Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến quá trình chiết tách các chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 73 - 76)

chất chống ôxi hoá từ lá tía tô

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu suất chiết tách và chất lượng sản phẩm. Về mặt lý thuyết, nhiệt độ càng cao khả năng khuếch tán và hòa tan của các chất từ nguyên liệu vào dung môi càng dễ dàng, tăng hiệu quả chiết tách. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá cao có thể làm phá vỡ màng tế bào, cản trở quá trình trích ly, đồng thời còn gây ra biến tính các hoạt chất sinh học, đặc biệt là chất màu anthocyanin. Các mức nhiệt độ được lựa chọn để tiến hành khảo sát là: 40, 50, 60 và 700C. Kết quả khảo sát được trình bày tại hình 4.7.

Hình 4.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến quá trình chiết tách các chất chống ôxy hóa từ lá tía tô

(Chú thích: Những cột có màu giống nhau có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%) (phụ lục)

Từ kết quả thu được cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến quá trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô. Từ đồ thị ta thấy khi tăng nhiệt độ hiệu suất chiết tách các chất chống oxy hóa tăng và hiệu suất chiết tách ở 600C là cao nhất, có xu hướng giảm hiệu suất khi chiết ở 700C. Ở nhiệt độ 600C, 700C hiệu suất chiết tách không có sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 5%. Do khi nhiệt độ tăng sẽ làm tăng khả năng hòa tan và khuếch tán của các hợp chất polyphenol, làm giảm độ nhớt của dung môi càng tăng quá trình vận chuyển chất và sự thấm ướt của nguyên liệu chiết qua đó làm tăng hiệu quả chiết tách. Khi chiết ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể giảm chất lượng sản phẩm do sự hình thành những hợp chất không mong muốn bởi các hợp chất polyphenol trong nguyên liệu bị phân hủy do các phản ứng thủy phân, oxy hóa nội tại và polymer hóa. Do vậy, nhiệt độ trích ly thích hợp nhất là 600C.

4.3.5. Kết quả ảnh hưởng của thời gian trích ly đến quá trình chiết tách các chất chống ôxi hoá từ lá tía tô

Thời gian chiết cũng như một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu suất chiết tách cũng như chất lượng của dịch chiết, tính hiệu quả kinh tế của quá trình. Nếu thời gian chiết quá ngắn không đủ để hòa tan và chiết rút triệt để hoạt chất, ngược lại nếu thời gian chiết dài quá sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng

thiết bị và các hoạt chất có thể bị oxi hóa, bị biến đổi vì nhiệt. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian được thực hiện trong hình 4.8

Hình 4.8. Ảnh hưởng của thời gian trích ly đến quá trình chiết tách các chất chống ôxy hóa từ lá tía tô

(Chú thích: Những cột có màu giống nhau có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%) (phụ lục)

Kết quả xử lý thống kê cho thấy yếu tố thời gian ảnh hưởng đến hiệu suất chiết tách các chất chống oxy hóa (p<0,0001). Kết quả cho thấy sự biến đổi theo thời gian của hiệu suất chiết tách. Khi tăng thời gian chiết từ 40 đến 70 phút hiệu suất tăng dần đến thời gian chiết 60, 70 phút hiệu suất tăng không đáng kể, không có sự sai khác về mặt thống kê. Điều này giải thích bởi định luật về sự khuếch tán, khi thời gian chiết tăng thì hàm lượng các chất trong nguyên liệu khuếch tán từ tế bào ra ngoài càng nhiều. Tuy nhiên hiệu quả chiết các chất có hoạt tính sinh học sẽ không tăng sau khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào các điều kiện chiết khác nhau như dung môi, nhiệt độ chiết, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, bản chất của nguyên liệu và hợp chất cần chiết tách.

Dễ dàng nhận thấy, thời gian thích hợp nhất cho việc chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô là 60 phút vì khi tăng thêm thời gian trích ly không thu thêm hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 73 - 76)