Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 58)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đây là phương pháp khoa học có tính quyết định tới quá trình nghiên cứu, kết quả và hiệu quả nghiên cứu. Việc chọn điểm nghiên cứu phù hợp sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, thể hiện rõ được tính khoa học của đề tài nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho việc thống kê, tìm hiểu các hiện tượng trong vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, tổng quát nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu, tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu trong phạm vi 03 xã là: xã Bắc An, xã Văn An và xã Văn Đức làm đại diện. Vì đây là những xã tập trung nhiều hộ chăn nuôi lợn sạch của thị xã Chí Linh và đây là những xã có các hộ chăn nuôi lợn sạch. Tại các xã đại diện chúng tôi chọn ra 90 hộ và trang trại có chăn nuôi lợn sạch.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những tài liệu, số liệu sẵn có đã được công bố có liên quan và phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các thông tin này được chúng tôi thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như giúp làm rõ cho quá trình nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Việc thu thập các thông tin thứ cấp để phục vụ cho nghiên cứu đề tài được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.4. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt nói chung và chăn nuôi lợn sạch nói riêng

Các loại sách, báo, tạp chí, mạng internet

Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội của thị xã Chí Linh

Chi cục thống kê thị xã Chí Linh

Tình hình chăn nuôi nói chung và tình hình chăn nuôi lợn sạch nói riêng tại thị xã Chí Linh trong những năm gần đây

- Chi cục thống kê thị xã Chí Linh - Các hộ điều tra

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là thông tin chưa được công bố, những thông tin này có được trong quá trình điều tra, phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác liên quan đến đề tài

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về hiện tượng nghiên cứu bằng phương pháp điều tra chọn mẫu. Thiết kế phiếu điều tra dựa trên cơ sở mà đề tài nghiên cứu và tình hình cụ thể tại điểm nghiên cứu, những câu hỏi liên quan tới phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã Chí Linh. Sau đó phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân chăn nuôi lợn sạch, cán bộ khuyến nông, cán bộ chính quyền địa phương,...

Quy mô mẫu: 101 phiếu

Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp nông hộ theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước. Mục đích nắm bắt thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.

Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng mẫu điều tra Tỷ lệ (%)

Cán bộ khuyến nông 5 4,95

Cán bộ chính quyền địa phương 3 2,97

Hợp tác xã 3 2,97

Hộ chăn nuôi (hộ gia đình, trang trại) 90 89,11

Tổng số 101 100,00

Nội dung điều tra: Từ mục đích điều tra chúng tôi xây dựng phiếu điều tra gồm 5 phần chính sau:

- Thông tin về nông hộ - Nguồn vốn trong nông hộ

- Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 của nông hộ

- Tình hình về chăn nuôi lợn sạch của hộ trong các năm qua; quy mô chăn nuôi, chuồng trại, giống lợn, nguồn thức ăn, công tác thú y, hình thức chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, hiệu quả nuôi lợn so với các ngành khác...

- Các kiến nghị của hộ nông dân về phát triển chăn nuôi lợn sạch.

3.2.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra, so sánh theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Excel. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đối tượng, mức độ sử dụng của khách hàng... Từ các kết quả trên chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,...

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ chặt chẽ ở thời gian và địa điểm cụ thể.

Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả, phân tích tình hình chăn nuôi lợn sạch của các hộ chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối đế so sánh chăn nuôi lợn truyền thống và chăn nuôi lợn sạch của các hộ điều tra trong cùng một điều kiện cụ thể, phạm vi không gian và thời gian cụ thể trong cùng một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.

Trong bài này, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm so sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn sạch của các hộ chăn nuôi theo quy mô chăn nuôi, từ đó đi phân tích và định hướng cho các hộ chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển chăn nuôi lợn sạch về mặt kinh tế (1) Giá trị sản xuất (GO)

GO = (Qi * Pi) Trong đó:

GO: Kết quả sản xuất (giá trị sản xuất). Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i.

Pi: Đơn giá sản phẩm thứ i.

Tổng giá trị sản xuất GO (Gross Output) của từng ngành kinh tế: được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm năm báo cáo nhân với đơn giá.

(2) Chi phí trung gian IC: Gồm toàn bộ các khoản chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất. Trong chi phí trung gian không bao gồm thuế và khấu hao tài sản cố định. Chi phí trung gian bao gồm các yếu tố sau:

- Chi phí vật chất: nguyên vật liệu chính, phụ; nhiên liệu; điện; nước; khí đốt; chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng…

- Chi phí dịch vụ: vận tải, thương nghiệp, sửa chữa tư liệu sinh hoạt, bảo hiểm, pháp lý, quảng cáo, tư vấn…

(3)Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó:

VA = GO – IC

- Hiệu quả sử dụng lao động = giá trị sản xuất/tổng lao động. - Hiệu quả sử dụng đất đai = Giá trị sản xuất/diện tích. - Hiệu quả sử dụng vốn = Giá trị sản xuất/vốn đầu tư.

- Hiệu quả sử dụng chi phí = Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian. - Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng.

3.2.4.2. Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn sạch về mặt xã hội

- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã. - Góp phần xóa đói, giảm nghèo.

- Về đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

3.2.4.3. Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn sạch về mặt môi trường

- Số hộ chăn nuôi có hệ thống xử lý phân thải tăng lên: - Tần suất dịch bệnh giảm.

- Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn sạch - Tạo môi trường xanh ở địa phương.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH

4.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã

4.1.1.1. Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn

Những năm gần đây, cùng với các chính sách phát triển chăn nuôi lợn của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hải Dương cũng có những quan tâm nhất định đối với lĩnh vực này. Những chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh Hải Dương đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chăn nuôi lợn nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh thời gian qua, trong đó có thị xã Chí Linh. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tỉnh Hải Dương chưa có một chính sách đặc thù nào dành riêng cho phát triển chăn nuôi lợn, do đó, chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã Chí Linh nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung chưa thật sự tạo ra được những bước đột phá.

Bảng 4.1. Tổng hợp một số chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Tên chính sách Nội dung

I. Chính sách của Nhà nước

1. Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến: Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường 2. Quyết định số 10/2008/QĐ-

TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020

3. Quyết định số

2194/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2013

-Hỗ trợ phát triển chăn nuôi thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông

Tên chính sách Nội dung

thôn đồng thời được hưởng chính sách đặc thù của các địa phương

II. Chính sách của địa phương

1. Quyết định số: 318/2014/QĐ- UBND ngày 08 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương

Về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”

2. Quyết định số: 31/2015/QĐ- UBND ngày 28 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

3. Quyết định số 1364/QĐ- UBND ngày 02 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương

Quyết định về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2015 – 2020.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

4.1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã

Thị xã Chí Linh đang phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ nhưng đại bộ phận vẫn làm nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn thị xã. Bên cạnh ngành trồng trọt với cây lúa, cây công nghiệp... là chủ yếu thì hiện nay, thị xã Chí Linh cũng đang phát triển ngành chăn nuôi với các hộ chăn nuôi có đầu lợn lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường

Trong những năm qua, toàn thị xã Chí Linh đã có nhiều bước phát triển mạnh cả về công nghiệp - dịch vụ cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi là một trong những ngành chính mang lại hiệu quả cao và được xem như một hướng đi đúng đắn mang lại hiệu quả cao để phát triển kinh tế. Mặt khác, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng, cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách đúng đắn đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành chăn nuôi.

Trong 3 năm, từ 2016 - 2018 số lượng lợn sạch đã có sự thay đổi cả về số lượng lợn và cơ cấu từng loại lợn sạch. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Số lượng lợn sạch qua các năm của thị xã Chí Linh giai đoạn 2016 - 2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1. Số đầu lợn sạch Con 73.456 74.184 74.930 100,99 101,01 101,00 - Lợn thịt Con 55.989 56.296 56.642 100,55 100,61 100,58 - Lợn nái Con 17.468 17.888 18.289 102,41 102,24 102,32 2. SL xuất chuồng Tấn 8.751 9.104 9.767 104,03 107,28 105,64 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT thị xã Chí Linh (2018)

Theo số liệu thống kê của chi cục thống kê thị xã Chí Linh thì số lượng lợn sạch giai đoạn 2016 – 2018 có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2016 là 73.456 con, năm 2017 tăng lên 74.184 con và năm 2018 là 74.930 con. Bên cạnh đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng dần qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân 5,64% năm. Điều này cho thấy năng suất chăn nuôi lợn của thị xã Chí Linh đang tăng lên. Có được điều này là nhờ các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá. Năm 2016 toàn thị xã có 92 trang trại chăn nuôi, năm 2018 tăng lên 102 trang trại, theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quy mô của hộ chăn nuôi lợn sạch cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Nhiều hộ đã mở rộng quy mô chăn nuôi nhờ tích lũy được kinh nghiệm và có được một số các yếu tố thuận lợn trong chăn nuôi. Tuy nhiên, số lượng các hộ chăn nuôi theo hướng trang trại không nhiều, chủ yếu là chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ. Chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ có một lợi thế đó là tận dụng được thức ăn dư thừa trong gia đình, phân bón được dùng để bón cho cây trồng hay được dùng để sản xuất khí đốt cho gia đình. Thức ăn dư thừa được tận dụng chủ yếu là bã đậu, bã rượu, cám gạo, cám ngô, thức ăn xanh hay thức ăn thừa của gia đình; kết hợp với cám công nghiệp vừa không làm lãng phí vừa tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.

Để có được kết quả này là do các hộ chăn nuôi trong thị xã Chí Linh đã chủ động phát triển chăn nuôi của mình, nhằm tận dụng tối đa các lợi thế về vị trí địa lý. Thị xã Chí Linh còn là trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu lợn của khu

vực, hàng năm xuất khẩu hàng ngàn tấn thịt lợn và lợn choai theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.

Chính quyền các cấp ở địa phương thường xuyên quan tâm chăm lo đến các biện pháp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi của thị xã Chí Linh phát triển, như tạo điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng cho thuê đất để xây dựng trang trại, khuyến khích các hộ có khả năng chuyển đổi những khu vực đất đai canh tác kém hiệu quả

Bảng 4.3. Số lượng lợn sạch của thị xã Chí Linh qua 3 năm (2016 - 2018)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Lợn thịt Con 55.989 56.296 56.642 100,55 100,61 100,58 - Lợn lai Con 44.791 45.086 45.363 100,66 100,62 100,64

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 58)