Kết quả làm giàu các hoạt chất chống oxy hóa từ cao chiết lá tía tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 77 - 78)

CHIẾT LÁ TÍA TÔ

Sau quá trình trích ly, cao chiết lá tía tô thô thu được có chứa một lượng lớn tinh dầu và các tạp chất khác (không phải các hoạt chất polyphenol và flavonoid). Do vậy, để làm giàu các hợp chất chống oxy hóa trong cao chiết, công việc đầu tiên cần làm là tách tinh dầu. Tinh dầu lá tía tô gồm chủ yếu các hợp chất không phân cực, cho nên phải sử dụng các dung môi hữu cơ không phân cực hoặc có độ phân cực thấp để tách chúng như n-hexan, ete petrol, toluen… Chúng tôi đã sử dụng 03 loại dung môi này để tiến hành khảo sát tách tinh dầu ra khỏi cao chiết thô lá tía tô. Kết quả cho thấy n-hexan là dung môi thích hợp nhất để tách tinh dầu vì với dung môi này, với 2 lần trích ly, đã tách được tương đối triệt để các hợp chất tinh dầu, trong khi đó các hợp chất chống oxy hóa polyphenol và flavonoid không bị tách theo nhiều.

Công việc tiếp theo là tách các tạp chất có độ phân cực cao (như đường hòa tan…) để làm giàu các hợp chất chống oxy hóa trong cao chiết. Do vậy, cao chiết sau khi tách tinh dầu được hòa tan trong nước, rồi dùng dung môi thích hợp để trích ly lại, thu nhận cao chiết giàu các hợp chất polyphenol và flavonoid. Các dung môi được lựa chọn sử dụng cho mục đích này là các dung môi có độ phân cực phù hợp với các hợp chất polyphenol và flavonoid là: axeton, etyl axetat và n-butanol. Tiến hành trích ly lại 02 lần. Các dung dịch trong dung môi khảo sát được cô kiệt và đem xác định hàm lượng các hợp chất polyphenol và flavonoid trong cao chiết sản phẩm. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả làm giàu các hợp chất chống oxy hóa trong cao chiết lá tía tô

Dung môi trích ly

Hàm lượng trong sản phẩm cao chiết, mg/g Polyphenol tổng Flavonoid tổng

Axeton 107,4 39,8

Etyl axetat 123,6 47,2

n-Butanol 98,9 37,5

Qua kết quả thu được tại bảng 3.3 có thể nhận thấy etyl axetat là dung môi thích hợp nhất cho việc làm giàu các hợp chất chống oxy hóa trong cao chiết lá tía tô vì với dung môi này cho hàm lượng hoạt chất polyphenol và flavonoid trong sản phẩm cao chiết cao nhất. Nghiên cứu của Hong et al. (2011) cho thấy

ethyl acetate là dung môi cho hàm lượng polyphenol và flavonoid cao nhất trong 4 dung môi được sử dụng là n-hexane, chloroform, ethyl acetate và n-buthanol khi tinh sạch dịch chiết các chất chống oxy hóa từ lá tía tô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)