2.2.1.1. Ở Trung Quốc
Dự báo tổng sản lượng thịt sạch của Trung Quốc năm 2018 sẽ đạt 51,6 triệu tấn, tăng 320.000 tấn so sản lượng của năm 2017 và tiếp tục tăng so với 50,6 triệu tấn của năm 2016. Sản lượng tăng nhờ hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ nhằm cải thiện chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, giảm dịch bệnh, hỗ trợ phát triển các hộ chăn nuôi quy mô lớn và thời tiết thuận lợi.
Tổng mức tiêu dùng thịt lợn sạch ở Trung Quốc năm 2018 dự báo đạt 51,8 triệu tấn, tăng so với 49,7 triệu tấn của năm 2017 và 50,6 triệu tấn của năm 2016.
Dự báo trong năm 2018 Trung Quốc sẽ xuất khẩu 255 ngàn tấn thịt lợn, tăng gần 8% so với năm 2017, nhưng giảm 50 ngàn tấn so năm 2016 do bổ sung
cho dự trữ của Trung ương, hạn chế mua thịt lợn từ Hồng Kông và ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong khi đó, xuất khẩu lợn sống năm 2018 dự báo tăng 3%, đạt 1,65 triệu con. Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc năm 2018 dự báo đạt 480 ngàn tấn, tăng 8% so năm 2017; năm 2016 trực tiếp nhập khẩu lợn vào Trung Quốc dự báo tăng 20% so năm 2017, đạt 12.000 con (Vũ Trọng Hốt, 2016).
2.2.1.2. Ở Hàn Quốc
Sản lượng thịt lợn sạch của Hàn Quốc năm 2018 dự báo đạt khoảng 892 ngàn tấn, tăng 17% so năm 2017. đạt được sự tăng trưởng nhanh như trên là nhờ sự nỗ lực giúp xây dựng lại ngành chăn nuôi lợn của chính phủ với chính sách không hạn ngạch nhập khẩu và không đánh thuế nhập khẩu đối với lợn và các sản phẩm từ lợn (Năm 2017 đã nhập khẩu 31 ngàn đầu lợn, 6 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu 05 ngàn đầu lợn) và giá thịt lợn ở mức cao tương đương 5,6 USD/kg trong tháng 12/2017, tăng 46% so với năm trước. Tuy nhiên, chính sách quản lý thú y, bảo đảm vệ sinh, điều kiện chuồng trại chăn nuôi, sản xuất giống, quy mô chăn nuôi lại được thắt chặt hơn.
Năm 2018, dự báo Hàn Quốc nhập khẩu 500 ngàn tấn thịt lợn, giảm gần 100 ngàn tấn so năm 2017, do ngành chăn nuôi trong nước phục hồi, nhưng vẫn cao hơn mức được dự báo trước dịch lở mồm long móng của năm 2014 là 382 ngàn tấn. Nhập khẩu thịt lợn tăng cũng do nỗ lực kiềm chế giá thịt lợn tăng sau dịch lở mồm long móng của chính phủ; dự báo giá thịt lợn đang có xu hướng giảm và sẽ đạt mức 4,1USD/kg. Tiêu dùng thịt lợn ở Hàn Quốc năm 2018 dự báo ở mức 1,5 triệu tấn, tăng 3% so năm 2017 (Vũ Trọng Hốt, 2016).
2.2.1.3. Khối EU
Dự báo trong năm 2018, sản lượng thịt lợn của EU tăng gần 0,3%,70 ngàn tấn so năm 2017 và 0,2% so năm 2016, đạt sản lượng 22,6 triệu tấn; sản lượng thịt lợn xuất khẩu tăng 150 ngàn tấn, tương ứng 7,5%, đạt 2,15 triệu tấn; nhập khẩu 15 ngàn tấn, tương đương năm 2017 và thấp hơn 10 ngàn tấn so năm 2016. Mặc dù số lượng đầu lợn thịt tiếp tục sụt giảm (số liệu bên dưới), nhưng sản lượng thịt lợn của UE tiếp tục tăng; điều này cho thấy năng suất trong chăn nuôi lợn, trọng lượng bình quân đầu lợn khi giết mổ tiếp tục tăng lên.
Năm 2018, dự báo tổng đàn của lợn của EU là 148,4 triệu đầu, giảm 1,8%,2,7 triệu đầu so năm 2017 và 2,5%, 3,8 triệu đầu so năm 2016; đàn lợn nái là 13,1 triệu đầu, giảm 0,5 triệu đầu, 0,37% so năm 2017 và 0,8 triệu đầu, 5,6%
so năm 2016. Tổng đàn lợn, đàn lợn nái tiếp tục đà sụt giảm do giá thức ăn chăn nuôi tăng, ảnh hưởng dịch tái xanh và nông dân, các hộ chăn nuôi lo ngại về việc áp dụng tiêu chuẩn mới trong chăn nuôi lợn, để đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn được áp dụng từ đầu năm 2018, nhất là đối với đàn lợn nái (Vũ Trọng Hốt, 2016).
Từ ngày 01/1/2018, Liên Minh Châu Âu bắt đầu áp dụng những tiêu chuẩn mới về chuồng trại cho lợn. Nếu những người chăn nuôi không chuyển sang chuồng mới được khi đến hết năm 2017, thì thịt từ lợn nuôi chuồng cũ sẽ bị coi là không đạt tiêu chuẩn từ tháng 01 năm 2018, và việc buôn bán loại thịt đó cũng sẽ bị cấm. Theo dự kiến, nhiều nhà chăn nuôi ở châu Âu không vượt qua được tiêu chuẩn chất lượng mới này và điều đó có thể ảnh hưởng tới sức cung thịt lợn của thị trường.