Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 49 - 58)

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Thị xã Chí Linh có diện tích tự nhiên là 28.202,8 ha và không biến động trong 3 năm qua. Với đặc điểm là thị xã miền núi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 43% tổng diện tích đất nông nghiệp của thị xã. Trong 3 năm 2016- 2018, diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm. Đến năm 2018, diện tích đất nông nghiệp đã giảm còn 10.534,9 ha chiếm 37,35% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm đi 1,75ha. Nguyên nhân của việc giảm này là do đất chuyên dùng tăng lên vì đầu tư được mở rộng đường giao thông, đất xây dựng cơ bản, công trình phúc lợi. Ngoài ra, trong những năm gần đây, với vị trí địa lý thuận lợi, thị xã đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất. Đất sản xuất nông nghiệp gần đường giao thông chính là địa điểm hướng tới của các nhà đầu tư. Song song với đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm, đất phi nông nghiệp mà trong đó đất chuyên dùng và đất ở tăng qua các năm. Qua 3 năm 2016 – 2018, tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 111,77%, đất ở tăng 103,78%. Đất nông nghiệp giảm trong khi đất phi nông nghiệp tăng đã phần nào thể hiện xu thế phát triển của thị xã Chí Linh trong đó giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Cụ thể, tình hình biến động đất đai của thị xã Chí Linh được thể hiện dưới bảng sau:

37

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của thị xã Chí Linh qua 3 năm (2016-2018)

Loại đất Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 17/16 18/17 BQ

Tổng DT đất tự nhiên 28.202,78 100,00 28.202,78 100,00 28.202,78 100,00 100,00 100,00 100,00

I. DT đất nông nghiệp 21.830,47 77,41 21.375,17 75,79 20.652 73,22 97,91 96,61 97,26

1. Đất sản xuất nông nghiệp 11.664,64 53,43 11.326,96 52,99 10.534,9 51,01 97.11 93,00 95,06

2. Đất nông nghiệp khác 3,75 0,17 3,14 0,14 2,81 0,01 83,73 89,49 86,61

3. Đất có mặt nước NTTS 573,54 2,63 500,13 2,34 584,08 2,83 87,2 116,7 101,95

4. Đất lâm nghiệp 9.588,54 43,77 9.544,94 44,65 9.530,2 46,15 99,55 99,84 99,69

II. Đất phi nông nghiệp 6.079,39 21,56 6.640,41 23,54 7.414,72 26,29 109,28 111,66 110,47

1 Đất chuyên dùng 5.047,48 83.03 5.548,87 83,56 6.304,57 85,91 109,93 113,61 111,77

2. Đất thổ cư 1.031,91 16,97 1.091,54 16,44 1.111,15 14,99 105,77 101,79 103,78

III. Đất chưa sử dụng 292,92 1,03 187,20 0,67 136 0,48 63,90 72,64 68,27

Nguồn: Chi cục thống thị xã Chí Linh (2018)

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Con người luôn là yếu tố mang tính quyết định trong sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nắm giữ nguồn lao động và điều tiết dân số một cách hợp lý, tổ chức khai thác triệt để nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay thị xã Chí Linh có 164.579 người với tổng số 47.785 hộ, bao gồm 16 dân tộc cùng sinh sống lâu đời như Kinh, Tày, Nùng, Mường... trong đó dân tộc Kinh chiếm 70,84% và dân tộc Tày chiếm 14,93. Tình hình dân số và lao động của thị xã qua 3 năm được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây:

Lao động trong độ tuổi của thị xã năm 2018 là 108.954 người, chiếm 66,20% tổng dân số, trong đó lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 67.089 người (chiếm 40,76%) lao động ngành công nghiệp - xây dựng 30.187 người chiếm 18,34% và ngành dịch vụ là 22.758 người chiếm 13,83% tổng số lao động trong độ tuổi. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng không đáng kể, duy trì tỷ lệ trên 40%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng chậm từ 1 - 2% và ngành dịch vụ tăng mạnh 2%/năm do các khu công nghiệp phát triển (đặc biệt các ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, điện tử,...) đã giải quyết lượng lớn lao động cho thị xã.

