Kết quả ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy đến quá trình chiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 67 - 69)

chiết tách các hoạt chất chống ôxy hóa từ lá tía tô

Độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy có ảnh hưởng lớn tới quá trình thu nhận các chất oxy hóa từ lá tía tô. Nếu độ ẩm nguyên liệu cao sẽ gây khó khăn cho quá trình nghiền và bảo quản nguyên liệu, cũng như quá trình trích ly các hoạt chất từ nguyên liệu. Nếu độ ẩm thấp quá, quá trình sấy quá dài, thời gian nguyên liệu tiếp xúc với nhiệt quá lâu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu (do sự biến

tính các hợp chất chống oxy hóa). Mặt khác, nguyên liệu quá khô sẽ cản trở việc thẩm thấu dung môi vào trong nguyên liệu, hiệu suất chiết tách sẽ giảm. Do vậy, việc xác định độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy thích hợp cho quá trình chiết tách các chất oxy hóa từ lá tía tô là việc làm cần thiết. Trong thí nghiệm này chúng tôi khảo sát độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy ở các mức: 8, 12, 15 và 18%. Kết quả được trình bày tại hình 4.2.

Hình 4.2. Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy đến quá trình chiết tách các chất chống ôxy hóa từ lá tía tô

(Chú thích: Những cột có màu giống nhau có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%) (phụ lục )

Từ kết quả thu được cho thấy độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy có ảnh hưởng đến hiệu suất chiết các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (p<0,05). Độ ẩm nguyên liệu sau sấy 8% cho hiệu suất thu nhận thấp nhất do thời gian sấy quá dài nguyên liệu tiếp xúc với nhiệt lâu gây biến tính các hợp chất chống oxy hóa có trong nguyên liệu, đồng thời nguyên liệu quá khô sẽ cản trở việc thẩm thấu dung môi vào trong nguyên liệu. Độ ẩm nguyên liệu sau sấy 12% cho hiệu suất chiết các chất chống oxy hóa là cao nhất và có xu hướng giảm ở độ ẩm 15, 18% do độ ẩm nguyên liệu cao ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán các chất hòa tan vào dung môi. Từ đó, chúng tôi lựa chọn độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy thích hợp nhất cho quá trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô là 12% cho các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)