Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 91 - 99)

4.2.1.1. Các chính sách của Nhà nước, địa phương

Các chính sách hỗ trợ và phát triển chăn nuôi của nhà nước và địa phương tạo rất nhiều thuận lợi cho người chăn nuôi trong thời gian qua. Ngoài việc giảm thiểu được rủi ro trong chăn nuôi còn khắc phục được các thông tin bất lợi ngoài thị trường gây thiệt hại cho sản xuất. Các chính sách quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm giúp người tiêu dùng không mua phải các sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây mất lòng tin của người tiêu dùng về các sản phẩm thịt lợn.

Những năm gần đây quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra là từng bước hoàn thiện những chủ trương chính sách nhằm phát triển chăn nuôi đặc biệt là chú ý đến chăn nuôi lợn một ngành sản xuất truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong chăn nuôi. Về vấn đề này đã được thể hiện rõ trong các Thông tư, Nghị định, Quyết định của Chính phủ như: Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/01/2008 về việc phê duyệt chiến lược chăn nuôi quốc gia đến năm 2020; Quyết định số 2194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/12/2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn sạch nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân. Nội dung của Quyết định này chủ yếu là tạo điều kiện cho nông dân trong vấn đề đầu vào như ưu đãi vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông...đối với doanh nghiệp nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào cuộc với người dân trong việc chăn nuôi, thu gom, chế biến và xuất khẩu. Song song với việc đó, Bộ thương mại cũng tìm cách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xuất khẩu thịt lợn duy trì thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới.

Bảng 4.20. Đánh giá của hộ chăn nuôi về việc tiếp cận các chính sách của Nhà nước

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

1. Tiếp cận vốn vay 90 100,00 - Dễ tiếp cận 18 20,00 - Bình thường 45 50,00 - Khó tiếp cận 27 30,00 2. Thủ tục đất đai 90 100,00 - Dễ tiếp cận 15 16,67 - Bình thường 50 55,56 - Khó tiếp cận 25 27,78 3. Thủ tục cấp phép 90 100,00 - Dễ tiếp cận 20 22,22 - Bình thường 52 57,78 - Khó tiếp cận 18 20,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Đánh giá của các tác nhân về việc tiếp cận các chính sách của Nhà nước như vay vốn, thủ tục đất đai, thủ tục cấp phép có khoảng 20% ý kiến đánh giá là dễ tiếp cận các chính sách này. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến đánh giá là khó tiếp cận, khó tiếp cận nhất là vay vốn, tiếp đó là thủ tục đất đai và thủ tục cấp phép.

4.2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng khá nhiều của thời tiết khí hậu. Thực tế cho thấy, tại những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi sẽ hạn chế được những bất lợi rủi ro do thiên nhiên gây ra. Thị xã Chí Linh nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều mùa đông lạnh, ít mưa thích hợp để chăn nuôi lợn. Ngoài ra, địa hình của thị xã Chí Linh cũng khá bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng.

Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của kinh tế hộ chăn nuôi lợn. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện phát triển hơn.

4.2.1.3. Sự phát triển kỹ thuật và tiến bộ mới trong chăn nuôi lợn

Chuồng trại là một trong những biện pháp kỹ thuật chăn nuôi ảnh hưởng lớn tới năng suất chăn nuôi lợn do vậy chuồng trại phải được thiết kế phù hợp đảm bảo sức khoẻ cho đàn lợn và tránh được dịch bệnh.

Chuồng trại phải được xây dựng khu cao ráo, yên tĩnh, dễ thoát nước, không có mưa và không gần mầm bệnh. Hướng chuồng phải đi đôi với che nắng mưa, tránh giá rét, gió lùa để đảm bảo nhiệt độ chuồng: Thoáng mát về mùa hè, ấm mùa đông, đủ ánh sáng cần thiết cho đàn lợn.

Kiểu chuồng hướng công nghiệp nền được lát xi măng khô ráo, có độ dốc để toàn bộ lượng phân và nước tiểu được đưa xuống bể chứa (bể bioga) khi hộ vệ sinh chuồng trại. Chuồng dành cho lợn nái thì xây theo kiểu chuồng lồng với khung sắt vừa tiết kiệm được diện tích vừa phù hợp với sinh lý của lợn. Kiểu chuồng này diện tích nhỏ khiến lợn nái ngại vận động ít hơn giảm tiêu thụ năng lượng, tăng trọng nhanh hơn. Kiểu chuồng hướng công nghiệp bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm, thuận lợi khi cho lợn ăn, uống nước và vệ sinh chuồng trại không những thế còn tránh được các loại bệnh.

4.2.1.4. Yếu tố về kỹ thuật

- Giống lợn

Hiệu quả chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và con giống. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng giống là yếu tố rất quan trọng bởi nó quyết định tới kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Thông thường nếu dùng một con giống tốt sẽ cho ra trọng lượng tối đa và chất lượng thịt lợn ngon, tỷ lệ nạc cao kích thích thị hiếu của người tiêu dùng. Trong chăn nuôi lợn, cùng một quá trình chăm sóc như nhau với những giống lợn khác nhau sẽ cho chúng ta kết quả khác nhau, do vậy mà kết quả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào chủng loại, chất lượng, tình trạng sức khỏe của con giống, môi trường và điều kiện ăn uống.