39

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động thị xã Chí Linh giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 17/16 18/17 BQ

1. Tổng số dân người 161.239 100,00 162.919 100,00 164.579 100,00 101,04 101,02 101,03

2. Tổng số hộ hộ 46.747 47.548 47.785 101,71 100,50 101,10

3. Tổng số lao động 107.055 66,39 111.278 68,30 120.034 72,93 103,94 107,87 105,89

3.1 Chia theo độ tuổi

- Lao động trên tuổi lao động 8.184 5,08 8.231 5,05 8.201 4,98 100,57 99,64 100,10

- Lao động trong tuổi lao động 95.915 59,49 100.158 61,48 108.954 66,20 104,42 108,78 106,58

- Lao động dưới tuổi lao động 2.956 1,83 2.889 1,77 2.879 1,75 97,73 99,65 98,69

3.2 Chia theo ngành sản xuất

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản lao động 65.214 40,45 65.869 40,43 67.089 40,76 101,00 101,85 101,43

- Công nghiệp - xây dựng lao động 25.726 15,96 28.352 17,40 30.187 18,34 110,21 106,47 108,34

- Dịch vụ lao động 16.115 9,99 17.057 10,47 22.758 13,83 105,85 133,42 119,64

4. Một số chỉ tiêu bình quân

- Nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 4 3,98 3,83

- Lao động/hộ LĐ/hộ 2,19 2,12 2,15

- Nhân khẩu/lao động khẩu/LĐ 1,83 1,91 1,93

Nguồn: Chi cục thống thị xã Chí Linh (2018)

Tổng số lao động của toàn thị xã tăng dần 2,6%/năm song tỷ lệ này tăng nhanh dần, tuy nhiên số lượng ngoài độ tuổi lao động tăng cao do kinh tế thị trường phát triển khiến cho nhu cầu cuộc sống của người dân tăng, người già và trẻ nhỏ đều phải tham gia vào hoạt động kinh tế của gia đình, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Qua bảng 3.2 có thể thấy rằng, nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng khi tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp cao hơn so với tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành khác. Tuy nhiên, do tính thời vụ nên lao động ngành nông nghiệp có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ngành khác. Bên cạnh đó, năng suất lao động của lao động khu vực nông nghiệp thấp hơn so với khu vực công nghiệp và dịch vụ. Chất lượng lao động của khu vực nông nghiệp cũng thấp hơn do hoạt động sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Do số lượng lao động đông, các nguồn lực khác cho sản xuất nông nghiệp hạn chế (vốn, đất đai, khoa học công nghệ…) và bị huy động sang các ngành kinh tế khác phục vụ cho mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đô thị, thì số đông lao động trong nông nghiệp lại trở thành bất lợi cho tăng năng suất. Trong khi nước ta đang trong quá trình phấn đấu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và thu hút lao động khỏi nông nghiệp thì thị xã Chí Linh cần phải có nhiều chính sách để chuyển dịch cơ cấu lao động.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Năm 2018 giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 7.447 tỷ đồng, chiếm 77,34% giá trị sản xuất toàn thị xã, tăng 5,6% so với năm 2017. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 560,9 tỷ đồng, chiếm 5,92%, trong đó thương nghiệp sửa chữa đạt 167,5 tỷ đồng, tăng 12,4%; khách sạn nhà hàng đạt 75,8 tỷ đồng, tăng 11,5%; vận tải đạt 326,6 tỷ đồng, tăng 13,4%. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 1.612 tỷ đồng, chiếm 16,74%, tăng 3,3% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người/năm ước đạt 39 triệu 200 nghìn đồng. Như vậy trong cơ cấu kinh tế của thị xã Chí Linh, ngành công nghiệp – xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngành nông – lâm – thủy sản có tỷ trọng cao hơn ngành dịch vụ. Điều này chứng tỏ, nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng của thị xã Chí Linh.

