Chăn nuôi lợn sạchlà một nghề mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho một bộ phận lớn người dân, góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương. Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn sạch luôn được người dân và các hộ chăn nuôi cũng như các cấp, các nghành, chính quyền địa phương hết sức quan tâm.
2.1.4.1. Phát triển chăn nuôi lợn sạch về mặt kinh tế
Phát triển kinh tế chính là làm cho nền kinh tế tăng lên về quy mô theo thời gian và gia tăng về mặt chất lượng, là cơ sở tạo nên sự phồn thịnh chung của xã hội. Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng lượng hàng hóa cực đại có thể tiêu thụ mà không làm giảm đi giá trị của tài sản vốn. Như vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời chất lượng tăng trưởng phải được thể hiện ở hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sự tăng trưởng, ở khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển kinh tế phải đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân. Để đạt được sự phát triển về kinh tế, điều kiện tiên quyết là phải có:
Phát triển về quy mô trong chăn nuôi lợn sạch là tăng số đầu con qua từng năm, đơn vị sản xuất không ngừng phát triển nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, giá trị sản xuất của các hộ chăn nuôi. Tăng nhanh số đầu lợn sạch xuất chuồng mỗi năm, tăng nhanh số lứa/năm, giảm thời gian nuôi/lứa, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chăn nuôi lợn, hình thành các hộ chăn nuôi, tăng doanh thu bán ra của sản phẩm thịt lợn (Phạm Thị Tân, 2015).
Phát triển về số lượng hộ chăn nuôi lợn sạch cần được trung tâm khuyến nông triển khai mô hình phát triển chăn nuôi lợn sạch quy mô hộ chăn nuôi. Do nhu cầu về thịt lợn an toàn lớn kết hợp với các cấp chính quyền đã có con dấu xác nhận trên sản phẩm lợn sạch để phân biệt với lợn sạch thông thường nên các hộ chăn nuôi rất yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi lợn sạch. Vì thế số lượng các hộ chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn tăng lên nhanh chóng. Qua đó có thể thấy chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn đang có hướng phát triển khá tốt.
Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu và phải làm tăng năng lực nội sinh. Năng lực nội sinh thể hiện ở các tiêu chí: Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo công nghệ, mức độ tích lũy, mức độ hoàn thiện và hiện đại của cơ sở hạ tầng, mức tham gia của người dân vào sự tăng trưởng kinh tế (Phạm Thị Tân, 2015).
Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông, liên kết, thị trường… của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành chăn nuôi lợn. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ/trang trại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn. Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người sản xuất kinh doanh lợn yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao.
* Đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn sạch đòi hỏi các hộ chăn nuôi phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống, thức ăn, nguồn nước, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, xử lý chất thải, phòng dịch bệnh trong chăn nuôi, từ đó góp phần nâng cao được chất lượng môi trường sống của các hộ chăn nuôi trong khu vực. Chăn nuôi lợn sạch sẽ giảm thiểu tối đa phát sinh và bùng nổ dịch bệnh cho đàn lợn. điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó sẽ giảm thiểu được các dịch bệnh của lợn có thể lây sang con người (Phạm Thị Tân, 2015).
Phát triển chăn nuôi lợn đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như đường giao thông, nguồn nước (giếng, hồ đập trữ nước…), hệ thống điện, hệ thống chuồng trại, hệ thống máy móc phục vụ chăn nuôi đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó đảm bảo cho phát triển chăn nuôi lợn (Phạm Thị Tân, 2015).
Tuy nhiên, nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn nên việc đầu tư trên diện rộng cần có vai trò chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong thời gian qua nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi đã được đầu tư xây dựng, nhưng nhiều công trình chất lượng còn thấp, xuống cấp nhanh, chưa được cải tạo nâng cấp kịp thời.
