Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 99 - 102)

4.2.2.1. Quỹ đất giành cho chăn nuôi

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Chăn nuôi lợn sạch muốn phát triển trước tiên cần một diện tích đât đủ lớn để có thể xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống công trình phục vụ sản xuất và một diện tích đất đủ lớn để tiến hành sản xuất. Có thể nói nguồn lực đất đai là điều kiện tiên quyết, quyết định và ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất cũng như quy mô sản xuất.

Trung bình một hộ chăn nuôi lơ ̣n sạch có khoảng 1,11 ha đất canh tác. Trung bình hộ chăn nuôi QMN cần 0,81ha, hộ chăn nuôi QMV 1,13ha và hộ chăn nuôi có QML 1,42ha. Sự khác biệt về quy mô đât đai giữa các hộ chăn nuôi cũng thể hiện rõ quy mô và cơ cấu sản xuất của các hộ.

Các hộ chăn nuôi có QML có điều kiện về đất đai hơn nên diện tích chuồng trại chăn nuôi và khu vực chăn nuôi thường được bố trí cách xa khu nhà ở và khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Còn các hộ chăn nuôi QMN do điều kiện đất đai hạn chế nên chuồng trại thường được xây dựng sát nhau, gần khu sinh hoạt của gia đình, nhất là các trang trại gần khu dân cư, từ đó khó đảm bảo được vệ sinh chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh, cách ly khi có dịch bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.

4.2.2.2. Đầu tư vốn cho chăn nuôi

Vốn luôn là nhân tố quan tro ̣ng hàng đầu của mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiê ̣p vốn có không tác đô ̣ng trực tiếp vào quá trı̀nh sản xuất mà thông qua cây trồng, vâ ̣t nuôi, đất đai... Nó tồn ta ̣i ở nhiều hı̀nh thức khác nhau như máy móc và các tư liê ̣u sản xuất khác. Những hô ̣ có điều kiê ̣n về vốn

tốt có thể đầu tư mở rô ̣ng quy mô sản xuất và thường đem la ̣i hiê ̣u quả kinh tế cao hơn các hộ chăn nuôi thiếu vốn.

Các nguồn lực có vai trò quan tro ̣ng và quyết đi ̣nh trong quá trı̀nh phát triển sản xuất nhằm gia tăng về sản lượng cũng như giá tri ̣ của sản phẩm chăn nuôi.

Nguồn vốn để phát triển chăn nuôi trong các hộ chăn nuôi luôn cần thiết phải có, tuy nhiên nguồn vốn thì có hạn nhất là trong điều kiện huy động vốn khó khăn. Vấn đề còn lại là mỗi hộ chăn nuôi muốn phát triển chăn nuôi phải kết hợp các nguồn tài lực và con người cụ thể như thế nào để có thể tiến hành phát triển sản xuất một cách nhanh chóng, thuận lợi và rút ngắn được thời gian chuẩn bị, có kết quả phát triển sản xuất cả về bề rộng và bề sâu.

Hầu hết các hộ và cơ sở chăn nuôi của thị xã hiện nay đều rơi vào tình trạng thiếu vốn, đa số người nuôi nhận thức được quy trình kỹ thuật, nhưng khó khăn lớn là không có vốn để đầu tư. Họ thiếu vốn nên mua giống với giá rẻ nhưng kém chất lượng, khâu cải tạo và thiết bị cho quá trình nuôi không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật là nguyên nhân gây ra tình trạng đối tươ ̣ng nuôi chết và người nuôi bị thua lỗ. Thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động, nhưng các hộ chăn nuôi lại thiếu cả điều kiện thế chấp để vay vốn, khi sản xuất mở rộng thì nhu cầu vay vốn càng trở lên cấp thiết.

Vốn ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất chăn nuôi tập trung. Các hộ lựa chọn đối tượng nuôi cũng nhưng phương thức thâm canh ở mức độ nào trước hết quyết định bởi nguồn vốn sản xuất từ hộ. Những hộ nào có điều kiện về vốn sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn lực sản xuất chất lượng và có giá rẻ hơn những hộ không có điều kiện về vốn, phải mua chịu các vật tư chịu lãi suất để sản xuất. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất của hộ. Cùng với đó, những hộ có tiềm năng về vốn khi gặp những rủi ro trong quá trình sản xuất thì hộ vẫn còn nguồn vốn để tái đầu tư vào sản xuất ở những vụ sau để thu hồi vốn; còn những hộ khi tiềm lực về vốn ít khi gặp các rủi ro trong sản xuất sẽ không có, hoặc phải đi vay vốn để đầu tư sản xuất, và sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư thâm canh và hiệu quả sản xuất của hộ, việc thu hồi vốn sẽ khó khăn hơn.

