại. Đông Triều thực hiện tốt các chính sách cho từng trường hợp cụ thể:

+ Ở vùng đất ít người có khả năng khai phá đã giao đất theo khả năng người nhận để khuyến khích những người có nguồn lực (vốn, lao động, kỹ thuật) đầu tư lập trang trại chăn nuôi.

+ Trường hợp có nhiều người muốn lập trang trại thì căn cứ vào quy hoạch và quỹ đất cụ thể để đưa ra mức khoán hoặc cho thuê cụ thể.

+ Đối với vùng đất có điều kiện thuận lợi nhưng quỹ đất hạn chế thì tổ chức đấu thầu công khai, bảo đảm dân chủ, minh bạch và công khai.

+ Áp dụng các chính sách linh hoạt trong giải phóng mặt bằng, dồn điền, đổi thửa để người có đất tự nguyện và chấp thuận mức đền bù theo tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp.

Đông Triều đã đề nghị Nhà nước giành 10-15% quỹ đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi trang trại và xây dựng khu giết mổ, chế biến tập trung Bước đầu tỉnh đã hỗ trợ 100% vaccin trong 3 năm đầu, 50% lãi suất vốn vay trong 5 năm đầu theo dự án được duyệt với đơn vị chăn nuôi quy mô lớn

2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn sạch ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Huyện Bình Lục là huyện có diện tích đất đai với hai loại địa hình và vùng khí hậu khác nhau: Đồng bằng, miền núi. Thực tế cho thấy mô hình kinh tế trang trại ở huyện Bình Lục trong những năm qua sản xuất có hiệu quả. Các trang trại của huyện Bình Lục có quy mô nhỏ, phổ biến quy mô bình quân trên dưới l ha. Nhưng các trang trại của huyện Bình Lục vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế, như đảm bảo tỷ suất hàng hoá cao, khối lượng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung), vẫn thường xuyên được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở Bình Lục chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia đình. Trong những năm kinh tế trang trại ở huyện Bình Lục phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: Đồi núi, đồng bằng, hàng năm huyện Bình Lục đã giành một nguồn kinh phí không nhỏ để phát triển kinh tế trang trại, tạo cơ chế, chính sách về vốn, đất đai và các điều kiện khác để thúc đẩy trang trại phát triển, đến nay toàn huyện Bình Lục có 327 trang trại, chủ yếu là các trang trại gia đình. Để phát triển trang trại trong năm qua huyện Bình Lục đã thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch xác định các khu vực phát triển kinh tế trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi chính, phát huy thế mạnh của từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật... phù hợp với điều kiện của từng huyện. Giải quyết các vấn đề chuyển dịch đất đai tạo điều kiện cho các gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi của địa phương, tạo mối liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước.

Ngày 22 tháng 9 năm 2011, UBND huyện Bình Lục ra quyết định số: 1149/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Xây dựng khu chăn nuôi tập trung giai đoạn 2011 -2015” nhằm mục đích phát triển chăn nuôi toàn huyện theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội, đồng

thời nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh xây dựng được 25 khu chăn nuôi tập trung với tổng mức hỗ trợ là: 650 triệu đồng/khu với tiêu chí khu chăn nuôi tập trung chuyên lợn: 1.000 con lợn thịt/khu, khu chuyển đổi đa canh 10 hộ trở lên: mỗi hộ nuôi 100 con lợn thịt và 500 con gia cầm. Dự kiến tổng mức đầu tư đề án: 121.237,5 triệu đồng (một trăm hai mươi mốt tỷ hai trăm ba bảy triệu năm trăm ngàn đồng được phân bổ trong 5 năm từ 2011 -2015. Đây là chủ trương đúng đắn của UBND huyện Bình Lục nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi bền vừng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân và quy mô trang trại lớn theo quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cao để phát triển bền vững ngành chăn nuôi của tỉnh nhà (Phạm Xuân Thành, 2014).

2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn sạch ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Chăn nuôi lợn sạch bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội, môi trường. Góp phần ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các hộ chăn nuôi lợn sạch đang gặp phải một số khó khăn chung như: Vốn đầu tư các hô ̣ lợn sạch là 805,5 triê ̣u đồng, trong đó vốn tự có là 455,55 triê ̣u đồng và vốn đi vay là 303,15 triê ̣u đồng, vốn được trợ cấp là 46,8 triệu đồng. Các hô ̣ chăn nuôi thông thường có tổng nguồn vốn phu ̣c vu ̣ chăn nuôi là 570,35 triê ̣u đồng, trong đó vốn tự có là 285 triệu đồng và vốn vay là 234 triê ̣u đồng, vốn được trợ cấp là 51,35 triệu đồng. Các hộ nuôi thông thường có vốn trợ cấp nhiều hơn các hộ chăn nuôi lợn sạch là do các hộ nuôi thông thường được anh em, người thân trong gia đình hỗ trợ để phát triển chăn nuôi. Chính vì vậy, cần phải có các chính sách, hỗ trợ vốn và trợ cấp thêm đối với các hộ chăn nuôi theo hướng chăn nuôi lợn sạch để họ có thể tiếp tục mở rộng thêm quy mô chăn nuôi của hộ. Ngoài ra một số hộ chăn nuôi lợn sạch còn gặp phải khó khăn trong quá trình quy hoạch khu chăn nuôi, thị trường đầu ra (Phạm Xuân Thành, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 43 - 45)