Quy trình sản xuất, chăn nuôi lợn bao gồm các khâu từ công tác về giống; công tác cung ứng thức ăn chăn nuôi; chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai; hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; bảo quản và chế biến…. Các nội dung này giữ vị trí quan trọng trong quá trình chăn nuôi lợn. Việc thực hiện các nội dung trên một cách đồng bộ, hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả, cũng như đáp ứng yêu cầu cho phát triển chăn nuôi lợn.
Mục tiêu của phát triển chăn nuôi lợn là hướng tới phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Nếu phát triển chăn nuôi lợn chỉ chú ý đến phát triển chiều rộng mà không quan tâm đến phát triển theo chiều sâu, hay ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và từ đó dẫn đến phát triển chăn nuôi lợn kém hiệu quả (Phạm Thị Tân, 2015).
* Thị trường và các yếu tố tác động của thị trường đến phát triển chăn nuôi lợn Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển chăn nuôi lợn, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nông dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm chăn nuôi; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng.
* Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn với hiệu quả kinh tế
Kết quả phát triển chăn nuôi lợn yêu cầu thực hiện được ba mục tiêu cơ bản là sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; giải quyết tốt việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của cư dân và góp phần xóa đói giảm nghèo; môi trường sinh thái được bảo vệ. Hiệu quả trong chăn nuôi lợn là
chị phí bỏ ra của 1 đồng thu lại được bao đồng doanh thu để làm sao tối đa hóa được lợi nhuận cho người chăn nuôi... (Phạm Thị Tân, 2015).
An toàn trong chăn nuôi là những biện pháp tổng hợp nhằm bảo vệ vật nuôi và người chăn nuôi không bị tấn công của dịch bệnh, tạo cho đàn gia súc có sức đề kháng tốt nhất. Các biện pháp bao gồm: chế độ cách ly, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh thú y, quy trình thú y phòng trị bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi, quản lý việc sinh nở gia súc, vận chuyển và giết mổ gia súc. Các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho người chăn nuôi, vật nuôi sẽ đạt được năng suất cao, cho phí sản xuất thấp, giảm thiểu những rủi ro dịch bệnh, hạn chế việc lay lan dịch bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ hộ này sang hộ khác và cuối cùng tạo ra được những sản phẩm chăn nuôi an toàn cho người sử dụng (Phạm Thị Tân, 2015).
2.1.4.2. Phát triển chăn nuôi lợn sạch về mặt xã hội
Phát triển xã hội trong chăn nuôi lợn là việc thu hút được lao động, giải quyết được vấn đề việc làm tăng phúc lợi xã hội, xóa đói, giảm nghèo, không ngừng cải thiện cuộc sống về vật chất và tinh thần cho người dân trên cơ sở khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Để phát triển cần có những chính sách toàn diện về đất đai, vốn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn giúp các hộ mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi (Tạ Việt Hoàng, 2013).
Tạo ra khối lượng sản phẩm lợn sạch lớn, chất lượng cao cung cấp ra thị trường, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân, xoá bỏ phong tục tập quán chăn nuôi lạc hậu, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, giải quyết nhu cầu lao động cho người dân
Chăn nuôi lợn đảm bảo đời sống cho người dân ta ̣i đi ̣a phương được bền vững hơn, với việc đảm bảo về viê ̣c làm cũng như thu nhâ ̣p cho người dân. Trong quá trı̀nh chăn nuôi, các trang tra ̣i lập thành các nhóm chăn nuôi lợn thịt, sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau về cả vốn, con giống, kinh nghiê ̣m… cũng góp phần cho chăn nuôi được hiệu quả hơn. Đàn lợn được chia làm nhiều lứa quanh năm, đảm bảo người dân giảm thiểu được thời gian nông nhàn trong năm (Tạ Việt Hoàng, 2013).
Bên ca ̣nh đó, với nhiều nguy cơ về chất lượng thực phẩm như hiê ̣n nay thı̀ viê ̣c tiêu dùng các sản phẩm an toàn sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Thị xã Chí Linh với quy mô chăn nuôi lợn thi ̣t đang phát triển góp phần đảm bảo cung ứng đủ sản phẩm cho thi ̣ trường. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm đó. Chăn nuôi lợn luôn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm mô ̣t cách chă ̣t chẽ nhất, chı́nh vı̀ vâ ̣y mà cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng mô ̣t cách tốt nhất (Tạ Việt Hoàng, 2013).
