Kết quả ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu sau khi sấy đến quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 69 - 70)

chiết tách các hoạt chất chống ôxy hóa từ lá tía tô

Thông thường khi chiết tách các chất chống oxy hóa từ nguyên liệu tươi sẽ cho hiệu suất và chất lượng cao nhất. Nhưng trong thực tế sản xuất, việc thu hoạch lá phải theo thời vụ nên không thể đưa vào sản xuất hết được. Do vậy, nguyên liệu thu hoạch về cần được tích trữ và bảo quản để đưa dần vào sản xuất. Để việc tích trữ và bảo quản nguyên liệu được thuận lợi, nguyên liệu tươi cần được qua công đoạn sấy ở chế độ như đã được nghiên cứu ở trên: nhiệt độ sấy: 800C, độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy: 12%. Điều cần lưu ý rằng lá tía tô thu hoạch về cần tránh tuyệt đối ánh nắng mặt trời vì thành phần chất màu anthocynin trong lá tía tô rất dễ bị biến đổi bởi tia tử ngoại. Do vậy, không thể làm khô nguyên liệu bằng cách phơi nắng. Độ mịn nguyên liệu có ảnh hưởng đến quá trình hòa tan khuếch tán dung môi vào nguyên liệu để chiết tách các chất chống oxy hóa. Trong thí nghiệm này, độ mịn nguyên liệu được khảo sát ở các mức: d > 2, 1 ≤ d < 2 và d < 1 mm. Kết quả khảo sát được thể hiện trên hình 4.3

Hình 4.3. Ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu đến quá trình chiết tách các chất chống ôxy hóa từ lá tía tô

(Chú thích: Những cột có màu giống nhau có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%) (phụ lục )

Từ kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên hình cho thấy, độ mịn nguyên liệu có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (p<0,0001). Về nguyên tắc độ mịn của nguyên liệu càng nhỏ thì quá trình

thẩm thấu cũng như khuếch tán các chất hòa tan vào dung môi cho hiệu suất trích lý càng cao. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ở kích thước nguyên liệu nhỏ hơn (d < 0,5 mm) nhưng không thành công vì ở kích thước này nguyên liệu quá mịn bị hao hụt nhiều trong khi xay. Độ mịn thích hợp nhất là d < 1mm vì cho hiệu suất chiết tách cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 69 - 70)