ĐVT: %

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Chí Linh (2018)

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế của thị xã Chí Linh năm 2018

Thị xã có hơn 1000 doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đây là khu vực tạo rất nhiều việc làm và thu nhập của người dân. Với hướng đi đúng đắn, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng qua các năm. Đặc biệt ngành công nghiệp có tốc độ bình quân mỗi năm cao nhất là 123,81%. Điều này phản ánh đúng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà toàn dân, toàn thị xã Chí Linh nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung đang tiến hành. Tình hình phát triển các ngành cụ thể như sau:

Ngành công nghiệp - xây dựng:

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 7.447 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất điện, nước đạt 3.405 tỷ đồng, tăng 1,2%; công nghiệp chế biến đạt 3.008 tỷ đồng, tăng 10,3%. Hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được duy trì, tuy nhiên còn gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa ra sức cạnh tranh thấp.

Ngành thương mại - dịch vụ

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ đạt 569,9 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh một số ngành thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, hàng hóa đa dạng, hình thành mạng lưới bán buôn, bán lẻ, siêu thị đến các điểm đông dân cư, dịch vụ vận tải của các hãng xe tắc - xi hoạt động khá phong phú, tổ chức tốt các lễ hội trên địa bàn, thu hút được đông đảo khách thập phương tới địa bàn

thị xã, ước tính có khoảng trên 900.000 lượt người (các di tích thị xã quản lý 200.000 lượt người, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc 700.000 lượt người).

Ngành nông - lâm - thủy sản

Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 1.612 tỷ đồng tăng 3,3% so với năm 2016. Trong đó:

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 12.820 ha, bằng 100% so với năm 2017, trong đó: cây lương thực (lúa, ngô): 9.785 ha; cây công nghiệp, rau màu các loại: 3.035 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 54,4 tạ/ha, sản lượng 51.245 tấn. Năng suất ngô bình quân ước đạt 43,3 tạ/ha, sản lượng 1.587 tấn; cây đỗ tương trồng 185 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 335 tấn; cây lạc trồng 952 ha, năng suất 23 tạ/ha, sản lượng 2.189 tấn. Diện tích cây lâu năm 5.874 ha, trong đó cây vải 4.349 ha, sản lượng đạt 11.200 tấn, tăng 17,6% so với năm 2016.

Chăn nuôi: Tình hình gia súc, gia cầm ổn định, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Tổng đàn lợn 59.605 con; đàn trâu, bò 5.015 con; đàn gia cầm 2.133.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt: 15.530 tấn. Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch: Đàn lợn đạt 82.5%; đàn trâu, bò đạt 23,8%; đàn chó đạt 85%...

Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được duy trì ổn định, sản lượng ước đạt 6.334 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2016, 13 hộ nuôi cá lồng, có 160 lồng, tập trung tại các xã: Kênh Giang, Tân Dân, Cổ Thành, Nhân Huệ. sản lượng cá thương phẩm nuôi lồng năm 2014 đạt 800 đến 900 tấn.

Lâm nghiệp: Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được duy trì thường xuyên; diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có: 9.232,47 ha; trong đó: Rừng đặc dụng: 1.216,91 ha, Rừng phòng hộ: 4.050,14 ha, Rừng sản xuất: 3.965,42 ha.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chưa tổ chức được vùng sản xuất tập trung quy quy mô lớn, các sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh thấp, chưa có thị trường ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, tình trạng nông dân bỏ ruộng sản xuất đang xảy ra ở một số địa phương, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

Mỗi Quốc gia hay mỗi khu vực muốn phát triển kinh tế thì cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thu hút đầu tư từ bên ngoài vào, phát huy tiềm năng, thế mạnh và giao lưu, là những yêu cầu để phát triển đồng bộ và toàn diện

hơn. Những năm gần đây hệ thống điện, đường, trường, trạm… của thị xã đã được tỉnh Hải Dương, Chính Phủ quan tâm đầu tư.

- Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống các công trình thuỷ lợi đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và phát triển. Hiện nay thị xã có 27 trạm bơm có công suất 1000m3 với 206 máy bơm phục vụ cho việc tưới tiêu trên địa bàn thị xã. Năm 2012 được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh đã khởi công xây dựng 1 con đập ở xã Hoàng Tiến, đưa tổng số đập thủy lợi toàn thị xã là 74 cái với năng lực tưới thiết kế là 1.480 ha. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đã được đầu tư xây dựng lâu, xuống cấp, hệ thống mương chủ yếu là mương đất nên mới huy động được 75% công suất thiết kế (Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh, 2018).

- Đường giao thông:

Qua tìm hiểu nhận thấy hệ thống đường giao thông trên địa bàn thị xã khá thuận lợi, do vị trí địa lý Chí Linh là thị xã nằm ở phía Đông Thành Phố Hải Dương chỉ cách Thành Phố Hải Dương 30 km. Bên cạnh đó chạy qua địa bàn thị xã có trục đường quốc lộ 18A chiều dài 35km, quốc lộ 37 là 22 km và tuyến đường sắt liên vận quốc gia Hà Nội - Hạ Long đi qua, 37 km đường liên thị xã, 89 km đường liên xã và 108 km đường liên thôn. Tính đến thời điểm hiện nay hàng ngày liên tục có các chuyến xe chạy liên tục từ Hà Nội đến tỉnh Quảng Ninh và theo chiều ngược lại tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá của thị xã đi nơi khác. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường liên thôn, liên thị xã đã bị xuống cấp, hệ thống cống, rãnh thoát nước chưa được xây kiên cố,... Đến nay, 100% xã trên địa bàn thị xã có đường ô tô đi được 4 mùa (Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh, 2018).

- Hệ thống điện:

Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng mở rộng đến trung tâm xã, thôn bản. Hiện nay, cấp điện trên địa bàn thị xã có 10 trạm 110/10kv, 3 trạm 35/0,4kv, 11 trạm 10/0,4kv, trong tổng số 246,7km đường dây cao thế, hạ thế bao gồm 49km đường dây 100kv, đi qua thị xã, 161,3km đường dây 35kv từ trạm 110kv đi qua các xã và 35,4km đường dây 10kv. Tính đến thời điểm 30/12/ 2013 có 100% xã, phường có điện lưới quốc gia (năm 2001 còn 0,06% xã thị trấn chưa có điện lưới quốc gia), trên 91% số hộ được sử dụng điện, sản lượng điện thương phẩm đạt trên 6,3 triệu kWh (Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh, 2018).

- Công trình phúc lợi

* Giáo dục: Thực hiện chủ trương đa dạng hoá các loại hình trường lớp, mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo thị xã Chí Linh đã phát triển đồng bộ và rộng khắp bao gồm nhiều loại hình trường ở tất cả các bậc học và ngành học. Tất cả các xã , thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học và 100% xã, phường trong thị xã có trường trung học cơ sở (Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh, 2018).

* Về y tế: Toàn thị xã có 26 cơ sở y tế với 1 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực và 20 trạm xá. Đội ngũ bác sỹ 211 người trong đó có 48 bác sỹ, 90 y sỹ kỹ thuật viên và 73 y tá và nữ hộ sinh (Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh, 2018).

* Hệ thống bưu chính viễn thông: trong những năm qua, hệ thống bưu chính - viễn thông trên địa bàn thị xã ngày càng phát triển và mở rộng; đến vảiy, thị xã có 2 tổng đài STAREX-ID và STARE-SRX với trên 18.700 máy điện thoại; 100% xã, thị trấn có điện thoại và bưu điện văn hoá xã trong đó có 1 trung tâm bưu điện thị xã và 20 điểm bưu điện văn hóa xã,phường (Ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh, 2018).

Cơ sở vật chất hiện nay ở thị xã Chí Linh là tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 49 - 58)