đã nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền các cấp. Công tác quản lý giống vật nuôi cũng đã được các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo theo Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y.

Hiện nay, ở thị xã Chí Linh thịnh hành nhất là giống lợn lai và giống lợn ngoại (siêu nạc). Nguồn lợn giống trên địa bàn thị xã chủ yếu là tự cung cấp vì trên địa bàn thị xã có rất nhiều hộ nuôi lợn nái để phục vụ giống cho chăn nuôi lợn cho hộ và bán cho các hộ xung quanh. Có những hộ nuôi từ 14 – 16 con lợn nái nhằm cung cấp giống cho các hộ khác. Lý do khiến cho người dân chủ yếu mua lợn giống trong thị xã Chí Linh vì có thể yên tâm hơn về chất lượng lợn giống, ngoài ra lợn đã quen với điều kiện sống của thị xã nên không lo lợn bỏ ăn hay ỉa chảy khi mua về.

Thực tế cho thấy, các hộ chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn đều sử dụng con giống mà chính hộ sản xuất hoặc mua từ các trại giống đã hạn chế được một số rủi ro trong chọn giống. Tuy nhiên, đối với những hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ nếu tự sản xuất giống lợn sạch thì tính chuyên môn hóa trong chăn nuôi lợn sạch sẽ thấp hơn và như vậy hiệu quả trong chăn nuôi thường không cao.

Về nguồn cung cấp giống: theo kết quả khảo sát các hộ cho thấy nguồn cung cấp giống chủ yếu là tư họ hàng, làng xóm chiếm tỷ lệ cao nhất 37,78%; từ các hộ chăn nuôi chiếm tỷ lệ 18,89%, từ các trại lợn/HTX chăn nuôi chiếm tỷ lệ 13,33%, từ thương lái chiếm tỷ lệ 10%, và tự túc từ lợn nái trong gia đình chiếm tỷ lệ 20%.

ĐVT: % 37.78 18.89 13.33 10.00 20.00 Họ hàng, làng xóm Trang trại

Trại lợn, HTX chăn nuôi Thương lái

Từ gia đình

Hình 4.1. Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn sạch của các hộ điều tra

Hiện nay con giống được bán trên thị trường giá rất đắt, qua khảo sát thị trường chúng tôi biết hiện nay một con giống từ 11-14 kg được bán trên thị trường với giá giao động từ 1.000.000 - 1.200.000đồng/1con. Do vậy mà những hộ có quy mô chăn nuôi lớn và vừa thường tự sản xuất con giống để giảm giá thành đầu vào cho sản phẩm. Còn một số những hộ chăn nuôi ở quy mô chăn nuôi nhỏ do điều kiện kinh tế có hạn nên thường phải mua giống của các gia đình trong thôn vì họ có thể mua dưới hình thức trả chậm hoặc mua chịu dài ngày.

Trong quá trình điều tra tình hình công tác giống lợn trên địa bàn thị xã chúng tôi thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi lợn sạch đều sử dụng con giống mà chính hộ tự sản xuất và của công ty, do vậy mà các mầm bệnh được đưa từ bên ngoài vào cũng hạn chế, đây là điều kiện rất tốt cho chăn nuôi lợn sạch trong các hộ gia đình phát triển tốt hơn. Chính vì lẽ đó việc đầu tư phát triển nguồn lợn giống tại địa phương tạo điều kiện ổn định để cho hộ chăn nuôi lợn nái và nuôi lợn sạch phát triển là một việc làm thiết thực nhằm thúc đẩy chăn nuôi lợn sạch trong các hộ gia đình đạt kết quả cao và hiệu quả cao.

- Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn

Thức ăn chăn nuôi chiếm tới hơn 75% giá trị sản xuất lợn, do đó chọn loại thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Trên địa bàn thị xã hiện có rất nhiều công ty và đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, vậy nên đủ khả năng cung ứng theo nhu cầu về thức ăn của các hộ chăn nuôi.

Thức ăn chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển chăn nuôi. Thức ăn quyết định tới năng suất, khả năng sinh trưởng phát triển của đàn lợn. Chính vì vậy, trong thức ăn cho lợn nhất là lợn hướng nạc phải đảm bảo cung cấp đầy đủ như năng lượng, Protein thô cung cấp cho lợn rất quan trọng. Nhu cầu Protein để duy trì cơ thể, giúp cho lợn có thể sinh trưởng và phát triển ở mức tốt nhất cho khả năng đủ các Axít amin trong khẩu phần khiến cho tỷ lệ nạc trong thành phần thịt sẽ bị giảm đi. Nếu chế độ ăn thích hợp lợn sẽ hay ăn chóng lớn, chu kỳ chăn nuôi nhanh và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng các hộ gia đình do những hạn chế về mặt kỹ thuật, khả năng đầu tư cho chăn nuôi mà ảnh hưởng đến khẩu phẩn ăn về cả chất lượng, số lượng và hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn một cách hợp lý là một trong những vấn đề cần được quan tâm xem xét. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định việc chăn nuôi có lãi hay không, nhiều hay ít. Nhưng trong chăn nuôi giá thành phụ thuộc rất nhiều vào chi phí, mà chi phí chiếm tỉ lệ lớn nhất lại chính là thức ăn chăn nuôi. Vậy cho nên, có thể nói là giá thức ăn chăn nuôi chính là yếu tố dẫn đến việc người chăn nuôi có tiếp tục chăn nuôi hay tăng quy mô hay không. Bên cạnh chi phí thức ăn thì việc đầu tư vào xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật cũng có thể làm giảm giá thành sản phẩm.

