Kết quả loại dung môi trích ly thích hợp cho quá trình chiết tách các chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 70 - 71)

chất chống ôxi hoá từ lá tía tô

Hiệu quả chiết các hợp chất polyphenol từ thực vật phụ thuộc vào loại dung môi sử dụng đặc biệt độ phân cực của dung môi. Việc sử dụng duy nhất dung môi có độ phân cực cao như nước hay các dung môi kém phân cực như hexan không cho hiệu quả thu các hợp chất polyphenol cao vì thành phần phenol thực vật rất đa dạng (phân cực và không phân cực). Khi lựa chọn các dung môi cho việc trích ly các sản phẩm dùng trực tiếp hay bổ sung cho thực phẩm và dược phẩm ngoài yếu tố hòa tan còn cần phải lưu ý đến tính độc hại của dung môi, tính kinh tế và dễ kiếm. Methanol và hỗn hợp methanol thường được sử dụng trong các thí nghiệm chiết các hợp chất polyphenol (Kang N. S and Lee J. H, 2011). Tuy nhiên, methanol là dung môi độc với người trực tiếp sản xuất và nếu còn tồn dư trong sản phẩm vì vậy với mục đích chiết tách hợp chất polyphenol từ lá tía tô ứng dụng trong thực phẩm, chúng tôi sử dụng dung môi nước, propanol và ethanol (trong nước) (Hong et al. 2011; Jun et al. 2014) ở các nồng độ: 40, 50, 60, 70 và 95%. Kết quả thí nghiệm được trình bày tại hình 4.4

Từ các kết quả thu được (Hình 4.4) cho thấy dung môi trích ly có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình việc chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô. Việc cho nước vào ethanol làm tăng hiệu quả chiết các hợp polyphenol ở dạng glycoside vốn dễ hòa tan trong nước do đó làm tăng hiệu quả chiết các hợp chất phenol từ lá tía tô. Dung môi Ethanol 60% cho hàm lượng polyphenol tổng số và flavonoid tổng cao nhất được lựa chọn. Kết quả này cũng phù hợp với công bố của Hong et al. (2011).

Hình 4.4. Ảnh hưởng của dung môi trích ly đến quá trình chiết tách các chất chống ôxy hóa từ lá tía tô

(Chú thích: Những cột có màu giống nhau có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%) (phụ lục )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 70 - 71)