2.1.4.3. Phát triển chăn nuôi lợn sạch về mặt môi trường
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) vừa thừa nhận chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn sạch nói riêng đang được coi là ngành gây ô nhiễm môi trường lớn, đặc biệt với hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán thì vấn đề ô nhiễm môi trường luôn ở mức báo động. Tuy nhiên đối với các hộ chăn nuôi vừa và lớn với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp thì chất thải chăn nuôi lợn đã được xử lý bằng nhiều biện pháp sinh học, được tận dụng với giải pháp BIOGAS, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tăng lợi ích của hộ.
Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ tốt môi trường sống, bảo vệ các khu vườn quốc gia... khu dự trữ sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học (Trần Đình Miên, 2015).
Định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của đưa phát triển hướng bền vững, phát triển con người nhằm tạo một lực lượng lao động khỏe mạnh, được giáo dục tốt và có kỹ năng làm việc để tạo nền tảng cho sự phát triển đất nước và mục tiêu cuối cùng của sự phát triển cũng là để con người có cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần; đồng thời Việt Nam coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp hài hòa với phát triển xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và cơ bản về môi trường (Trần Đình Miên, 2015).
Tài nguyên và môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển của nhân loại. Việc khai thác quá mức gây cạn kiệt các nguồn tài nguyên hoặc gây suy thoái môi trường sẽ dẫn đến sự bất ổn định của quá trình phát triển. Như vậy để bảo vệ môi trường cần có chế độ khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; phòng ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường, cải thiện và bảo vệ tốt môi trường sinh sống.
Phát triển môi trường cần chú ý các khía cạnh sau: Tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái và hủy hoại môi trường. Trong thực tế khi thực
hiện tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia đã không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường. Họ không chỉ khai thác làm cạn kiệt tài nguyên mà còn tạo chất thải làm ô nhiễm môi trường, đe dọa trực tiếp đến đời sống loài người hiện tại và tương lai (Trần Đình Miên, 2015).
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn sạch
2.1.5.1. Yếu tố khách quan
- Các chính sách của Nhà nước, địa phương
Để phát triển chăn nuôi lợn hiệu quả thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Chính sách được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như miễn thuế sử dụng đất, chính sách cho vay vốn, chính sách hỗ trợ... có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiêp nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng (Trần Đình Miên, 2015).
- Các yếu tố tự nhiên
Vị trí địa lý: Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đến sự phát triển của chăn nuôi lợn thịt. Những vùng có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng.
Khí hậu, thời tiết, nguồn nước: Các yếu tố về khí hậu, thủy văn như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật nói chung và lợn nói riêng. Những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi có cơ hội để phát triển chăn nuôi lợn thịt (Trần Đình Miên, 2015).
Nguồn nước cho phát triển chăn nuôi lợn thịt là yếu tố không thể thiếu. Nước cần cho nhu cầu sống của vật nuôi cũng như các loại thức ăn khác cho chăn nuôi lợn thịt. Nguồn nước thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn vật nuôi.
- Sự phát triển kỹ thuật và tiến bộ mới trong chăn nuôi lợn
Phân tích về sự phát triển của ngành, các chuyên gia đề xuất, trước hết cần thống nhất phương pháp thống kê sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm của ngành chăn nuôi, vì đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với ngành chăn nuôi nhằm đánh giá đúng vị trí và đóng góp của ngành chăn nuôi, là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi (Nguyễn Quang Linh, 2014).
Tiếp đó, cần đầu tư các cơ sở nuôi giữ, bảo tồn, chọn lọc và nhân các giống quý trong nước để làm nguyên liệu lai giữa các giống nội và lai giữa các giống nội với ngoại, tạo con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu. Khuyến khích phát triển cây