- Hệ thống phân phối cung cấp thức ăn chăn nuôi

Hệ thống phân phối thức ăn gia súc trên địa bàn thị xã có nhiều phương thức. Với các hãng sản xuất lớn có hệ thống các đại lý ở các xã, phường trong thị xã để tiêu thụ thức ăn. Đi đôi với các đại lý bán thức ăn của mỗi hãng có hệ thống các chuyên viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật sử dụng thức ăn cho người chăn nuôi sử dụng thức ăn của hãng, các đơn vị sản xuất nhỏ thường không xây dựng mạng lưới tiếp thị mà tiêu thụ tại chỗ và không có tiêu chuẩn chất lượng đăng ký rõ ràng. Chính loại hình này thường dẫn đến hiện tượng nhái nhãn hiệu, chất lượng thức ăn thấp, thậm chí sử dụng các chất bổ sung gây hại cho người tiêu thụ thịt.

- Tình hình dịch bệnh

Trong những năm trở lại đây tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp và có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Các dịch bệnh lợn thường xảy ra với lợn như tai xanh, tụ huyết trùng, lở mồm long móng để lại thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Những bệnh này không những có thể làm lợn chết mà còn ảnh hưởng đến số lượng nguồn cung và gây hoang mang cho người tiêu dùng làm cho những con lợn không bị nhiễm bệnh cũng không thể bán được.

Theo thống kê của Cục chăn nuôi Việt Nam, phản ứng của người tiêu dùng khi có dịch bệnh về lợn là giảm lượng tiêu thụ 20 - 30%, chuyển sang mua của các nhà cung cấp có uy tín như mua của người quen và thịt lợn đã qua kiểm dịch hoặc chuyển sang kênh phân phối các sản phẩm thay thế làm giá thịt lợn giảm xuống. Giá thịt lợn giảm xuống thì người chăn nuôi chính là những người phải hứng chịu nhiều thiệt hại nhất.

Đánh giá của các tác nhân về yếu tố kỹ thuật như chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, có khoảng trên 30% ý kiến đánh giá là tốt. Tuy nhiên cũng có khoảng trên 10% ý kiến đánh giá là kém.

Bảng 4.21. Đánh giá của các hộ chăn nuôi về yếu tố kỹ thuật

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

1. Chất lượng giống 90 100,00 - Tốt 32 35,56 - Trung bình 45 50,00 - Kém 13 14,44 2. Chất lượng TACN 90 100,00 - Tốt 35 38,89 - Trung bình 45 50,00 - Kém 10 11,11 3. Chất lượng phòng trừ dịch bệnh 90 100,00 - Tốt 30 33,33 - Trung bình 47 52,22 - Kém 13 14,44

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

4.2.1.5. Thị trường tiêu thụ

Thị trường là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ ngành nghề nào. Do đó, người chăn nuôi phải nghiên cứu yếu tố cung - cầu của thị trường về sản phẩm hàng hóa mà mình sản xuất. Từ đó định hướng cho quá trình sản xuất kinh doanh: quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng… phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Ngoài ra, trong yếu tố thị trường thì giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, hiệu quả của ngành chăn nuôi lợn. Giá cả thay đổi lên xuống kéo theo sự thay đổi về tổ chức, phương thức, quy mô và thu nhập của người chăn nuôi. Hiện nay giá đầu vào tăng cao, giá đầu ra thấp khiến người chăn nuôi lợn không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, thậm chí nhiều hộ phải bỏ chuồng, không dám tái đàn, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.

Đây là yếu tố chính dẫn đến việc có thể nhận định hoạt động chăn nuôi lợn sạch là hiệu quả hay không. Khi giá cả biến động làm cho nguồn đầu vào cho

các hộ chăn nuôi biến động ngay thời điểm đó, tuy nhiên phải vài tháng sau thì lợn mới được tiêu thụ ra ngoài thị trường do đây là sản phẩm nông nghiệp có tính cung ứng chậm. Khi giá bán lợn cao, người chăn nuôi thường có xu hướng chăn nuôi với số lượng lớn hơn làm cho nguồn cung ra thị trường thời gian sau đó lớn có thể gây ra dư thừa. Điều này làm cho các tác nhân thu mua lợn của người chăn nuôi như người thu gom, giết mổ có cơ hội để ép giá dẫn đến việc bị thua lỗ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 91 - 99)