4.2.2.3. Trình độ, nhận thức của hộ chăn nuôi

Trong quá trình chăn nuôi lợn sạch, các hộ chăn nuôi vẫn chủ yếu dựa và kinh nghiệm tích lũy qua thời gian chăn nuôi là chính. Việc tiếp cận với các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng và chữa bệnh dịch cho lợn thịt chủ yếu

qua các phương tiện thông tin truyền thống hay một số lớp tập huấn khuyến nông tại địa phương. Do đó các kiến thức về chuyên môn chăn nuôi sâu đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt sạch còn chưa đầy đủ và rõ ràng.

Trong thời gian qua, Trung tâm khuyến nông tỉnh kết hợp cùng Chi cục thú y tỉnh Hải Dương đã tổ chức một số lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn sạch cho các hộ chăn nuôi. Các nội dung tập huấn gồm: một số vấn đề an toàn trong chăn nuôi lợn thịt lợn, kỹ thuật lấy giống lợn, nuôi lợn qua các giai đoạn, phòng ngừa và điều trị một số bệnh thường gặp trên lợn thịt, kỹ thuật vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại

Bảng 4.23. Tình hình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã

Chỉ tiêu Năm Tốc độ PT (%) BQ 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 1. Số lớp tập huấn (lớp) 8 9 10 112,50 111,11 111,80 - Kỹ thuật chăn nuôi lợn sạch 7 8 8 114,29 100,00 106,90 - Kỹ thuật xây dựng chuồng trại 1 1 2 100,00 200,00 141,42 2. Học viên tham gia tập huấn (người) 425 460 520 108,24 113,04 110,61 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT thị xã Chí Linh (2018)

Bên cạnh đó, nhận thức và kiến thức của các hộ chăn nuôi còn thấp. Chưa thấy được lợi ích cao hơn nếu thực hiện liên kết, ký hợp đồng với các tác nhân hộ thu gom, hộ giết mổ. Hộ chăn nuôi còn sản xuất mang tính nhỏ lẻ chưa tập trung, chưa mang tính hàng hóa cao. Mặt khác tâm lý của các hộ chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết đình liên kết với các tác nhân sau đó vì hộ chăn nuôi sợ sự biến động về giá và sự không chắc chắn trong việc liên kết với nhau.

Hộ chăn nuôi còn chưa nắm bắt và tìm hiểu thông tin từ phía thị trường phản ứng lại. Đây là yếu tố làm cho hộ chăn nuôi quyết định nuôi với khối lượng và quy mô như thế nào cho phù hợp với từng thời điểm

Các hộ chăn nuôi chưa thực sự chú trọng đến việc ký kết hợp đồng để tạo sự liên kết với các tác nhân khác trong chuỗi. Hộ chăn nuôi còn sản xuất với quy mô chưa lớn, chưa tập trung, chưa mang tính hàng hóa. Mặt khác họ cũng chưa nắm rõ được và phản ứng nhanh nhạy trước các thông tin của thị trường nên dễ

để bản thân rơi vào thế bị động và bị các tác nhân thu gom, giết mổ ép giá.

Hiện nay, việc tiêu thụ thịt lợn sạch tại địa phương chủ yếu là hình thức bán buôn cho các thương lái, đại lý phân phối. Giá bán dựa trên các thông tin thị trường phản hồi và người chăn nuôi hầu như không có quyền quyết định. Người chăn nuôi có rất ít thông tin về thị trường, giá cả nên thường bị ép giá và bị động khi thị trường có sự biến động.

Do chưa được tiếp cận nhiều với các thông tin thị trường, việc chăn nuôi lợn sạch tại địa phương chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và phải đối mặt với nhiều rủi ro từ thị trường. Sản phẩm đến lúc đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ thì lại bị thừa và ép giá do không chủ động được khâu chế biến và tiêu thụ thịt. Vì vậy người chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư nhằm mở rộng quy mô, phát triển trang trại, đẩy mạnh chăn nuôi lợn sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn sạch trên địa bàn thị xã chí linh, hải dương (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)